Tuyển tập Thạch Lam - Truyện Ngắn Cực hay

minhducbg

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/5/2018
Bài viết
215
Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng trong nhóm “Tự lực văn đoàn”. Ông nổi tiếng với phong cách viết văn lãng mạn, giọng văn giàu chất thơ, nhưng không hề ủy mị như các nhà thơ, nhà văn tiểu tư sản cùng thời.

Trong khi đề tài quen thuộc của nhóm “Tự Lực văn đoàn” là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.


thachlam.jpg


Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng...mà truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mà chúng ta đã được tìm hiểu trong SGK Ngữ Văn 11 là một ví dụ điển hình.

jUWqEAD.png

Chính vì vậy, mà rất nhiều nhà văn nổi tiếng đã có những nhận xét rất hay về Thạch Lam.

  • Nhà văn Nguyễn Tuân:
Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê.

Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.. (Bài viết về Thạch Lam, in ở cuốn sách “Tuyển tập Thạch Lam”, tr.323)


kYanITk.png

  • Nhà văn Vũ Ngọc Phan:
Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy...(Nhà văn hiện đại [tập 2], tr.1060)

  • GS. Phong Lê:
Thạch Lam có quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn chương: "Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".

Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này.

Ở tư cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi”. (Theo https://phongdiep.net)
Nguồn bài review: https://tintuc.hoc247.vn


tuyen_tap_truyen_ngan_thach_lam__thach_lam.jpg


upload_2018-5-31_1-3-6.png

Muốn đọc bản PRC các bạn đọc bài viết sau:
https://quantrimang.com/file-prc-la-gi-lam-the-nao-de-mo-file-prc-118484


Kho sách, kỹ năng sống cực khủng cho các bạn thử xem 1 lần nhé ~^o^~: bit.ly/2Ikt7wj
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top