‘Ủng hộ cho học sinh 15 tuổi đi xe máy’

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
PGS Văn Như Cương ủng hộ đề xuất cho học sinh 15 tuổi đi xe máy vì cho rằng nó đáp ứng nhu cầu thực tế của một bộ phận học sinh hiện nay.

894573-851934fe0a5ef1-img.jpg

Có nên cho học sinh 15 tuổi đi xe máy?

Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia nêu đề xuất nghiên cứu hạ độ tuổi cho phép đi xe máy xuống 15 tuổi.

Theo ông Hiệp, mặc dù cấm người dưới 16 tuổi đi xe máy nhưng hiện tượng này vẫn diễn ra phổ biến. Học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường dùng đủ kiểu “lách luật” khiến cơ quan chức năng cũng như gia đình, nhà trường không kiểm soát nổi. Trong khi đó, thể trạng của độ tuổi này bây giờ tốt hơn trước rất nhiều, có thể điều khiển được xe máy an toàn.

Vấn đề đặt ra là phải yêu cầu những học sinh này đi học, thi lấy bằng lái xe chứ không được "đi trộm", không học hành gì như bây giờ, vì như vậy sẽ gây mất an toàn cho chính họ và những người tham gia giao thông khác.

Trao đổi với pv, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh cho biết, ông ủng hộ đề xuất này vì nó đáp ứng nhu cầu thực tế của một bộ phận học sinh hiện nay. Việc cấm hay không cấm không có tác dụng về việc ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông, vấn đề là công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

“Thực tế nhiều học sinh đi học cách nhà hàng chục km, như trường tôi có em ở bên Gia Lâm sang trường 15 - 20km. Nếu không đi xe máy, các em đi xe đạp, xe bus đều rất vất vả. Vì thế, nhiều lúc phụ huynh biết cho con đi xe máy là phạm luật nhưng vẫn phải cắn răng giao xe cho con đi không thì muộn học. Hơn nữa, với quy định như hiện nay, việc quản lý học sinh đi xe máy rất khó. Nhà trường chỉ quản lý được việc không cho các em đi xe đến trường nhưng nếu các em gửi ở nhà dân hay sử dụng xe máy để đi chơi thì chúng tôi không thể quản nổi”, ông Cương phân tích lý do ông ủng hộ đề xuất cho học sinh 15 tuổi đi xe máy.

Về lo ngại học sinh 15 tuổi đi xe máy không an toàn, theo ông Cương, vấn đề mấu chốt là công tác quản lý việc cấp phép bằng lái xe và tuyên truyền giáo dục ý thức, luật an toàn giao thông cho học sinh. Còn với những em ý thức kém thì ngay cả đi xe đạp cũng lạng lách, tụm 5 tụm 3, đi một bánh, diễn xiếc trên đường, cũng nguy hiểm và cản trở giao thông.
Cho phép học sinh đi xe máy thì phải cho các em thi lấy bằng lái xe. Khâu này phải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ, nếu các em đủ điệu kiện thì mới cấp bằng. Về phía nhà trường, chúng tôi sẽ phải làm mạnh hơn công tác tuyên truyền, giáo dục luật lệ giao thông và ý thức sử dụng an toàn phương tiện giao thông. Gia đình và nhà trường thường xuyên nhắc nhở các em, như vậy sẽ hơn là nhiều lúc gia đình tặc lưỡi để cho các em đi dù biết là vi phạm pháp luật”, ông Cương nói.

Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Khang, văn phòng Luật sư Hà Nội cho rằng, việc cho phép học sinh 15 tuổi đi xe máy là không nên, nó có thể làm gia tăng tỷ lệ học sinh tai nạn giao thông, cản trở giao thông.

Đúng là bây giờ do được ăn uống tốt nên lứa tuổi 15-16 tuổi, sức khỏe tốt hơn, khả năng điều khiển phương tiện giao thông tốt hơn nhưng đặc điểm tâm lý của trẻ em ở lứa tuổi này còn hiếu động, thích đua đòi, thể hiện những động tác mạnh và chưa biết kiềm chế hành động của mình. Vì thế, nhóm này dễ gây tai nạn, cản trở các phương tiện giao thông trên đường.

Với quy định hiện nay, nếu gia đình, nhà trường và xã hội gắn kết với nhau thì vìệc ngăn chặn học sinh đi xe máy không khó. Phụ huynh biết độ tuổi đó không được đi xe thì cương quyết không giao xe cho đi, các nhà dân ở gần cổng trường không cho học sinh gửi xe, nhà trường xử nặng những trường hợp vi phạm thì chắc chắn sẽ giảm tối đa yếu tố tiêu cực”,
ông Khang đưa quan điểm.

Cũng theo ông Khang, việc cho phép học sinh đi xe máy sẽ vênh với nhiều điều luật khác nên nếu thay đổi thì sẽ liên quan đến sự thay đổi nhiều quy định pháp luật, các điều khoản xử lý hình sự.
Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top