gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trading Volume Pattern dùng để đo lường và ghi chép lại số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu. Trong TA trading volume pattern là một trong những trọng điểm quan trọng mà các nhà phân tích biểu đồ dùng để suy đoán ra giá của cổ phiếu sẽ dao động trong tương lai. Bởi vì sự thay đổi từ số lượng giao dịch hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động giá của cổ phiếu. Nói cách khác mỗi khi giá của CP dao động thì ngoài thị trường sẽ có 50 phần trăm traders đang thắng cuộc. Và ngược lại. Đơn giản hơn, khi giá của CP đang trên đà tăng cao thì bulls thắng, bears bại. Ngược lại khi giá của CP giảm thấp xuống thì bears cười, bulls khóc.
Blog_20121210_Annual_Volume_NYSE.jpg

Giá của CP dao động nói lên sự nhất trí của traders về phương diện giá trị giao dịch hiện tại. Cùng lúc số lượng giao dịch trong ngày thì ám thị cho cảm xúc của những traders trong cuộc. Cũng vì vậy the greater the increase in volume, the more pain in the market. Thí dụ nếu ta bỏ một con cá đang sống vaò nồi nước đang sôi. Thì chắc chắn con cá đó sẽ nhẩy tưng bừng trước khi bị nấu chín. Nhưng nếu ta bỏ nó vào một nồi nước lạnh rồi từ từdùng lử đun. Thì nó sẽ không hoang mang sợ hãi như vậy. Mà sẽ ngoan ngoãn điềm tĩnh nằm yên từ từ chờ chết. Nồi nước và con cá trong thí dụ trên cũng như số lượng giao dịch dao động cao – thấp trong ngày và cảm xúc của những traders trong cuộc.

Số lượng giao dịch trung bình trong ngày cũng như nồi nước lanh. và phản ứng của trader trong cuộc như con cá điềm tĩnh. Nếu giá của CP dao động bình thường, nay tăng lên chút – mai giảm xuống chút, thì chẳng có gì đáng mừng hay lo sợ. Thắng thua trong chậm chạp với số tiền nhỏ, thì cảm xúc của traders ít bộc phát ra. Ngược lại nếu thắng thua trong khoảng thời gian ngắn với số tiền lớn, thì cảm xúc của họ sẽ dễ dàng bộc phát. Thí dụ mỗi ngày nếu họ thua mất đi 50 đồng và thua suốt trong 20 ngày liên tiếp thì dẫu sao cũng cảm thấy dễ thích nghi hơn là trong một ngày mà bị thua đi 1000 đồng. Nói cách khác những khi số lượng giao dịch trong ngày của một CP nào đó tăng lên thật cao, cao hơn trung bình rất nhiều, thì chắc chắn có một bên, bulls hay bears, sẽ nhẩy dựng lên như con cá sống bị thả vào nồi nước đang sôi.

Nếu để ý thật kỹ sẽ thấy ra được mỗi khi giá của cổ phiếu chuẩn bị dao động. Thì trading volume đã thay đổi số lượng giao dịch trong ngày trước đó không xa. Nói chính xác hơn là số lượng giao dịch trong ngày của CP quan trọng đối với những nhà phân tích biểu đồ cũng như cây đèn giao thông xanh đỏ đối với người tài xế. Vì đây là biểu tượng cho biết trước ta phải nên làm gì, phản ứng ra sao trong một thời gian nhất định.

Thí dụ khi lái xe đến cây đèn giao thông xanh đỏ. Nhìn thấy đèn vàng thì phải nên cẩn thận, quan sát kỹ tình hình để chờ xem đèn kế tiếp sẽ là màu gì ?. Trong kinh doanh CP có thể nói đây là thời gian dùng để phân tích, hay theo dõi CP nào đó mà ta dự định sẽ vào đầu tư. Nếu một khi biết được đèn kế tiếp là màu xanh. Thì nên thu mua vào. Ngược lại nếu đèn kế tiếp là đèn đỏ. Thì phải biết dừng ngay xe lại, bán liền hết ra để sớm kết thúc phi vụ.

Trading Volume Thumb of Rule > (10 Day Avg. T/V)(1.25)

Trong technical analysis có vaì loại chỉ hiệu đặc biệt dành riêng cho sự dao động của số lượng giao dịch trong ngày như Normalized hay On Balance Volume Indicators chẳng hạn. Nhưng thông thường thì những nhà đầu tư lão luyện thường phối hợp những chỉ hiệu trên cùng với các chỉ hiệu khác như Net Field Trend, Climax hay Stochastics Indicators để suy đoán ra chiều hướng kế tiếp của giá CP sẽ dao động trong tương lai. Và như một định luật bất di bất dịch. Họ tin tưởng rằng nếu số lượng giao dịch trong ngày cao hơn 25 phần trăm nếu đem so với số lượng giao dịch trung bình của 10 ngày về trước, thì đây có thể cho là cao. Hay ngược lại, riêng tôi thì dùng On Balance Volume, Acumulation/Distribution và Climax indicator cho swing trade.

Nói cách khác một khi nhà đầu tư đang để ý đến CP nào đó. Thì hành động của họ chẳng khác nào như một con trăn đang nhẫn naị nằm chờ thời khi săn mồi.. Họ chờ xem những nhà đầu tư bên ngoài có cái nhìn ra sao về sự dao động của CP đó trong tương lai. Nếu sự nhận xác của đôi bên gần như tương tự. Thì họ sẽ nhẫn nại chờ đợi cho đến khi xác định được chiều hướng kế tiếp rõ ràng trước khi vào cuộc. Và số lượng giao dịch trong ngày là 1 trong những ám hiệu sẽ trực tiếp ám thị lên điều đó. Cũng bởi gì vậy có thể nói đây là huyền cơ của hai chữ Buy Late trong câu “Buy late, sale early”.

Trend Following Signals

Thông thường khi giá của cổ phiếu đang đi trên một chiều hướng nào đó. Either soar or sink. Cùng lúc số lượng giao dịch của ngày hôm nay cao hơn ngày hôm qua. Hay ít nhất nằm trong khuông di dịch 12 phần trăm của 10 ngày trung bình về trước. Thì ta có thể tin tưởng rằng giá của cổ phiếu ấy sẽ vẫn tiếp tục dao động theo chiều hướng hiện tại.

Nếu giá của cổ phiếu đang lập được resistance level mới. Cùng lúc số lượng giao dịch trong ngày tăng cao trên 25 phần trăm. Thì đây là hiện tượng ám chỉ cho biết giá của cổ phiếu đang retest ở đỉnh mới và có thể chuẩn bị tăng mạnh lên cao trong một ngày rất gần. Và vẫn tiếp tục đi theo chiều hướng hiện taị.

Downtrend Reversal Signals

Một khi giá cao nhất của ngày hôm nay cao hơn giá cao nhất của ngày hôm qua Nhưng giá đóng chợ của ngày hôm nay lại thấp hơn giá thấp nhất trong ngày và đóng chợ của ngày hôm qua. Cùng lúc số lượng giao dịch trong ngày lại cao hơn trung bình trên 25 phần trăm. Thì đây là điềm ám thị cho biết giá cua cổ phiếu đang chuẩn bị giảm thấp xuống lại trong một ngày rất gần. Hiện tượng nầy chỉ xẩy ra đến những cổ phiếu đang giao dịch trên đà uptrend.

Một khi giá của cổ phiếu đang dao giao dịch trên đà tăng cao vào buổi sáng. Nhưng bỗng nhiên giá của CP lại giảm thấp xuống lại trên 2 phần trăm vào cuối ngày. Cùng lúc số lượng giao dich trong ngày lại tăng cao hơn trung bình trên 25 phần trăm. Thì đây là hiện tượng ám thị cho biết giá của cổ phiếu chuẩn bị thay đổi chiều hướng hiện tại. Quây đầu chạy ngược xuống lại, hay sẽ tạm thơì dừng lại để dựng lên consolidation. Do not enter.

Nếu số lượng giao dịch hàng ngày giảm thấp xuống trong khi giá của CP đang trên đà tăng cao và đang lập ra đỉnh mới. Thì có thể CP ấy đang chuẩn bị thay đổi chiều hướng hiện tại để giảm thấp xuống lại, nhưng không nhất định. Hãy so sánh sự dao động ở các resistance levels trong quá khứ trước khi vào cuộc. Nhưng ! Dẫu thế nào đi nữa, tôi vẫn cảm thấy nhận định nầy không mấy chính xác như trong những trường hợp CP đang giao dịch ở support level hay trong thời gian downtrend. Be in mind, “It takes buying to put stocks up, but they can fall on their own weight”.

Uptrend Reversal Signals

Một khi giá thấp nhất của ngày hôm nay, thấp hơn giá thấp nhất của ngày hôm qua. Nhưng giá đóng chợ của ngày hôm nay lại cao hơn giá cao nhất trong ngày hay đóng chợ của ngày hôm qua. Cùng lúc số lượng giao dịch trong ngày lại cao hơn trung bình trên 25 phần trăm. Thì đây là điềm ám thị cho biết giá của cổ phiếu đang chuẩn bị tăng cao lên lại trong một ngày rất gần. Hiện tượng nầy chỉ xẩy ra đến những cổ phiếu đang giao dịch trên đà downtrend

Một khi giá của cổ phiếu đang trên đà downtrend và đang giao dịch ở support level hay lập ra đáy mới. Cùng lúc số lượng giao dịch trong ngày đang ở mức trung bình hay cao hơn chút ít. Nhưng bỗng nhiên số lượng giao dịch lại giảm thấp xuống trên 40 phần trăm. Thì đây là hiện tượng ám chỉ cho biết giá của cổ phiếu đó có thể sẽ tăng cao lên lại trong những ngày gần sau đó. Và đây là cơ hôi. lý tưởng để vào long sale.

Nếu giá của CP đang lập support level mới. Cùng lúc số lượng giao dịch trong ngày tăng cao gấp đôi ba lần nếu so với số lượng giao dịch trung bình của 10 ngày về trước . Thì đây là hiện tượng cho biết giá của CP đang retest ở đáy mới và cơ hội sẽ tăng cao lên lại rất cao. Hãy nhẫn nại chờ đợi cho đến khi số lượng giao dịch trong ngày trở lại bình thường. Nói cách khác hãy chờ cho những nhà đầu tư bên ngoài cool down và đến khi xác định được chiều hướng rõ ràng mới vào cuộc. Nên nhớ, a “climax bottom” is almost always retest on low volume.
Theo hocchungkhoan
 
×
Quay lại
Top