Vài nét về phương pháp nghiên cứu môn xã hội học

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1. Điều tra thực tế.

Là quá trình thu thập dữ kiện hoặc thông tin. Việc thu thập dữ kiện có thể được coi là thành phần khách quan của khoa học (ở đây có phần nào đơn giản hóa quá đáng, bởi lẽ vẫn cần có khía cạnh lô-gích). Các kĩ thuật thu thập dữ kiện cho phép chúng ta tìm ra cái gì xảy ra chung quanh ta. Chúng có thể được sử dụng để kiểm tra một lý thuyết xung hoặc để tiến hành một cuộc khảo cứu thăm dò.

Mọi cuộc điều tra điều tra đều có bốn phần chính.
  1. Vấn đề nghiên cứu,
  2. Phương pháp
  3. Kết quả
  4. Kết luận.
1. Vấn đề nghiên cứu.

  • Đây là một nhận định về cái mà nhà điều tra muốn tìm ra.
  • Nếu đó là việc kiểm tra một lý thuyết, thì có thể đây là một nhận định tiên đoán với các kết quả.
  • Một lời tiên đoán như thế được gọi là một giả thuyết.
-Mặt khác, những cuộc khảo cứu thăm dò lại có thể chứa đựng một nhận định về vấn đề.
-Cả hai đều có thể nhận biết các nhân tố cần được xem xét.

2. Các phương pháp.

•Mục này liệt kê các bước chính xác cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đã được đặt ra trước. Bản thân các phương pháp phải làm thế nào để cung cấp thông tin mà vấn đề đòi hỏi. Ở đây, việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi về:Mẫu điều tra hay là nguồn thông tin - đây là sự mô tả các cá thể hoặc đối tượng và cách mà chúng được chọn;

•Các biến lượng hay các nhân tố cần được đo lường;
•Các công cụ được sử dụng để đo lường;
•Phương cách mà dữ kiện sẽ được phân tích, (chẳng hạn sử dụng các trắc nghiệm thống kê).

3. Các kết quả.

• Kết quả là sản phẩm của các phương pháp.
• Chỉ có các dữ kiện (các sự kiện được quan sát) và các kết quả của mọi trắc nghiệm thống kê mới được đưa vào phân kết quả.
•Thông tin có thể được trình dưới hình thức nhận định mô tả mà không lý giải, dưới hình thức biểu bảng và biểu đồ.
• Phần kết quả chỉ bao gồm những tư liệu thuộc về sự kiện mà thôi.

4. Các kết luận

•Phần kết luận giải thích các kết quả. Chính là điểm này mà cuộc nghiên cứu đưa ra:
•Một sự đánh giá về các phát hiện liên quan tới vấn đề nghiên cứu;
•Những vấn đề có thể có do phương pháp cụ thể gợi lên.
•Việc lý giải và khái quát hóa, nếu có thể được đưa ra.
•Về căn bản các kết luận trả lời cho câu hỏi “như vậy thì sao?”.Đó là một câu hỏi hết sức quan trọng.

2. Cách thức tiến hành khảo sát Xã hội học.
Trong khi tiến hành nghiên cứu Xã hội học , chúng ta phải thực hiện rất nhiều các thao tác khác nhau.

• Từ những thao tác đó, có thể tạm chia tiến trình điều tra thành 3 giai đoạn:

Các giai đoạn

Giai đoạn 1: chuẩn bị.

•Giai đoạn 2: tiến hành điều tra.

•Giai đoạn 3: xử lý và giải thích thông tin.


1/Giai đoạn chuẩn bị:


1. Vấn đề điều tra (đối tượng điều tra)
. Ví dụ vấn đề cần nghiên cứu (“lối sống, định hướng giá trị”, nhu cầu tiêu dùng).
2. Khách thể điều tra (ai là người được hỏi - những tiêu chí).
3. Phương pháp sẽ tiến hành (các kĩ thuật thu thập thông tin).
4. Xác định giả thuyết công tác.

•Giả thuyết là giả định chủ quan của người điều tra.
•Giả thuyết là cơ sở để cho biết chúng ta cần phải thu được những thông tin gì trong cuộc điều tra
-->Vì vậy khâu xây dựng giả thuyết cực kì quan trọng. Giả thuyết đúng hay sai sẽ do chính số liệu của nghiên cứu chứng minh.
•Sau cuộc điều tra giả thuyết sẽ được thừa nhận hay bác bỏ.

5. Xây dựng mô hình lý luận: giúp chúng ta khái quát hóa vấn đề đưa ra các lý giải có tính khoa học (lí luận Xã hội học chuyên ngành là mô hình lí luận giúp chúng ta hiểu được bản chất của su vật).

- Mô hình lí luận chính là khuôn mẫu, là cái khung để chúng ta có thể sắp xếp các số liệu rời rạc thành hệ thống thống nhất.

6. Thao tác hóa các khái niệm: Trong khi xây dựng giả thuyết và xây dựng mô hình lí luận các nhà Xã hội học phải trình bày một loạt các khái niệm và phải “thao tác hóa các khái niệm” tức là làm đơn giản hóa các khái niệm Æ làm cho chúng trở thành tiêu chi, những chỉ báo có thể đo lường được .

7. Từ những vấn đề đã xác lập trên, mới có thể tiến hành xây dựng phương án thu thập thông tin. Ở đây, nếu lựa chọn phương pháp nào ta sẽ có phương án thu thập thông tin tương ứng (danh mục các vấn đề phỏng vấn hay bảng hỏi in sẵn).


8. Điều tra thử:
Mục đích điều tra thử là để chuẩn hóa bảng câu hỏi

2/ Giai đoạn tiến hành điều tra:

Bắt đầu cuộc điều tra thật.

- Đã có sự tiếp xuc với đối tượng.
- Huấn luyện điều tra viên trước.
==>Tiêu chuẩn điều tra viên: trình độ học vấn, khả năng giao tiếp trung thực.( vấn đề đạo đức nghiên cứu)
3/Xử lý và giải thích thông tin.
Sưu tầm
 
×
Quay lại
Top