Truyền thuyết về Valentine's Day

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nguồn gốc của Ngày Tình Yêu. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine, một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02 năm 269 trước công nguyên, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của tình yêu.

Truyền thuyết cũng kể rằng thánh Valentine đã để lại một bức thư ngắn để tạm biệt con gái của người cai ngục mà trước đó đã trở thành bạn của ông. Bức thư kí tên ông và đề bên dưới " Valentine của em". Có một số chi tiết khác của câu chuyện cũng cho biết thánh Valentine là một thầy tu ở điện thờ dưới thời bạo chúa Claudius. Bạo chúa Claudius sau đó đã tống giam ông vào ngục do ông đã dám thách thức ông ta.

Năm 496 TCN, giáo hoàng Gelasius đã quyết định lấy ngày 14 tháng 2 để tưởng nhớ tới thánh Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo trợ của những đôi tình nhân. Người ta kỉ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà như hoa và kẹo.

Thông thường, người ta cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ mang tính chất bạn bè hoặc một buổi khiêu vũ. ở Mỹ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentine đầu tiên và các bưu thiếp Valentine mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, bang Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cuốn hút của cái đẹp của ngày Thánh Valentine vẫn được duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình và trẻ con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentine ở trường học.

Lịch sử ngày Valentine


thanhvalentine.jpg


Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.

Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN.

Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này.

Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây.




truyen%20thuyet%20V%201.jpg


Tuy vậy, dù sự thật có là thế nào đi nữa thì những người yêu nhau trên thế giới vẫn xem tháng 2 là tháng của yêu thương và ngày 14-2 hàng năm là ngày dành riêng cho những đôi lứa đang yêu.

Ngày nay, Giáo hội Thiên chúa đã công nhận ít nhất là 3 vị thánh khác nhau có tên là Valentine hay Valentinus, tất cả những vị này đều là những người đã tử vì đạo.

Một truyền thuyết cho rằng Valentine là một linh mục đã phụng sự trong thế kỉ thứ ba ở Rome (La mã cổ đại). Khi hoàng đế Claudius II quyết định những người đàn ông tốt hơn là nên đi lính và ra chiến trường để phục vụ chiến tranh, thay vì ở nhà với vợ và chăm lo cho gia đình, ông ta đã ban hành đạo luật cấm các chàng trai trẻ kết hôn nhằm bổ sung họ vào quân đội.

Valetine đã nhận ra sự bất công trong đạo luật này, ông bất chấp luật và vẫn tiếp tục làm lễ thánh, chứng nhận sự thành hôn cho các cặp tình nhân trong bí mật. Khi hoạt động của Valentine bị phát hiện, Claudius đã ra lệnh bắt giam và kết liễu cuộc sống của ông.

Một truyền thuyết khác cho rằng Valentine đã bị giết khi cố gắng giúp những người Cơ đốc giáo giải thoát cho một số tù nhân La mã đang bị tra tấn và đánh đập tàn nhẫn.

Truyền thuyết thứ 3 lại cho rằng Valentine là người đã gửi chiếc thiệp “Valentine” đầu tiên. Trong thời gian bị bắt giam, người ta tin rằng Valentine đã yêu một cô gái trẻ - người đã chăm sóc cho ông trong suốt thời gian bị giam cầm. Nhưng, thật oái oăm thay cô gái ấy lại là con gái của người đã bắt giam ông. Trước khi bị xử tử, ông đã viết cho cô một lá thư và ký tên “From your Valentine” (người gửi: “Valentine của em”), và đó cũng là cụm từ vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay thay cho chữ ký hay tên của người gửi dưới mỗi tấm thiệp Valentine.

Dù sự thật về ngày lễ vẫn chưa rõ ràng, các truyền thuyết vẫn nhấn mạnh và cho thấy Valentine là một con người có lòng nhân ái, một anh hùng, một biểu trưng cho tình yêu và sự lãng mạn. Giáo hoàng Gelasius đãn chính thức công nhận ngày 14-2 Dương lịch hàng năm là ngày kỷ niệm lễ thánh Valentine vào năm 498 sau Công nguyên. Và, cũng không có gì ngạc nhiên khi ở thời Trung Cổ, Valentine là một trong những vị thánh nổi tiếng nhất ở Anh và Pháp.

Trong khi một số người tin rằng lễ Valentine được tổ chức vào giữa tháng 2 hàng năm là để tưởng nhớ và kỉ niệm ngày mất của Valentine, một số người khác lại cho rằng Giáo hội Thiên chúa tổ chức ngày lễ này nhằm “Cơ đốc hóa” buổi lễ Lupercalia (ngày hội tế thần chăn nuôi La mã) của những người ngoại đạo.

Trong thời La mã cổ đại, tháng 2 theo thông lệ thường là tháng bắt đầu của mùa xuân và là thời gian thích hợp để rửa tội. Theo nghi lễ, nhà cửa sẽ được quét dọn sạch sẽ và sau đó rải một ít muối và bột lúa mì spenta trong nhà. Lễ Lupercalia thường bắt đầu vào ngày 15-2 dương lịch để tưởng nhớ và tri ân Faunus – vị thần coi sóc mùa màng cũng như Romulus và Remus – những người sáng lập La mã cổ đại.

Sau buổi lễ, những thiếu nữ trẻ trong thành phố sẽ viết tên mình lên giấy và cho vào một chiếc bình lớn. Tất cả các chàng trai chưa vợ sẽ bốc thăm từ chiếc bình để chọn ra người phụ nữ cho mình. Và sau đó hai người họ sẽ là một cặp trong suốt năm và kết quả của mối tình này thường là một đám cưới hạnh phúc.




Một câu chuyện khác lại kể rằng, Valentine đã chịu tội chết vì đã cố gắng giúp đỡ những người theo đạo Cơ - đốc, trốn thoát khỏi nhà tù tại thành Rome khi họ bị bắt giam và tra tấn rất dã man.

Một phiên bản khác của câu chuyện bi thảm này là vị linh mục bị chặt đầu trước công chúng vì tội không chịu phản bác chúa Giê-su. Nhà thờ đã quyết định tổ chức một ngày lễ hằng năm vào ngày 14/2 để tưởng nhớ cuộc đời anh hùng của Valentine.

Cũng theo một truyền thuyết khác lại cho rằng, trong khi ở tù Valentine đã đem lòng yêu một cô gái trẻ, trước khi bị kết tội chết Valentine đã viết cho người con gái mình yêu một bức thư tình vô cùng cảm động và cuối bức thư có ký tên “ From your Valentine “ ( tạm dịch là từ Valentine yêu quý của em) – Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có thói quen không viết tên dưới các tấm thiệp gửi trong ngày 14 tháng 2 mà dùng lại cụm từ From your Valentine của ngày xưa.

Sau đó dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo hộ của những người yêu nhau. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la.



Nói tóm lại, mặc dù có rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết xung quanh lịch sử và nguồn gốc của ngày lễ tình nhân ( 14/02), tuy nhiên tựu trung lại các câu chuyện và truyền thuyết đều nhằm mục đích ca ngợi một người anh hùng, chủ nghĩa anh hùng, ca ngơi tình yêu đẹp và lãng mạn, sức sống mãnh liệt của tình yêu.

Tuy nhiên, phần lớn thống nhất, cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine (tiếng pháp : Valentin, tiếng Anh : Valentine,Tiếng Ý : Valentino) là một người La Mã được phong thánh do đã tử vì đạo. Ông mất vào ngày 14 tháng 2 năm 270, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May rủi của Tình yêu.

Kể từ đó ngày lễ tình nhân luôn đi kèm với tình yêu lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng trong nhiều thế kỷ qua. Hoa, kẹo ngọt cùng với những bưu thiếp mùi mẫn giúp đấng mày râu và phụ nữ thổ lộ tình cảm với nhau.

Dưới đây là một số truyền thống mừng Lễ Valentine tại một số nước trên thế giới:


Phần Lan.

Ngày Valentine của Phần Lan được gọi là ngày của bạn bè. Họ nhớ đến những người bạn thân hoặc cùng vui vẻ với nhón bạn chứ không chỉ dnàh cho riêng người yêu.



Ba Lan.

Người Ba Lan lại rất nghiên túc trrong ngày lẻ Valentine. Họ thường đến nơi là di tích của Thánh Valentine, tượng thánh và cầu nguyện. Đó được coi là cuộc hành hương tới những thánh tích để giúp tình yêu của họ trở thành hiện thực.



Ireland.

Ngày lễ Valentine là một dịp lễ hội vui chơi dành cho các đôi uyên ương tại đất nước này. Nhiều hoạt động văn hoá trong nhà, cũng như ngoài trời được tổ chức dành cho giới trẻ, đặc biệt là những buổi hoà nhạc tình yêu rất đặc sắc. Các bạn trẻ có thể đến các câu lạc bộ để yêu cầu tặng những bản nhạc tình yêu cho người yêu của mình.



Pháp.

Pháp là đất nước có truyền thống tổ chức lễ hội Tình yêu mang màu sắc lãng mạn nhất thế giới. Vào ngày này, các đôi uyên ương thường dành cho nhau những khoảnh khắc thời gian tuyệt vời bên nhau, trao tặng những lời yêu thương ngọt ngào nhất. Món quà mà giới trẻ Pháp yêu thích để dành tặng cho nhau là những chiếc bánh sôcôla với hình trái tim lớn nhỏ khác nhau.

Người Pháp có tiếng là tôn vinh cái đẹp. Vì thế họ thường đem tặng đồ trang sức cho một nữa yêu thương của mình. Còn tất cả những người gần gũi như ông bà, cha mẹ, người thân khác và bạn bè đều nhận được những tấm thiệp Valentine nho nhỏ.




Đan Mạch.

Ngày lễ tình nhân ở Đan Mạch không rầm rộ như các nước khác nhưng nhiều người cũng dành thời gian mời bạn trai, bạn gái thưởng thức bữa tối lãng mạn và gửi những tấm thiệp cho đối tượng yêu thầm kín của mình. Ngoài ra, họ tặng hoa hồng trắng đã ép khô cho nhau.



Ý.

Lễ Valentine còn được gọi với một cái tên khác, đó là Lễ hội chó sói. Trong quá khứ, vào ngày này, nam giới khắp nước sẽ chuẩn bị các cỗ xe ngựa đẹp nhất để đón người mình yêu đi tham dự các hoạt động văn hoá ngoài trời. Hiện nay, các cặp uyên ương luôn ngồi lại bên nhau và cùng nhau ngâm nga những bài thơ tình, hoặc nghe nhạc tình yêu.

Những người Ý sôi nổi dành tặng nhau những viên kẹo đặc biệt. Họ thường gọi ngày lễ tình yêu là ngày Valentine ngọt ngào.



Đức.

Những đoá hoa đại diện cho tình yêu là món mà giới trẻ nước Đức ưa chuộng nhất trong ngày lễ Tình yêu. Nhiều người sợ rằng vào ngày này, các cửa hàng sẽ không đủ hoa để cung cấp nên họ phải đặt mua từ một tháng trước. Nam giới nước này không chỉ mua hoa tặng riêng cho người tình của mình mà còn tặng cả những người nữ thân yêu trong gia đình.


Anh.

Tại Anh, nơi người ta chọn ngày lễ Valentine làm ngày lễ tình nhân từ thời Trung cổ, các chàng trai tập trung lại trong ngày lễ tình nhân, viết tên bạn gái mình lên giấy da, đặt mảnh giấy đó vào một cái mũ và bỏ vào những cái lỗ. Cô gái được chọn và được viết tên lên giấy sẽ là người mà chàng trai đó hẹn hò trong suốt năm đó.

Cũng tại đây, những người Anh đã sáng tạo ra một trò chơi dí dỏm và dần dần nó đã trở thành truyền thống: vào đúng ngày Valetine, một cô gái đòi người bạn trai của mình phải hỏi cưới mình, nếu anh ta không cưới cô gái, anh sẽ phải tặng lại người con gái đó một món quà.

Hiện nay, người Anh không còn theo tất cả những tập tục truyền thống có từ xa xưa. Nhưng những người lãng mạn vẫn tin vào lời tiên đoán và thực hiện nhiều điều ước trong ngày lễ Valentine. Chẳng hạn như, một cô gái thức dậy vào buổi sáng và nhìn ra cửa sổ. Khi ấy, người đàn ông nào mà cô gái trông thấy đầu tiên, có thể sẽ là người chồng trong tương lai của mình.

Và cô gái có thể đến một cái hồ hoặc một con sông trong ngày Valentine, tung những mảnh giấy có ghi tên những người con trai xuống dòng nước. Mảnh giấy nào nổi lên đầu tiên, thì người con trai có tên trong đó sẽ trở thành người chồng tương lai của cô gái.

Người Anh sẵn sàng tặng quà cho tất cả bạn của mình. Họ có quà dành cho cả những con thú cưng của mình. Và tất nhiên, những người đang yêu sẽ tặng nhau tấm thiệp Valentine.

Vào ngày này, trẻ em sẽ ăn mặc như người lớn và đi thành từng nhóm, vừa đi vừa hát vang những bài ca ngợi tình yêu và gõ cửa từng nhà để nhận quà, có khi là một thanh kẹo chocolate hay những gói quà nhỏ xinh xắn. Trong khi đó, những đôi tình nhân tại xứ Wales thì thích thú tặng nhau món quà truyền thống là một chiếc thìa gỗ có khắc chữ "Love", trang trí thêm hình trái tim, chìa khóa và lỗ khóa, mang thông điệp "anh đã mở cửa trái tim em".



Mỹ.

Người Mỹ cũng làm tương tự người Anh. Họ tạo ra nhiều món quà mang ước nguyện tốt đẹp trong ngày Valentine. Và họ tặng những viên kẹo chocolate và caramel ngọt ngào cùng lời chúc trong ngày này.



Nhật Bản.

Đối với người Nhật, họ không ước gì trong ngày Valentine.

Món quà duy nhất được tặng trong ngày lễ tình nhân là chocolate, mà chỉ có nữ giới tặng cho nam giới mà thôi. Có một điều rất thú vị là ngoài người yêu, phụ nữ Nhật Bản còn tặng chocolate cho cả thủ trưởng, đồng nghiệp và bạn trai bình thường vào ngày này. Đó gọi là giri-choko (chocolate lịch sự), để tỏ lòng biết ơn hay sự quý trọng mà thôi.

Sự thể hiện tình cảm một phía theo truyền thống dường như làm cánh mày râu không đồng tình và người người Nhật còn có thêm một ngày Lễ tình nhân thứ hai, cách Valentine đúng một tháng (14/3), được gọi là Lễ Trắng (White Day), dành cho cánh mày râu tặng lại quà cho phái đẹp để bày tỏ tình yêu hoặc lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ.

Người ở xứ sở hoa anh đào biết mình yêu ai. Vào ngày này, họ xây dựng một cái bệ thật to và trang hoàng ở đó bức thư tình yêu thật sặc sỡ. Bất cứ ai đến đây và thú nhận tình yêu của mình với giọng nói to nhất sẽ là người chiến thắng và giành giải.




Singapore.

Nếu ngày 14/2 mà trùng với Tết Âm lịch thì người dân Singapore sẽ không sử dụng ngày Valentine của phương Tây mà tổ chức hẳn một lễ hội riêng vào ngày rằm tháng riêng, lấy đêm "Hội đèn" của người Trung Quốc làm lễ chính thức.

Ngày nay, trai gái sẽ kéo nhau đến chùa đốt đèn, thắp hương cầu Phật, ước hẹn và tặng nhau một nhành huệ trắng mang về. Người dân của đất nước này quan niệm rằng, hoa của ai héo úa trước thì người ấy yêu ít hơn.




Thái Lan.

Trước khi đón mừng Valentine 14/2 theo kiểu Tây, người Thái Lan có một lễ hội gọi là "Hội hoa", được tổ chức trong hai ngày 7 và 8/2 hàng năm.

Lễ hội là dịp để trai gái nước này lựa chọn bạn trăm năm bằng cách thả hoa xuống sông. Nếu hoa của cô gái mà trôi vào hoa của chàng trai thì đó là duyên nợ.




Hàn Quốc.

Phụ nữ Hàn Quốc cũng tặng chocolate cho ngưởi mình yêu vào 14/2 và nam giới tặng kẹo không phải là sô cô la cho người mình hâm mộ vàp 14/3 giống như Nhật Bản. Tuy nhiên, người Hàn Quốc có một ngày đặc biệt dành cho những người cô đơn, đó là ngày 14/4 Lễ Đen (Black Day).

Họ thường tụ tập ở quán ăn Tàu hoặc ở nhà bạn bè để thưởng thức món mì đen và cùng nhau chia sẽ suy nghĩ vê cuộc sống đơn độc.

Ở Hàn Quốc, ngày 14 hàng tháng đều là ngày dành cho tình yêu như Candie Day (Nến tình yêu), Valentine's Day ( Lễ tình yêu), White Day (Lễ trắng), Black Day (Lễ đen), Rose Day (Ngày hoa hồng), Kiss Day (Nụ hôn tình yêu), Silver Day (Ngày bạc), Green Day (Ngày xanh), Music Day (Ngày dành cho âm nhạc), Wine Day (Rượu tình yêu), Movie Day (Ngày xem phim) và Hug Day (Ngày yêu mến).




Trung Quốc.

Mặc dù giới trẻ nước này không còn xa lạ gì với ngày Vlaentine 14/2, tuy nhiên ngày Lễ Tình nhân truyền thống của người Trung Quốc được tính là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ đoàn tự với nhau trên cầu Ố Thước (tức ngày mùng 7/7 âm lịch).

Theo truyền thuyết, vào đêm đó, những ai ngối dưới bầu trời đêm ngập ánh sap có thể nghe thấy những lời thì thầm tâm sự của đôi tình nhân huyền thoại.




Việt Nam.

Chỉ mới du nhập vào Việt Nam mây năm gần đây, nhưng ngày 14/2 đã thật sự trở thành một lễ kỷ niệm đáng nhớ đối với nhiều đôi tình nhân. Một bữa tối lãng mạn với nến, hoa và âm nhạc du dương, cũng những món quà tặng bất ngờ chính là cơ hội để ngỏ lời yêu thương.

Bên cạnh hai món quà truyền thống hoa hồng và chocolate thì thiệp, tin nhắng cùng đủ thứ quà tặng như áo tình nhân, sách tình yêu, cây tình yêu, gối... đều là những món quà tặng rất được nhiều bạn trẻ Việt Nam ưa chuộng.
 
×
Quay lại
Top