Tuyệt chiêu trở thành người giao tiếp cuốn hút

Shino chan

╰(*´︶`*)╯
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2017
Bài viết
2.225

Có những người luôn được mọi người khen là có duyên ăn nói, nhưng cũng có không ít người bị chê thiếu muối, nhạt nhẽo, vô vị. Vậy làm cách nào để người đối diện chú ý đến mình hoặc không rời mắt khỏi mình?

1. Học hỏi nhiều kỹ năng mới

9-cach-giup-ban-het-nhat-nheo-va-tro-nen-thu-vi-hon-413234.jpg

Giúp đỡ mọi người xung quanh chắc hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn nhưng để làm được điều đó, tất nhiên bạn cần phải có kiến thức nhất định, tự mình trau dồi nhiều kĩ năng mới. Khi đó, vai trò của bạn sẽ vô cùng quan trọng, trở thành tâm điểm chú ý của mọi người xung quanh.

2. Học cách kể một câu chuyện thật tốt

Có những người có học thức rất tốt, là người từng trải, vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Thế nhưng, họ lại vẫn là người kém hấp dẫn, nhàm chán. Lý do vì sao ư? Chỉ vì họ không biết cách kết nối, không biết dẫn dắt câu chuyện của mình đến mọi người.

Muốn được mọi người chú ý, thì bên cạnh việc có một câu chuyện hay, nội dung thú vị thì cách diễn đạt, giọng đọc cũng là những yếu tố thu hút mọi người xung quanh.

Để trở thành người có khả năng kể chuyện tốt có 2 cách, cách đầu tiên là lắng nghe thật nhiều, nghe xem những người biết kể chuyện nói những gì, họ diễn đạt trải nghiệm của mình ra sao. Cách thứ 2 là đọc thật nhiều, dần dần bạn sẽ làm quen được với cách giao tiếp giúp mọi người chú ý đến bạn hơn.

3. Có một số câu chuyện hay và sẵn sàng để chia sẻ nó

Có thể bạn đã biết cách kể chuyện, thế nhưng bạn không thể gặp 10 người mà chỉ kể một câu chuyện duy nhất. Hãy chuẩn bị cho mình một số câu chuyện để giao lưu, đối đáp với người khác.

Hãy học tập những diễn viên kịch hay người dẫn chương trình truyền hình. Họ không lên sóng, lên sân khấu và nói bừa bãi những gì mình nghĩ ra trong đầu, mọi thứ đều có kịch bản và họ đều “xem qua” kịch bản của mình trước khi đối đáp, phát biểu trước người khác. Hãy có sẵn 3 loại chuyện: giải trí, có tính thông tin và những câu chuyện buồn để luôn sẵn sàng “tiếp đón” bất kì người nào bạn gặp.

4. Không ngừng cập nhật thông tin

tuyet-chieu-tro-thanh-nguoi-giao-tiep-cuon-hut-khong-bi-nhat-nheo-bfea01.jpg

Bạn sẽ làm gì khi mọi người cùng bình luận về một tấm hình vui nhộn nào đó, được cộng đồng mạng truyền tay nhau đã lâu nhưng bạn chẳng biết tí gì về nó?

Mọi người cười ồ lên còn bạn nghệt mặt ra nhìn và xôn xao hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào mạng xã hội nhưng thỉnh thoảng cũng nên cập nhật thông tin xem mọi người đang bàn tán chuyện gì, những loại từ ngữ mới mà mọi người đang dùng để hiểu được câu chuyện của người khác và cũng góp phần tạo nên vốn sống phong phú, tạo ra câu chuyện của chính bạn và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

5. Hãy nói lên suy nghĩ của mình

tuyet-chieu-tro-thanh-nguoi-giao-tiep-cuon-hut-khong-bi-nhat-nheo-8446bf.jpg

Những người thú vị sẽ có những chính kiến riêng của bản thân, nên họ cũng không ngại bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề gì đó. Nếu bạn cứ im lặng trước những gì người khác nói, thì họ sẽ nhanh chóng chán ngán bạn mà thôi.

Khi tranh luận hoặc đưa ra ý kiến của bản thân, hãy nói một cách nhẹ nhàng, lịch sự để người nghe dễ hiểu và cảm thấy được tôn trọng, từ đó tạo nên sự gắn kết, giúp bạn trở thành người thú vị hơn trong mắt mọi người.

6. Cách sử dụng từ ngữ để nói chuyện hài hước

Bạn có để ý thấy rất nhiều câu chuyện nhàm chán trở nên hấp dẫn chỉ vì từ ngữ đã được thay đổi bằng những từ độc đáo, thú vị, ngộ nghĩnh hơn? Hay đơn giản, nhiều người học cách nói chuyện hài hước bằng việc sử dụng các từ ngữ có tính tạo hình, gợi cảm xúc… để câu chuyện trở nên sinh động hơn.

Tiết tấu câu chuyện là một phần của nghệ thuật nói chuyện hài hước. Đó là sự nhanh chậm, ngắt giọng đúng lúc để tạo ra một nhịp điệu phù hợp, tạo tính hài cho câu chuyện. Bên cạnh đó, giọng điệu cũng là một yếu tố bạn nên lưu ý để câu chuyện trở nên vui vẻ hơn.

Câu chuyện vui thường được kể với giọng cao, nhịp điệu nhanh.

Câu chuyện buồn thường bị ngắt quãng nhiều lần, kể với tiết tấu chậm hơn, giọng cũng trầm hơn (xuống giọng) và bạn hoàn toàn có thể làm chủ các tiết tấu, giọng điệu này nếu muốn.

7. Chú trọng người nghe

Những người thú vị được đề cao không chỉ lối nói chuyện hài hước mà còn ở việc dùng sự hài hước đúng chỗ. Đừng cố pha trò khi đối tượng nói chuyện là người lớn tuổi, thích nghiêm túc, hoặc khi người ta đang có tâm trạng. Bạn sẽ chỉ trở thành một kẻ pha trò vô duyên mà thôi.

8. Hãy tận dụng những thứ kì quặc của bản thân

tuyet-chieu-tro-thanh-nguoi-giao-tiep-cuon-hut-khong-bi-nhat-nheo-e0435f.jpg

Trở nên thú vị cũng có liên quan tới những yếu tố độc đáo, kì lạ mà chỉ một mình bạn có. Ví dụ như một người có điệu cười không đụng hàng, khóc nhè, đỏ mặt, chớp mắt… được đánh giá là người thú vị. Lý do vì sao ư? Vì họ mang tới sự khác biệt, nó là thứ khiến người đối diện chú ý.

9. Phải có niềm đam mê với một điều gì đó

tuyet-chieu-tro-thanh-nguoi-giao-tiep-cuon-hut-khong-bi-nhat-nheo-e843ce.jpg

Sáng dậy, đánh răng rửa mặt rồi tới công ty, nói cùng một tông giọng với tất cả mọi người, ít tham gia các buổi tiệc tập thể, không có mong muốn phát triern sự nghiệp… Thật sự bạn ít có đam mê hay hứng thú với một thứ nhất định nào đó.

Mà một khi con người không có sở thích hay đam mê riêng. Họ sẽ rất dễ bị lẫn vào đám đông. Bởi trong đám đông kia, chỉ cần “kéo nhẹ ra” cũng có một tá người giống bạn. Đam mê thứ gì đó là lời khẳng định “tôi khác biệt, tôi thật sự thú vị”

Thế nào, đọc xong những dấu hiệu về “sống nhạt” này bạn có thấy mình ở trong đó không? Thực chất, ai chẳng có lúc hơi “thiếu muối” một chút, cứ vô tư đi, cuộc sống vẫn trôi dù có chuyện gì xảy ra mà. Hãy thư giãn bản thân, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, học cách chăm sóc bản thân, rồi cuộc sống của bạn sẽ rực rỡ đa sắc hơn thôi!

Theo Bestie
 
×
Quay lại
Top