Sử Vì sao Đổi mới ở nước ta là vấn đề mang tính sống còn?

phanvanhoan

Thành viên
Tham gia
27/11/2012
Bài viết
5
Vì sao Đổi mới ở nước ta là vấn đề mang tính sống còn?
Về tình hình trong nước :Là một nước nôngnghiệp lạc hậu lại vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với hậu quả nặng nề, màtiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, đây là con đường mới mẻ, đầykhó khăn và thử thách.Trong thời gianthực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985), Đảng và nhân dân ta vừa làm,vừa tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên CNXH. Trong quá trình đó, cách mạngXHCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đờisống xã hội. Song, cách mạng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém, đất nướclâm vào tình trạng khủng hoảng, gay gắt nhất là từ giữa những năm 80, trước hếtlà khủng hoảng kinh tế-xã hội, lạm phát tăng cao… Một trong những nguyên nhâncơ bản của tình trạng đó là do ta mắcphải những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sailầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.Sai lầm của tathể hiện trước tiên trong sự nôn nóng tiến thẳng lên CNXH, đề ra phương châmtiến lên CNXH một cách duy ý chí : nhanh,mạnh, vững chắc… không tuân thủ tính trình lịch sử, vi phạm quy luật kháchquan.Trong cải tạo, ta nôn nóng cải tạonhanh, theo kiểu “chiến dịch”, đồng nhất cải tạo với xoá bỏ, mong muốn xoá bỏnhanh, “dứt điểm” các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, bất kể nó còn haykhông còn thúc đẩy sản xuất, sai phạm nguyên tắc tự nguyện…Đồng thời với việc xoá bỏ cácthành phần kinh tế phi XHCN là việc xác lập nền kinh tế XHCN với 2 thành phầnkinh tế chủ yếu là quốc doanh và hợp tác xã, duy trì 2 hình thức sở hữu là nhànước và tập thể, nên đã không tạo ra được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tếquốc dân nhiều thành phần.Trong công nghiệp hoá, ta nôn nóng muốnđẩy mạnh quá việc xây dựng công nghiệp nặng, ưu tiên phát triển công nghiệpnặng, muốn hiện đại hoá nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu nhanh chóng trở thành nềnkinh tế công-nông nghiệp hiện đại nên đã đầu tư nhiều vốn, kĩ thuật, lao động,xây dựng theo quy mô lớn nhiều cơ sở công nghiệp nặng, nhiều công trình côngcộng trọng điểm trong khi đất nước còn đang khó khăn, chưa có đủ những tiền đềcần thiết.Trong xây dựng kinh tế, ta chủ trươngphát triển nền công nghiệp hiện vật với 2 thành phần chủ yếu là quốc doanh vàhợp tác xã, có nhiều thành kiến với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đồngnhất kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với TBCN… Nền kinh tế hiện vật lại đặtdưới sự quản lí kiểu hành chính, tập trung quan liêu bao cấp của Nhà nước.Sai lầm còn thể hiện ở việc đặtra các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước nhiều mục tiêu, chỉ tiêuvới tư tưởng chủ quan, nóng vội, quá cao so với khả năng thực tế của đất nước…ðNhững sai lầm đó đã gây và làm trầm trọng thêm tình hình khủng hoảng kinh tế-xãhội, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của quần chúng, không tạo rađược động lực mạnh mẻ thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế-xã hội…Để khắc phục sailầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng XHCNtiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.Về tình hình thế giới :Đứng trước nhữngthay đổi to lớn, toàn diện của tình hình thế giới và những thay đổi trong quanhệ giữa các nước do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật; xuthế toàn cầu hoá ngày càng mở rộng… nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàndiện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nướcta phải tiến hành đổi mới.ðNhư vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với XHCN ở nướcta, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.Thế giới ngày nay đang nhanh chóng đổi mới, CNXH cũng phải phấn đấu đểchứng minh tính ưu việt về mọi mặt so với CNTB trên thực tế. Đối với cộng đồngcác nước XHCN, đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đápứng nhu cầu ngày càng cao và chính đáng của nhân dân. Đổi mới đối với nước talà cấp thiết, mang tính sống còn, yêu cầu đó vừa là đòi hỏi bên trong của tìnhhình nước ta, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại”. [TrườngChinh, 10-1985]Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc quantrọng đánh dấu bước chuyển biến đất nước sang thời kì đổi mới.
 
tớ đang cần tìm tài liệu thi hết môn lịch sử việt nam c ạ,có ai có bài giảng đại học k?
môn lịch sử việt nam đại cương ý
 
×
Quay lại
Top