Vì sao những nhà vô địch Olimpia không về Việt Nam làm việc?

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Chương trình truyền hình "Đường lên đỉnh Olympia" trên VTV3 đã tìm được rất nhiều người giỏi để đào tạo ở nước ngoài. Nhưng vì sao phần đông những thủ quân ấy lại không chọn con đường về nước lập nghiệp mà quyết định gắn bó với trời Tây?


651fca45e7dd7b.img.jpg
Lê Vũ Hoàng đăng quang năm thứ 6, đang làm nghiên cứu Tiến sĩ tại Úc. Cả hai vợ chồng anh đều đang sống và làm việc tại đây.
Nên về hay ở!

Sau bài viết “Các nhà vô địch Olympia thuở đầu tiên giờ ở đâu?” được đăng tải, hàng trăm ý kiến của bạn đọc đã gửi về GiadinhNet, bày tỏ băn khoăn tại sao những nhà vô địch Olympia này lại không về nước làm việc, đóng góp sức mình xây dựng đất nước.

Độc giả Thùy Vân cho rằng đây chính là hiện tượng chảy máu chất xám: “Đọc bài báo mà thấy buồn, các bạn đều là những học sinh giỏi nhất nước, giành được học bổng và đi du học rồi ở lại đó làm việc và cống hiến cho đất nước họ luôn. Sao chẳng có ai về VN làm việc? Họ hứa rằng khi VN có điều kiện tốt hơn sẽ về? Bây giờ đang khó khăn mới cần những người tài năng góp sức cho đất nước, chứ đợi đến lúc VN tốt hơn các bạn về mà hưởng thụ à??? Một cuộc thi nghe thì thấy hoành tráng vậy nhưng phải chăng là hiện tượng chảy máu chất xám? Chán. Tự nhiên cứ như thể mình lựa chọn những người tài giỏi nhất đất nước để dâng cho nước bạn.”
Trong khi đó, độc giả Thanh Huyền bức xúc: “Tình trạng chảy chất xám... Sao các anh chị ấy không về góp công sức xây dựng cho đất nước Việt Nam mình nhỉ? Năm xưa các anh hùng đã không ngại khó ngại khổ để giành độc lập xây dựng đất nước hoà bình, các anh chị ấy đã được nhà nước tạo cơ hội để học tập tốt rồi vậy mà không nghĩ lại, hay là vì lương bổng ở nước ngoài hấp dẫn hơn?”
Độc giả Nguyên Tuyên thất vọng: “Từ nhỏ tôi đã rất thích chương trình Olympia nhưng qua bài báo tôi lai thấy thất vọng về chương trình. Vì chương trình đã tìm kiếm nhân tài của VN đi qua Australia rồi còn đâu. Thật là thất vọng.”

Trước những ý kiến chê trách các nhà vô địch Olympia, nhiều độc giả cũng bày tỏ sự thông cảm với các nhà leo núi và lý giải lý do không về nước của họ.

Thật ra các bạn đấy sinh sống và lập nghiệp ở đấy hoàn toàn không sai. Trả có lí do gì để họ phải về quê hương cả. Làm nhà nước nếu ở cơ quan nào có hiện tượng "con ông cháu cha" thì liệu họ có lên nổi không? Nói cho cùng chảy máu chất xám là điều đương nhiên.” – độc giả Nguyễn Đức Đông nêu ý kiến bênh vực.

Độc giả Tri Thức Trẻ thì thẳng thắn đưa ý kiến: “Nếu các bạn trẻ này về VN thì các bạn sẽ làm gì với điều kiện vật chất thiếu thốn, tư tưởng và chính sách còn hạn chế. Muốn không chảy máu chất xám thì phải có sự thay đổi. Điều đáng mừng là chúng ta không vô cảm. Ý thức dân tộc vẫn chảy trong mỗi người dân Việt.”

Làm sao để trở về?

Ngược lại, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, nước ta đang còn nghèo nên mới cần sự đóng góp của những người tài. Nếu đợi đất nước giàu rồi, phát triển rồi mới về thì cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

Độc giả Kiều Anh bộc bạch: “Rất nhiều người giỏi họ vẫn ở Việt Nam họ cũng sống rất tốt đấy chứ, cứ giỏi là phải ở nước ngoài mới phát huy được sao? Nếu ai giỏi cũng ở nước ngoài hết còn ai ở VN để xây dựng đất nước.”

“Lẽ ra Việt Nam nên có những chính sách mở để chào đón những nhân tài đã được chọn lọc và uơm mầm đó. Phải suy nghĩ và định hướng lâu dài hơn.” – độc giả Mộng Nguyễn hiến kế.

Tuy nhiên cũng rất nhiều ý kiến tỏ ra thông cảm, là nên tôn trọng quyền quyết định cá nhân của mỗi người. “Mỗi người đều có quyền lựa chọn cuộc sống của chính mình và gia đình mình. Dù các bạn ấy ở bất kỳ đâu nhưng các bạn ấy không làm gì trái đạo đức, trái pháp luật và luôn hướng về tổ quốc là được rồi. Đừng trách móc các bạn ấy mà phải xem lại chế độ, chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam. Nên có môi trường tốt để các bạn ấy phát huy chất xám của mình, không nhất thiết phải là ở Việt Nam. Tôi tự hào vì Việt Nam có những nhân tài như các bạn.” - Độc giả Vân Anh bày tỏ quan điểm mở đường.

Bạn Phạm Cẩm Lệ cũng cho rằng việc các bạn ở lại nước ngoài là bình thường: “Họ làm việc bên đấy nhưng luôn hướng về VN là đc rồi. Nếu chính sách trọng nhân tài của Việt Nam tốt thì họ không bao giờ ở lại đất nước đó.”

Bạn đọc Hiền Nguyên khẳng định làm việc ở đâu cũng được VN hay nước nào đó không quan trọng, quan trọng là họ đã và sẽ cống hiến được gì cho xã hội, cần phải thay đổi suy nghĩ phải trở về làm VN mới là yêu nước.

Theo Xaluan
 
Vì quê hương đã ko là chùm khế ngọt trong trường hợp này. Lấy ví dụ GS. Ngô Bảo Châu mà về nước làm việc thì lương cao nhứt cũng chỉ là 5 chai. Ở nước ngoài có điều kiện phát triển mình và cả tương lai của con mình. Yêu quê hương ko nhất thiết là về bó buộc với quê hương,mà thành công ở nước ngoài rồi giúp đỡ nước nhà theo cách như GS. Ngô Bảo Châu đã làm chẳng hạn. Với lại nghe nói hay có đố kị và quen biết/bè cánh
 
×
Quay lại
Top