Tư vấn tâm lý học đường cần được quan tâm

allstar

Thành viên
Tham gia
25/6/2012
Bài viết
0
Tư vấn tâm lý học đường là việc làm cần thiết, là nhu cầu không thể thiếu được đối với các bạn tuổi ô mai, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay. Tỉ lệ học sinh gặp khó khăn do áp lực của thi cử, số lượng bài vở, sự kỳ vọng của gia đình là rất lớn. Thực tế cho thấy do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế – xã hội ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng tiêu cực bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với sự bùng bổ của công nghệ thông tin, game online – các trò chơi mang tính bạo lực ngày càng gia tăng, các em học sinh thường có rất nhiều những khúc mắc trong tâm sinh lý, trong các mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè và xã hội nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường. Căng thẳng không được giải tỏa, các em có thể bị stress, trầm cảm, lo âu hoặc có những hành vi lệch lạc. Không ít vấn đề về tâm lý học trò gặp phải xuất phát từ chính mối quan hệ gia đình. Các em bị “sốc” khi bố mẹ ly hôn, bố mẹ thường xuyên chửi bới, đánh đập nhau, hay có em vô tình chứng kiến cảnh bố hoặc mẹ ngoại tình… Lúc này, các em tìm đến tư vấn tâm lý mong nhận được sự giúp đỡ.
t%C6%B0-v%E1%BA%A5n-t%C3%A2m-l%C3%BD.jpg

Khảo sát trên 450 học sinh THCS tại thành phố Long Xuyên (An Giang) cho thấy tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện tương đối cao: 9,84% học sinh bị trầm cảm và 7,87% học sinh bị lo âu ở mức độ không bình thường. Yếu tố có ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe tâm thần của học sinh là áp lực học tập, đặc biệt trong các kỳ thi (82,12% số ý kiến đồng tình). Những yếu tố khác là: cha mẹ thường la mắng khi các em làm một việc sai (79,48%), lượng bài tập quá nhiều không thể kham nổi (65,38%) (số liệu thống kê năm 2012 của thạc sĩ Trần Thị Huyền)
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Diệp ( Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội) cho rằng: “Tại các trường học, từ mầm non đến phổ thông, những vấn đề tâm lý ngày càng gia tăng, nhưng gần như 100% các trường hiện không cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý học đường tại chỗ”.

Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường để giải quyết những tâm tư, thắc mắc, bức xúc của học sinh là sực cần thiết. Nhiệm vụ chính của phòng tư vấn tâm lý học đường cùng các tư vấn viên là tham gia vào việc phòng ngừa những khó khăn, thất bại trong học tập cũng như trong đời sống tinh thần của học sinh, giúp cho học sinh giải tỏa được những khúc mắc trong đời sống, có thành tích tốt hơn trong học tập.
Khi trường có phòng tư vấn tâm lý thì những vấn phản ảnh, bức xúc của học trò về thầy cô, nhà trường giảm hẳn. Có thể phòng tư vấn đã phát huy được hiệu quả giải tỏa bức xúc của học sinh, hơn nữa khi có phòng tư vấn thì giáo viên trong trường cũng biết tự “điều chỉnh” mình hơn.
Tag:so dien thoai tu van tam , trieu chung hiv , hien tuong co thai , Máy lọc nước RO, Tư vấn sức khỏe sinh sản online, suc khoe tinh duc.
 
×
Quay lại
Top