Truyện thành ngữ, tục ngữ

Lực bất tòng tâm

Ý của câu thành ngữ này là chỉ người sức lực yếu kém, không thể làm công việc mà mình mong muốn.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – Truyện Ban Siêu”.

Thời Đông Hán, Ban Siêu theo lệnh Minh Đế dẫn theo mấy chục người đi xứ sang Tây Vực, đã lập nên nhiều công trạng to lớn. Năm tháng trôi qua, bất giác Ban Siêu ở lại Tây Vực đã được 27 năm trời. Khi ông mới đến Tây Vực còn là tuổi tráng niên, còn bây giờ thì tuổi đã cao, sức khỏe ngày một suy yếu. Người đã già rồi rất mong muốn lá rụng về gốc, ông đã viết một bức thư bày tỏ lòng nhớ quê da diết của mình, rồi sai con trai đem về nhà Hán, dâng lên Hòa đế Lưu Triệu xin điều ông về kinh thành. Nhưng bức thư trình lên đã lâu mà nhà vua cũng chẳng để ý tới. Sau đó, em gái của Ban Siêu là Ban Chiêu lại viết một lá thư dâng lên nhà vua, nhấn mạnh niềm mong muốn của anh mình. Trong thư có mấy câu như sau: “Ban Siêu là người cao tuổi nhất trong số những người cùng đi Tây Vực, nay tuổi đã ngoài 60, sức yếu lắm bệnh, mái tóc bạc phơ, mắt mờ tai kém, chân tay bủn rủn, đi đâu cũng phải chống gậy, nếu chẳng may xảy ra bạo loạn, thì sức lực của Ban Siêu không thể nào chiều theo ý muốn của mình nữa. Như vậy, trên thì phương hại đến công trị vì lâu dài của nhà nước, dưới thì hủy hoại đến thành quả do các bậc trung thần không dễ mà giành được, thực là đau lòng lắm thay”.
Bức thư của Ban Chiếu đã có hiệu quả, Hòa Đế hết sức xúc động trước lời lẽ trong thư, bèn lập tức truyền chỉ điều Ban Siêu về nhà Hán. Ban Siêu về tới Lạc Dương chưa đầy một tháng thì bệnh tình nặng thêm rồi qua đời, hưởng thọ 71 tuổi.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Lực bất tòng tâm” để ví về hiện tượng sức yếu, không thể làm được những công việc mà mình mong muốn.
 
Kỵ hổ nan hạ
(tiến thoái lưỡng nan)

Năm hàm hòa thứ 3 Tấn Thành Đế, tức năm 328 công nguyên, tướng giữ thành Lịch Dương là Tô Tuấn và tướng giữ thành Thọ Xuân là Tổ Ước, cùng hợp binh nổi loạn đánh vào kinh thành Kiến Khang với danh nghĩa trị kẻ có tội là trung thư lệnh Dũ Tín đang phò tá Tấn Thành Đế.
Trong lúc nguy cấp, thứ sử Giang Châu là Ôn Kiều đã đứng ra liên hợp với Dũ Tín lúc đó đang lánh nạn tại Giang Châu, cùng đề cử thứ sử Kinh Châu là trinh tây đại tướng quân Đào Khản làm thủ lĩnh để dẹp quân phiến loạn. Nhưng do quân phiến loạn thế mạnh người đông, Đào Khản liên tiếp bị thua mấy trận liền, tình hình lương thảo lại gặp khó khăn. Nên nảy sinh tâm trạng lo sợ mới trách hỏi Ôn Kiều rằng: "Ban đầu khi khởi binh, ông nói ông có nhiều binh lắm tướng, lương thảo sung túc, chỉ cần tôi ra làm bang chủ là được. Nhưng hiện nay tướng ở đâu? Lương thảo ở đâu? Nếu không có lương thảo thì tôi chỉ còn cách rút quân về, đợi khi nào có đủ lương thảo hãy đánh ".
Ôn Kiều nghe xong điềm nhiên đáp: "Ông nghĩ như vậy là lầm to, muốn thắng kẻ địch thì điều chủ yếu là phải có tinh thần đoàn kết, Lưu Tú và Tào Tháo trước kia sở dĩ có thể lấy ít thắng nhiều là bởi lẽ họ là đội quân chính nghĩa. Còn Tô Tuấn và Tổ Ước là hạng người hữu dũng vô mưu, mượn danh lừa người, chúng ta nhất định sẽ đánh bại chúng. Hiện nay nhà vua đang gặp nạn, nước nhà đang trong cơn nguy khốn, chúng ta không thể nửa chừng bỏ dở. Ông hiện như đang cưỡi trên lưng thú, không đánh chết nó thì làm sao mà xuống được? Nếu bây giờ ông rút quân về thì tất ảnh hưởng tới dũng khí của quân lính ". Đào Khảm nghe xong đành phải làm theo kiến nghị này và cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng đang làm việc thì gặp khó khăn, do tình thế bức bách mà việc không thể không làm.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Bình dị cận nhân

Ý của câu thành ngữ này vốn chỉ chính sạch hòa dịu dễ thi hành.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lỗ Chu Công thế gia”.

Chu Công em trai của Chu Vũ Vương, là người từng phò tá Chu Vũ Vương đánh đổ triều nhà Thương, có công lớn trong việc thành lập vương triều Tây Chu. Về sau, ông được Chu Vũ Vương phong làm Lỗ Công, trao quyền cai quản Khúc Phụ, nhưng ông không đi sang Khúc Phụ, mà vẫn ở lại kinh đô tiếp tục phò tá Chu Vũ Vương, chỉ sai người con cả của mình là Bá Cầm tiếp nhận phong hiệu Lỗ Công sang cai quản Khúc Phụ.

Sau khi đến Khúc Phụ được ba năm, Bá Cầm mới báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Chu Vũ Công rất không vừa ý trước việc này bèn hỏi: “Tại sao ông lại báo cáo muộn đến như vậy?”. Bá Cầm trả lời rằng: “Muốn thay đổi phong tục tập quán và đổi mới lễ pháp ở địa phương, thì phải mất tới ba năm mới thấy được hiệu quả của nó, cho nên tôi mới báo cáo muộn như vậy”.

Trước đó có Khương Thượng là người từng phò tá Văn Vương và Vũ Vương, được Chu Vũ Vương phong ở Tề Địa, ông ta chỉ trong thời gian 5 tháng là đã báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Lúc đó, thấy ông trở về nhanh chóng, Chu Công rất ngạc nhiên mới hỏi ông làm sao lại có thể báo cáo nhanh đến như vậy. Khương Thượng trả lời rằng: “Vì tôi đã đơn giải hóa nghi lễ vua tôi ở đó, mọi việc đều làm theo tập tục địa phương, nên mới nhanh như vậy”.

Do đó, Chu Công sau khi nghe xong báo cáo của Bá Cầm liền than rằng: “Ôi, đời con cháu của nước Lỗ sắp trở thành thần dân của nước Tề rồi, chính sách mà không đơn giản và dễ thi hành, thì dân chúng tất sẽ không gần gũi nó. Nếu chính sách hòa dịu và dễ thi hành thì dân chúng nhất định sẽ quy phục nó”.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ người có thái độ khiêm tốn hòa nhã, dễ gần gũi.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Vẽ rắn thêm chân

Thời xưa nước Sở có một quý tộc, sau khi cúng lễ tổ tiên, liền thưởng cho các môn khách đến giúp việc một ấm rượu. Các môn khách bàn với nhau: “Một ấm rượu chia cho mọi người cùng uống thì không đủ, một người uống thì có thừa. Vậy thì chúng ta cùng thi vẽ một con rắn trên mặt đất, ai vẽ xong trước, thì người đó được uống ấm rượu này.”

Có một người vẽ xong trước nhất. Anh ta cầm ấm rượu định uống, nhưng lại đắc chí lấy tay trái cầm ấm rượu, tay phải tiếp tục vẽ rắn, miệng nói: “Các người xem, ta còn có thời gian để vẽ thêm mấy chiếc chân cho rắn đây.”

Thế nhưng không đợi anh ta vẽ xong chân rắn, một người khác đã vẽ xong rắn. Người đó giằng lấy ấm rượu nói: “Rắn làm gì có chân, anh vẽ thêm chân cho rắn làm gì”, nói xong liền uống rượu trong ấm. Người vẽ thêm chân cho rắn đã để mất ấm rượu đáng lẽ thuộc về anh.

Chuyện ngụ ngôn này nói với mọi người, nếu làm một việc, cần phải có yêu cầu cụ thể và mục tiêu rõ ràng, phải theo đuổi nó, hoàn thành nó với ý chí tỉnh táo kiên định, không nên bị thắng lợi làm mê muội đầu óc, dẫn đến thất bại.

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hậu sinh khả úy

Khổng Tử chu du các nước, đánh xe đến mỗi quốc gia. Hai đứa trẻ đang chơi đùa, còn đứa khác thì đứng ở cạnh. Thấy vậy, Khổng Tử liền hỏi: “Này cháu, sao cháu không chơi với các bạn?”. Đứa trẻ đáp: “Cãi nhau sẽ làm tổn thương đến tính mệnh, đùa nghịch cũng có hại cho sức khỏe, cho dù chỉ xé rách quần áo cũng gây phiền phức, không chơi với chúng có gì lạ đâu ạ”.

Đứa trẻ lấy bùn đắp thành một cái thành bao, nó vui mừng ngồi trong thành và không ra. Khổng Tử hỏi: “Cháu ngồi trong này. Tại sao lại không tránh xe của ông?”. Đứa trẻ trả lời: “Chỉ nghe nói xe đi vòng quanh thành, chưa nghe nói thành phải tránh xe”. Khổng Tử rất kinh ngạc, đứa trẻ tí tuổi mà đã biết nói câu như thế này. Đứa trẻ lại nói: “Cháu nghe nói cá nở ba ngày thì biết bơi, thỏ đẻ bảy ngày thì biết chạy,ngựa con sinh ra chỉ cần ba ngày là có thể đi được… đâu có nói gì đến lớn nhỏ đâu?”. Khổng Tử tỏ vẻ mừng rỡ và nói: “Tuyệt! Hậu sinh khả úy quả là tài giỏi”.

HẬU SINH KHẢ ÚY thường dùng để ca ngợi người nhỏ tuổi thông minh, nỗ lực, thành tích nổi bật, cũng dùng để chỉ lớp người sau lại đáng sợ, đáng phục cho nên không thể coi thường lớp trẻ được.

 
Câu chuyện “Giấc Mộng Nam Kha”

Trong tiếng Hán có một câu thành ngữ “Giấc mộng Nam Kha”, được dùng để hình dung cõi mộng hoặc một không tưởng không thể thực hiện được của một người nào đó. Thành ngữ này có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết “Tiểu sử Nam Kha Thái Thú” của tác giả Lý Công Tá đời Đường Trung Quốc thế kỷ 9 công nguyên.
Một người tên Thuần Vu Phân, ngày thường thích uống rượu. Trong sân nhà ông có một cây hòe lớn rễ sâu cành rậm, một đêm giữa hè, trăng tỏ sao thưa, gió thổi hiu hiu, chỗ dưới cây hòe là một chỗ hóng mát tốt.
Vào ngày sinh nhật của Thuần Vu Phân, người thân và bạn bè đều đến chúc thọ, ông vui mừng quá, và uống nhiều chén rượu. Sau khi người thân và bạn bè về nhà, Thuần Vu Phân ngà ngà say hóng mát dưới cây hòe, bất giác ngủ quên.
Trong giấc mơ, nhận lời mời của hai sứ thần, Thuần Vu Phân bước vào một lỗ cây. Trong lỗ có thời tiết tốt đẹp, là một thế giới riêng biệt, có nước Đại Hòe. Lúc đó, kinh thành đang tổ chức cuộc thi lựa chọn quan chức, ông cũng đi đăng ký. Ông đã thi ba cuộc, viết văn rất suôn sẻ. Khi công bố kết quả cuộc thi, ông đứng đầu bảng. Tiếp theo nhà vua tổ chức thi đình. Nhà vua nhìn thấy Thuần Vu Phân vừa đẹp trai, vừa tài ba lỗi lạc, nên hết sức ưa thích, rồi chọn ông là trạng nguyên, và gả công chúa cho ông. Trạng nguyên trở thành phò mã, nhất thời việc này được truyền thành giai thoại ở kinh đô.
Sau khi lấy nhau, vợ chồng hết sức đằm thắm. Không lâu, Thuần Vu Phân được nhà vua cử đến quận Nam Kha làm thái thú. Thuần Vu Phân cố gắng làm việc và quý mến nhân dân, thường đến địa phận quận Nam Kha điều tra nghiên cứu, kiểm tra công tác của bộ hạ, công tác hành chính ở các địa phương đều rất liêm khiết và có trật tự, nhân dân địa phương hết sức khen ngợi. Ba mươi năm trôi qua, thành tích của Thuần Vu Phân đã nổi tiếng khắp toàn quốc, và ông đã có 7 con, 5 trai 2 gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Nhà vua mấy lần muốn điều động Thuần Vu Phân về kinh thành đảm nhiệm chức vụ cao hơn, nhưng sau khi được biết, nhân dân địa phương kéo nhau lên phố, ngăn lại xe ngựa của thái thú, thỉnh cầu ông tiếp tục làm quan thái thú quận Nam Kha. Thuần Vu Phân cảm động trước sự yêu mến của nhân dân, đành phải lưu lại, và trình thư lên nhà vua giải thích rõ tình hình. Nhà vua rất vui mừng trước thành tích công tác chính trị của ông, và ban thưởng cho ông nhiều vàng bạc châu báu.
Một năm, nước Thiện La cử quân đội xâm phạm nước Đại Hòe, các tướng quân nước Đại Hòe thừa lệnh chặn đánh địch, bất ngờ bị đánh bại nhiều lần. Tin thua trần truyền tới kinh thành, nhà vua bị choáng, khẩn cấp triệu tập quan chức văn võ thương lượng cách đối phó. Nghe nói quân đội mình nhiều lần bị đánh bại ở tiền tuyến, địch hết sức mạnh mẽ đã tiến gần kinh thành, các đại thần sợ hãi đến nỗi tái mặt, đại thần này nhìn đại thần kia, đành chịu bó tay.
Nhìn thấy thần sắc của đại thần, nhà vua hết sức tức giận và nói: “Nhà ngươi ngày thường ăn ngon ở nhàn, hưởng thụ hết vinh hoa phú quý, một khi nhà nước gặp khó khăn, nhà ngươi lại trở thành quả bầu không có mồm, hèn nhát khiếp trận, cần nhà ngươi có tác dụng gì?”
Tể tướng chợt nghĩ tới ông Thuần Vu Phân, thái thú quận Nam Kha có thành tích công tác xuất sắc, bèn giới thiệu với nhà vua. Nhà vua ra lệnh ngay, điều động Thuần Vu Phân điều khiển quân đội tinh nhuệ toàn quốc đánh địch.
Sau khi nhận được mệnh lệnh của nhà vua, Thuần Vu Phân lập tức dẫn quân xuất chinh. Nhưng ông không biết gì về phép dùng binh, vừa giao chiến với quân địch, đã bị thua liểng xiểng, chiến sĩ và ngựa bị tổn thất nặng nề, ông xuýt nữa bị bắt. Được tin này, nhà vua hết sức thất vọng, ra lệnh truất bỏ mọi chức vụ của ông, giáng xuống làm bình dân, và đưa về quê. Thuần Vu Phân nghĩ tên tuổi anh hùng của mình bị phá hủy hoàn toàn, hết sức xấu hổ và tức giận, kêu một tiếng thật to, ông tỉnh dậy từ giấc mơ. Ông theo cõi mộng đi tìm nước Đại Hoè, hóa ra dưới cây hòe có một lỗ con kiến, những kiến đang cư trú ở đó.
“Giấc mơ Nam Kha” có khi cũng chỉ đời người như giấc mơ, phú quý quyền thế đều là hư ảo.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Môi hở răng lạnh

Vào thời Xuân thu, Phổ Hiến Công muốn khuyếch trương thực lực và mở rộng địa bàn nên vịn cớ nói nước láng giềng là Quách quốc thường xuyên xâm phạm biên giới nước Phổ, nên phải đem quân đi tiêu diệt nước Quách. Nhưng Ngu quốc lại ngăn giữa hai nước Phổ và nước Quách, muốn đánh nước Quách nhất định phải qua đất Ngu. “Làm thế nào có thể thuận lợi đi qua đất nhà Ngu bây giờ?” Phổ Hiến Công đem việc đó ra hỏi các quan đại thần trong triều. Hà Tức liền hiến kế:”Vua nước Ngu là người nhận thức nông cạn, ham lợi nhỏ trước mắt, chúng ta chỉ cần đem Ngọc Liên Thành và Ngựa Quý làm lễ vật dâng tặng cho ông ta, ông ta sẽ không từ chối việc cho chúng ta mượn đường đâu” Phổ Hiến công nghe thấy thế trong lòng có đôi chút tiếc rẻ .Hà Tức đọc được suy nghĩ trong bụng Phổ Hiến Công, liền nói:”Nước Ngu và nước Quách là hai nước láng giềng gắn bó với nhau như môi với răng, nước Quách bị tiêu diệt rồi, nước Ngu cũng khó có thể tồn tại được, ngọc và ngựa quí của ngài chẳng qua cũng chi là tạm thời gửi chỗ Ngu Công mà thôi.” Phổ hiến công nghe xong liền chấp nhận làm theo kế sách của Hà Tức
Vua nước Ngu nhìn thấy hai lễ vật quí giá kia như mở cờ trong bụng. Khi vừa nghe thấy Hà Tức đề cập đến chuyện mượn đường đi qua nước Ngu liền đồng ý ngay. Một số quan đại thần nước Ngu sau khi nghe xong đã vội vã lên tiếng ngăn cản: ”không được , không được, nước Ngu và nước Quách là hai nước lang giềng kề cận nhau gắn bó như môi với răng, hai nước nhỏ chúng ta cùng dựa vào nhau mà tồn tại, khi có chuyện có thể cùng giúp đỡ hỗ trợ cho nhau, ngộ nhỡ nước Quách bị tiêu diệt rồi, thì e rằng nước Ngu chúng ta cũng khó lòng mà tồn tại. Tục ngữ vốn đã có câu :”môi hở răng lạnh”, không có môi, răng cũng không giữ được vậy! Tuỵêt đối không thể cho nước Phổ mượn đường được. Ngu công nói: “Phổ quốc họ là một nước lớn, bây giờ họ có ý biếu tặng riêng cho chúng ta ngọc đẹp và ngựa quí để kết giao bạn bè với nước chúng ta, Chả nhẽ chỉ cho họ mượn đường để họ đi lại cũng không được hay sao?” Các vị quan nọ chỉ còn biết thở dài than vãn, hiểu rằng thời gian diệt vong của nước Ngu không còn xa nữa, nên họ liền dẫn theo cả nhà cả già lẫn trẻ rời khỏi nước Ngu.
Quả nhiên quân Phổ sau khi mượn được đường Ngu quốc, tiêu diệt xong nước Quách thì liền bắt luôn vua nước Ngu là Ngu Công, người đã từng đích thân tiếp đón đoàn quân Phổ, tiêu diệt luôn nước Ngu. Câu chuyện được lấy từ cuốn: Tả Truyền – Hi Công Ngũ Niên”. Từ đó hình thành câu thành ngữ “Môi hở răng lạnh” để nhằm chỉ quan hệ của hai bên gắn bó khăng khít, cùng dựa vào nhau mà tồn tại
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Giết gà dọa khỉ

Có một nghệ nhân xiếc mới mua về một chú khỉ đã được huấn luyện. Chú khỉ này rất nhanh nhẹn, khôn, nghe tiếng trống thì múa theo, nghe gõ la thì sẽ nhào lộn, nhưng chỉ là không chịu nghe sự chỉ huy của người chủ nhân mới này. Trong khi vị chủ nhân mới cố hết sức để gõ la đánh trống thì con khỉ này ngồi đó nhìn ngược ngó xuôi, không hề nhúc nhích, như không hề nghe thấy.

Chủ nhân tức lắm bèn nghĩ ra một cách. Ông ta bắt về một con gà trống rồi vừa đánh trống vừa gõ la trước mặt con gà. Con gà nào có biết diễn gì đâu, nó sợ cứng người lại, nằm co dưới đất không dám động đậy. Chủ nhân liền cầm con dao thịt luôn con gà. Chú khỉ ngồi bên cạnh quan sát, sợ run người. Về sau, chỉ cần chủ nhân vừa mới đánh trống, khỉ liền múa; vừa mới đánh la, khỉ liền nhào lộn một chút cũng không dám lơ là như trước.

Thành ngữ SÁT KÊ HẠ HẦU dùng để ví trừng phạt một người để răn đe kẻ khác.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ANH HÙNG KHÔNG ĐẤT DỤNG VÕ

XUẤT XỨ: Phần "Gia Cát Lượng truyện, Thục thư" trong sách Tam Quốc Chí, có câu: "Lượng thuyết phục (Tô) Quyền rằng: ... Nay (Tào) Tháo là thế lực đại anh hùng trừ diệt tất cả đã gần dẹp yên, vừa phá Kinh Châu, uy thế chấn động bốn biển. Anh hùng mà không đất dụng võ, nên Dực Châu (tức Lưu Bị) mới trốn chạy đến đây" (Lượng thuyết Quyền viết: "... "Kim Tháo sản di đại hùng, lược dĩ bình hĩ, toại phá Kinh Châu, uy chấn tứ hải. Anh hùng vô sở dụng võ, cố Dự Châu độn đào chí thử"

GIẢNG NGHĨA; Câu "Anh hùng vô dụng võ chi địa" chuyển hóa từ câu "Anh hùng vô sở dụng võ" ở trên. Nguyên ý nói: anh hùng không có chỗ để thi triển tài dùng binh của mình để tỉ dụ người tài năng không có chỗ phát huy.

ĐIỂN TÍCH: Năm 208, sau khi bình định phương bắc không lâu, Tào Tháo thân hành chỉ huy đại quân tiến xuống hướng nam, chuẩn bị dẹp tan Lưu Biểu đang chiếm vùng Kinh Châu. Quân Tào chưa kịp tới Kinh Châu đã nghe tin Lưu Biểu chết vì bệnh. Con trai nhỏ của Lưu Biểu là Lưu Tông hoảng hốt chẳng có chủ kiến gì, bị các nhóm thủ hạ thân tín xúi giục quyết định ra hàng Tào Tháo để bảo vệ an ổn cho mình.

Lúc này, Lưu Bị đang được Lưu Biểu giao phó trấn giữ Phàn Thành (nay thuộc Hồ Bắc) chưa hay biết gì, đến khi quân Tào tiến vào huyện Uyển, Bị mới hay tin, vội vàng dẫn quân triệt thoái xuống phương nam. Lưu Bị đến chân thành Tương Dương, Lưu Tòng đóng chặt cửa thành không cho Bị vào. Trước tình hình ấy, Gia Cát Lượng khuyên Bị nên đánh chiếm lấy Tương Dương rồi hiệu triêu dân chúng Kinh CHâu cùng chống lại quân tào. Lưu Bị không đồng ý, bảo: "Lưu Biểu vừa mới qua đới, ta nào nhẫn tâm làm thế!". Rồi Bị tiếp tục lệnh cho quân tiến sâu nữa xuống phương nam, rút về hướng Giang Lăng. Nhân dân Tương Dương không muốn đầu hàng (theo Lưu Tông) nên đua nhau theo Lưu Bị, đội ngũ của Bị đột ngột tăng lên tới hơn 10 vạn người. Có người khuyên Bị nên bỏ họ lại và chạy trước để khỏi bị quân Tào Tháo đuổi kịp, Bị đáp: "Người làm nên đại sự lấy lòng nhân làm gốc, nay nhân dân Kinh Châu theo về với ta, ta nào nỡ bỏ học mà chạy trước!".

Quân Tào vừa đến Tương Dương, Lưu Tông vội dẫn văn võ bá quan ra cửa thành nghênh đón. Tào Tháo hỏi rõ hướng chạy của Lưu Bị rồi lập tức đem theo 5 ngàn kỵ binh đuổi riết theo. Quân tào đuổi kịp đội ngũ của Lưu Bị ở Đương Dương Trường Bản (nay thuộc Hồ Bắc). Lưu Bị chỉ huy vài chục tướng sĩ đột phá vòng vây, chạy về hướng Hán tân ở phía đông (nay là bến Hán Thủy). Bị vượt sông Hán Thủy, hội quân với đại tướng Quan Vũ và con lớn của Lưu Biểu là Lưu Kỳ rồi quyết dịnhđóng quân lại ở Hà Khẩu (nay là thanh phố Vũ Hán, Hồ Bắc). Quân Tào tiếp tục nam tiến, chiếm trấn Giang Lăng. Tháo ra lệnh cho quân nghỉ ngơi chút ít, chuẩn bị xuôi dòng nước về phía đông đuổi đến Hạ Khẩu tiêu diệt lực lương của Lưu Bị rồi thừa thắng tiêu diệt luôn Đông Ngô của Tôn Quyền, quét sạch vùng Giang Nam.

Lúc ấy quân Tào Tháo có hơn 50 vạn người (thanh xưng lên tới 83 vạn quân) còn cả binh mạ của Bị chỉ có hơn 1 vạn. Binh lực hai bên cách biệt hẳn. Do vì Tôn Quyền sợ Tào Tháo nên cứ đóng yên ở Sài Tang (nay thuộc Giang Tây) không dám động binh. Vì muốn liên hợp với Đông Ngô cùng chống lại quân tào, Lưu Bị sai Gia Cát Lượng đến Sài Tang thuyết phục Tôn Quyền.

Gia Cát Lượng gặp Quyền, nói: "Tào Tháo đã chiếm mất Kinh Châu, tướng quân dự định làm gì? Nếu như chuẩn bị chống cự thì hãy quyết chiến với Tào Tháo; còn như không chuẩn bị chống cự thì hãy sớm đầu hàng đi. Không nên do dự chờ thời, tai họa sẽ đến mau lắm đấy!". Tuy Tôn Quyền sợ Tào Tháo nhưng lại không can tâm bỏ cơ nghiệp tổ tiên quý gối đầu hàng Tào. Nay bị Gia Cát Lượng nói khích, Quyền khó chịu hỏi ngược lại: "Nếu đã như thế, sao Lưu Dự Châu (tức Lưu Bị) không đầu hàng?" Gia Cát Lượng đáp: "Lưu Dự CHâu đã quyết định không đầu hàng. Bị đến Kinh Châu tạm thời nương thân ở Phàn Thành, anh hùng không có đất dụng võ, nên mới bị Tào Tháo đánh bại, nhưng Bị vẫn là dòng dõi vương thất, anh hùng cái thế hào kiệt bốn phương dốc lòng ngưỡng mộ giống như nước trăm sông đều đổ vào biển lớn, tương lai chắc chắn sẽ cùng Tào Tháo tranh đoạt thiên hạ, làm sao khuất thân đầu hàng hắn được?" Tôn Quyền kích động nói: "Lưu Dự Châu anh hùng khí khái khiến người khâm phục! Tôn Quyền ta kế thừa đại nghiệp của cha anh, quyết không thể dâng đất Đông Ngô cho người khác. Tâm ta đã quyết chống lại quân tào, không thể đầu hàng!".

Một ngày vào tháng 12 năm ấy, xảy ra trận chiến lịch sử trên sông Xích Bích (nay thuộc phía tây huyện Võ Xương, Hồ Bắc) giựa quân Tào Tháo và liên quân Lưu Bị - Tôn Quyền.
 
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Vào thời Đông Hán khi Hán Minh Đế còn tại vị đã lập Mã Thị lên làm Hoàng hậu, nhưng Mã Hoàng hậu lại không có con trai, chính vì vậy, Minh Đế đã lập con của Giả Thị lên làm Thái Tử, còn cho Mã Thị đứng ra dưỡng dục Thái Tử cho đến lúc lớn khôn. Nhưng Mã Hoàng hậu lại đối xử với Thái Tử tựa như chính con đẻ của mình, không hề có một chút thiên vị. Lúc nuôi dậy Thái tử Mã Hoàng hậu còn thường xuyên mua một số loại sách như sách Xuân Thu, mặc dù Minh Đế còn để cho Mã Thái hậu xem một số sách Tần Chương, nhưng Mã Thái hậu lại không hề lôi kéo các quan hệ về mặt chính trị.

Về sau, Hán Minh đế mất, Thái tử tiếp tục kế thừa ngai vàng, chính là vua Chương Đế trong lịch sử Trung Quốc. Chương Đế lên ngôi vua lúc ông mười tám tuổi, Mã Thái hậu được phong lên làm Hoàng Thái Hậu. Khi đó, rất nhiều Đại thần đều đề nghị nên phong hàm quan cho các anh em của Hoàng hậu, nhưng Hoàng Thái hậu kiên quyết phản đối. Đến năm thứ hai, khắp nơi xảy ra nạn hạn hán, rất nhiều người đều nói rằng vì Hoàng Thái hậu không phong quan cho anh em của mình nên mới dẫn đến hạn hán. Thái Hậu nghe xong liền nói: “Ta biết vì chuyện phong quan mà rất nhiều người đã đến nhà mẹ của ta, Cảnh đó có thể ví xe nhiều như nước, ngựa xếp hàng dài giống như một con rồng dài nối tiếp nhau không dứt, nhưng việc đó là việc không đáng có” Về sau, không còn ai nhắc lại chuyện phong quan với bà nữa.
 
Nhất nhân đắc đạo kê khuyển thăng thiên.
Một người làm quan cả họ được nhờ.

Giải nghĩa: Một người làm quan thì những người có quan hệ với người đó đều được thơm lây.

Xuất xứ:Theo truyền thuyết Hoài Nam Vương Lưu An đời Hán đắc đạo thành tiên. Hán Vương Sung" Luận Hành. Đạo Hư" : " Hoài Nam Vương học đạo. triệu tập những người hiểu biết về đạo trong thiên hạ, khuynh nhất quốc chi tôn, hạ đạo thuật chi sĩ, là những người hiểu về đạo cùng với Hoài Nam và các đạo ở khắp nơi cùng nhau tranh luận. Vương toại nguyện đắc đạo, đưa được cả nhà lên trời, tất cả các con vật nuôi trong nhà như chó, gà cũng đều lên theo ".
Người đời sau dùng thành ngữ này để châm biếm những người có quyền lực thì bạn bè thân thích họ cũng được thơm lây.
Cốt truyện:Tây Hán Hoài Nam Vương Lưu An, mưu phản thất bại bị ép đến bước đường cùng. Do vậy lúc còn sống đã luyện đan tu đạo, đạo gia vì thế đã đưa việc này thành một câu chuyện thần thoại. Câu truyện kể rằng Lưu An bái 8 lão ông làm thầy để học đạo và luyện đan. Đan luyện xong còn chưa kịp dùng thì nhận được tin Hán Vũ Đế cho người đến bắt ông. 8 lão ông khuyên Lưu An rằng bản thân đã đắc đạo chi bằng nuốt linh đan để được thành tiên. Thế là Lưu An cùng người trong nhà đều nuốt linh đan và thành tiên, bay lên trời. Do ở lò luyện đan trong vườn còn vương vãi ít đơn dược, chó gà nhà ông ăn phải, cũng bay lên trời hết.
Ngạn ngữ: "NHẤT NHÂN ĐẮC ĐẠO, KÊ KHUYỂN THĂNG THIÊN " theo câu truyện thần thoại này mà thành, được coi là một trong những truyền thuyết của đạo giáo. Đến nay thời thế thay đổi, nghĩa tốt lại thành nghĩa xấu. Nay được dùng nhiều là để châm biếm những người có quyền lực thì bạn bè thân thích họ cũng được thơm lây.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ôm cây đợi thỏ

Có 1 nông dân đang làm việc trên ruộng,bỗng nhiên nhìn thấy 1 chú thỏ rừng chạy rồi đâm vào gốc cây mà chết.Người nông dân vui mừng nhặt thỏ và đem vè làm 1 bữa thật ngon lành.Từ đó trở đi,ông ta vứt bỏ cái cuốc,không làm đồng nữa,ngày nào cũng ngồi bên cạnh cái gốc cây đó,để đợi sẽ lại có 1 con thỏ đâm vào gốc cây mà chết nữa.Ông ta cứ đợi cứ đợi,10 ngày,nửa tháng qua đi,vẫn chẳng thấy có việc như trước nữa,hoa màu thì đã trở lên hoang vu
 
Danh lạc Tôn Sơn

Thời nhà Tống, có một tài tử tên gọi Tôn Sơn, anh ta không những có hài hước lại còn rất hay nói đùa. Bởi thế nên mọi người đặt cho cậu ta biệt hiệu là “Tài tử Hề”

Năm ấy, Tôn Sơn cùng với con trai người đồng hương lên kinh ứng thí. Đến ngày phát bảng. Tôn Sơn rất sốt ruột chen đến gần bảng xem đi xem lại mấy lượt, trong khi chán nản thất vọng, thì chàng đột nhiên thấy tên mình đứng ở hàng cuối cùng, tuy xếp cuối cùng nhưng chàng vẫn đỗ cử nhân. Còn người con trai của ông lão trong làng cùng đến thì không có tên trên bảng.

Vài hôm sau Tôn Sơn thu xếp lên đường về nhà trước, người bạn đi cùng buồn vì thi trượt nên ở lại mấy hôm. Bấy giờ cả làng đều đến chúc mừng anh, ông lão trong làng thấy con trai không cùng về mới hỏi Tôn Sơn con mình có trúng cử hay không? Tôn Sơn không nỡ nói thẳng, nhưng cũng không muốn che giấu đã buột miệng đọc hai câu thơ: "Giải danh tận xử thị Tôn Sơn, hiền lang canh tại Tôn Sơn ngoại". Hai chữ " Giải danh" ở đây là chỉ tên cử nhân trên bảng.

Ý của hai câu thơ này là nói: Tên cuối cùng trên bảng cử nhân là Tôn Sơn tôi, đại danh của cậu nhà vẫn còn xếp sau tôi thì đương nhiên là trượi rồi.

Ngày nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Danh lạc Tôn Sơn" để ví về việc thi trượt.
 
Dây máu ăn phần

Ngày xưa vua nước Tế rất thích nghe thổi sáo (hợp tấu),có một người không biết thổi sáo tự xưng là giỏi thổi sáo, được vua cho vào nhóm thổi sáo, hắn ta trà trộn vào nhóm biết thổi sáo làm bộ thổi sáo mà không bị ai phát hiện được một thời gian khá lâu . Về sau Vua nước Tề chết, Con Vua nước Tề lên làm vua cho rằng nhiều người thổi sáo cùng lúc như vậy rất ồn ào, nên kêu từng người từng người một biểu diễn, mọi người rất vui ra công luyện tập biểu diễn, riêng hắn ta quá lo âu vì bản thân ko biết thổi sáo, trà trộn lâu nay không ai phát hiện.Cuối cùng hắn ta tự chuồn mất.
Qua đó, hắn ta lừa người nhất thời, không lừa người ta được cả đời. Ví như 1 người không có bản lĩnh, năng lực mà nói mình có, hàng thứ phẩm mà tự cho là hàng xịn đó thôi.
 
Tam Nhân Thành Hổ

Nếu lời nói dối hoặc tin đồn bị người ta truyền bá nhiều lần, thì nhân dân bình thường rất có thể coi những sự việc vốn không tồn tại hoặc không chân thật đó là tồn tại và có thật. Trong văn hóa Trung Quốc có một câu chuyện “Tam nhân thành hổ” chính là nói về việc như thế.

Thời Chiến Quốc Trung Quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, cùng lúc tồn tại nhiều nước nhỏ. Giữa các nước này thường xẩy ra chiến tranh bởi tranh chấp lãnh thổ, nên xã hội bấp bênh. Cũng chính vì vậy, nhà sử học đời sau mới gọi thời kỳ lịch sử này là “thời đại chiến quốc”.

Lúc đó, nước Ngụy và nước Triệu lân cận ký hiệp ước hữu nghị. Để khiến hiệp ước có hiệu quả hơn, hai nước quyết định đổi con tin với nhau để bảo đảm. Cho nên, nhà vua nước Ngụy đưa con trai của mình đến thủ đô Hàn Đan nước Triệu làm con tin. Nhằm bảo đảm an toàn của con trai, nhà vua nước Ngụy quyết định cử đại thần Bàng Thông tiễn con trai mình đến nước Triệu.

Bàng Thông là một đại thần rất có tài năng của nước Ngụy, trong triều đình có một số quan chức chống ông, cho nên ông lo có người sẽ thừa cơ h.ãm hại mình sau khi mình rời khỏi nhà vua nước Ngụy. Cho nên, trước khi khởi hành, ông nói với nhà vua nước Ngụy rằng: “Thưa bệ hạ, nếu một người nói trên phố có một con hổ, bệ hạ có tin không?”

Nhà vua nước Ngụy trả lời: “Ta không tin. Con hổ đâu có thể chạy đến phố?”

Bàng Thông tiếp tục hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu có hai người đều nói với bệ hạ rằng, trên phố có một con hổ, thì bệ hạ có tin không?”

Nhà vua nước Ngụy trả lời: “Nếu có hai người đều nói như vậy, thì ta nửa tin nửa ngờ.”

Bàng Thông lại hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu có ba người đều bảo bệ hạ, trên phố có một con hổ, thì bệ hạ có tin không?”

Nhà vua nước Ngụy trả lời một cách do dự rằng: “Nếu mọi người đều nói như vậy, thì ta đành phải tin.”

Nghe nhà vua nước Ngụy trả lời như trên, Bàng Thông ngày càng lo lắng. Bàng Thông thở dài một cái và nói: “Thưa bệ hạ, bệ hạ nghĩ, con hổ đâu có thể chạy đến phố, đây là sự việc ai ai cũng biết. Nhưng vì có ba người nói như thế, thì tin đồn trên phố có con hổ trở thành việc thật. Khoảng cách giữa Hàn Đan và kinh đô Đại Lương nước Ngụy chúng ta xa hơn nhiều so với khoảng cách giữa vương cung và phố sá, hơn nữa rất có thể không chỉ có 3 người nói xấu thần sau lưng thần.”

Nhà vua nước Ngụy nghe hiểu ý của Bàng Thông, gật đầu nói: “Ý của nhà ngươi ta đã biết, nhà ngươi cứ yên tâm mà đi!”

Bàng Thông đi cùng con trai của nhà vua nước Ngụy đến Hàn Đan.

Bàng Thông rời khỏi chưa lâu, quả thật có nhiều người nói xấu Bàng Thông với nhà vua nước Ngụy. Ban đầu, nhà vua nước Ngụy luôn biện bạch cho Bàng Thông, nêu rõ ông là một đại thần có tài năng và trung thực. Điều không may là, khi đối thủ của Bàng Thông ba lần bẩy lượt nói xấu Bàng Thông với nhà vua nước Ngụy, nhà vua nước Ngụy đã tin lời nói của họ. Từ đó, sau khi Bàng Thông từ nước Triệu trở về nước Ngụy, nhà vua nước Ngụy luôn không cho phép Bàng Thông đến gặp mình.

Hiện nay, thành ngữ “Tam nhân thành hổ” chỉ lưỡi mềm độc quá đuôi ong hoặc sức mạnh của dư luận.

 
bôi cung xà ảnh - sợ bóng sợ gió

Thời Tấn, có một người tên là Nhạc Quảng mời bạn đến nhà uống rượu. Khi bạn nâng cốc rượu lên uống, bỗng nhiên nhìn thấy trong cốc có bóng một con rắn nhỏ và rồi vẫn cứ cố uống.

Sau khi trở về nhà, người bạn này đã sợ đến nỗi sinh bệnh. Nhạc Quảng cho người dò hỏi, mới biết nguyên nhân do bạn nghi ngờ trong ly có rắn. Nhạc Quảng đã tỉ mỉ quan sát nhà mình để tìm ra nguyên do, hóa ra trên tường nhà treo một thanh cung, bóng cung chiếu vào ly trông như con rắn nhỏ.

Sau đó lại mời bạn đến một lần nữa, hai người vẫn cứ ngồi ở chỗ cũ uống rượu. Bấy giờ người bạn mới rõ, bóng con rắn ở trong cốc vốn là cây cung treo trên tường phản chiếu xuống. Việc đã rõ, bệnh cũng khỏi theo.

Thành ngữ này dùng để ngụ ý cứ nghi nghi hoặc hoặc cho là thần là quỷ thành ra tự gây rắc rối cho mình.

 
Chí công vô tư

Thành ngữ “Chí công vô tư” có nghĩa là làm việc vì lợi ích của mọi người mà không nghĩ việc được mất của bản thân. Câu này dùng để miêu tả cho người có lòng dạ rộng lượng và được bắt nguồn từ thời Xuân Thu.
Thời Xuân Thu, Tấn Bình Công có lần hỏi Kỳ Hoàng Dương: “Ở Nam Dương đang thiếu một huyện lệnh. Ngươi xem, ai có thề đảm đương chức ấy?”
Kỳ Hoàng Dương không chút do dự trả lời rằng: “Để Giải Hồ đi là hợp lý nhất ạ. Ông ấy nhất định đảm đương được việc này.”
Bình Công kinh ngạc hỏi ông ta: “Giải Hồ chẳng phải là kẻ thù của ngươi sao? Sao còn tiến cử cho ông ta?”
Kỳ Hoàng Dương thưa: "Chúa công chỉ hỏi ai có thể đảm đương được chân huyện lệnh Nam Dương, chứ có hỏi đến kẻ thù của hạ thần đâu".
Tấn Bình Công bèn dùng Giải Hồ làm huyện lệnh Nam Dương. Sao khi nhận chức, Giải Hồ đã vì dân chúng địa phương làm nhiều việc tốt, được mọi người ca tụng.
Ít lâu sau, Tấn Bình Công lại hỏi Kỳ Hoàng Dương: "Quốc gia đang khuyết chức Đô Úy, ai có thể đảm đương chức ấy?"
Kỳ Hoàng Dương thưa rằng: "Kỳ Ngọ có thể đảm đương chức ấy."
Tấn Bình Công lại hỏi: ""Kỳ Ngọ chẳng phải là con của ngươi đó sao? Tiến cử con trai của mình, ngươi không sợ lời ra tiếng vào à?"
Kỳ Hoàng Dương thưa: "Chúa công chỉ hỏi ai đảm đương được chức Đô Úy, chứ có hỏi Kỳ Ngọ là con của hạ thần đâu."
Tấn Bình Công lại dùng Kỳ Ngọ làm chân Đô Úy. Kỳ Ngọ sau khi nhận chức cũng đã vì dân chúng làm nhiều việc tốt và được mọi người kính trọng, tin yêu.
Khổng Tử biết chuyện khen: "Kỳ Hoàng Dương nói rất phải, tiến cử nhân tài không thể vì người ấy là kẻ thù mà dìm đi, cũng chẳng vì người ấy là người thân mà tránh tiếng. Người như Kỳ Hoàng Dương thế mới thật là “Chí công vô tư” a."
Người Trung Quốc còn có câu “Tiến hiền bất tị cừu, cử hiền bất tị thân” ý nói: Khi tiến cử nhân tài cho đất nước, chẳng nghĩ đến việc người đó với mình là có quan hệ gì, chỉ cần việc đó giúp ích được cho quốc gia. Cho đến ngày nay, những việc làm như thế mọi người vẫn gọi là “Chí công vô tư”.

 
Thần hồn nát thần tính

Năm 383 sau công nguyên,Phù Kiên Tần Vương,người thống trị miền Bắc Trung Quốc dẫn đầu chín mươi vạn bộ binh và kị binh tấn công triền Tấn giang nam.Tướng lĩnh Tấn quân Tạ Thạch và Tạ Huyền mang tám vạn binh đi chống cự.Phù Kiên biết rằng lực lượng quân binh triều Tấn không đủ mạnh,liền nghĩ lấy nhiều thắng ít,nhanh chóng đột kích.
Ai ngờ hai mươi lăm vạn quân tiên phong của Phù Kiên bị quân Tấn đánh bại ở Thơ Xuân,Từ trên thành Thơ Xuân,Phù Kiên nhìn thấy quân đội triều Tấn sắp xếp chỉnh tề,hơn nữa nhìn về phía núi Bát Công chỉ thấy cỏ cây như là binh sỹ quân Tấn.Phù Kiên quay đầu nói với người em:“Quân địch nhiều và mạnh quá,làm sao có thể nói lực lượng quân binh triều Tấn không mạnh cơ chư?”
Phù Kiên ra lệnh đội quân dàn trận dọc bờ Bắc sông Phì Thủy,mưu đồ dựa vào ưu thế địa hình xoay chuyển chiến cuộc.Lúc này tướng lĩnh Tấn quân Tạ Huyền đưa ra yêu cầu,Tần quân phải lùi về phía sau một chút để Tấn quân vượt sông chiến đấu.Phù Kiên nghĩ lợi dụng thời cơ Tấn quân đang bận vượt sông,khó mà chiến đấu để đột kích bất ngờ,nên đã vui vẻ nhận lời đề nghị.
Nào ngờ lệnh lùi quân vừa dứt,Tần quân như triều thủy,tan vỡ không còn ra đội ngũ gì.Tấn quân thừa cơ vượt sông tấn công,Tần quân bị đánh tan cả mũ aó.
Người sau dùng câu thành ngữ:Thần hồn nát thần tính để nói vể tâm lý lo sợ do thần kinh quá nhạy cảm sinh nghi thần quỷ.
 
Những câu này rất quen thuộc với dân Việt Nam chúng ta, rất hay, nhờ vậy mà em mới biết nguồn gốc những câu nói đó, thanks chị nhiều nhiều :KSV@03:
 
×
Quay lại
Top