Truyện cười dân gian

Ankiko san

ずっと一緒
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/11/2014
Bài viết
808
truyện cười dân gian và đôi nét cần biết
0000008_truyen-cuoi-dan-gian_80.jpeg

Truyện cười dân gian sẽ mang lại cho các bạn những tiếng cười bất chợt. Chắc hẳn bạn đã từng nghe những câu truyện cười dân gian do bố mẹ hoặc bạn bè mình kể. Hãy đọc và thưởng thức những giây phút cực kỳ thoải mái với thể loại truyện rất được yêu thích này. Chúc mọi người luôn vui


Nhân đức..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN


Có người hay nói nịnh. Một hôm, đến thăm quan huyện, vừa vào dinh, đã khen rối rít:

- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Hôm qua, vừa bước chân vào địa hạt ta tận mắt tôi thấy cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.

Quan nghe, cũng chối tai, nhưng vẫn cười gượng. Một lúc, dân tới báo đêm qua cọp bắt mất ba mạng người, xin quan đưa lính về bắn trừ đi, kẻo nó ăn hết thiên hạ.

Quan huyện quay lại hỏi khách:

- Sao ngài bảo trông thấy cọp bỏ đi cả rồi !

Người kia bí quá, nói liều:

- Chắc quan huyện bên cạnh cũng nhân đức chẳng kém gì quan lớn, nên nó không có chỗ trú chân, đành phải quay trở lại huyện nhà.
Tin ma quỷ..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN


Ông chủ nhà hỏi đứa ở:

- Mày có tin ma quỷ không?

- Thưa không.

- Tại sao tuần rồi mày xin phép về chôn ông già vợ mày mà sáng nay ổng lại đến tìm mày?
Còn mười năm nữa ai nuôi..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN


Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: – Cả hai bố con anh đều thọ. Bố anh sống đến tám mươi, còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi! Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: – Tôi bảo bố con anh sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc? Anh ta mếu máo: – Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?
Tốc độ phát triển các nước!
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Trong một cuộc thi về tốc độ phát triển các nước trên thế giới, Có 3 nước tham gia là Mỹ, Nhật và Việt Nam.

Nước Mỹ lên tiếng trước...

- "Nước tôi là số 1, Nếu chúng tôi đào xuống đất 10m thì phát hiện ra dây điện ngầm...trong khi các anh còn chưa có dây điện trần. Nguồn điện bắt đầu từ đó."

- Nước Nhật tức giận..."Như thế mà cho là phát triển hả? Nếu như chúng tôi đào xuống 50m thì đó là nơi chúng tôi chôn dây cáp quang...Đó là lúc internet xuất hiện đầu tiên."

Đến lượt Việt Nam: Loay hoay mãi chẳng biết làm sao? Nhưng vì cuộc thi nên cũng phải đào... Đào mãi, đào mãi chẵng thấy dây gì..Suy nghĩ một hồi rồi trịnh trọng tuyên bố:

- "Các nước mấy chú còn lạc hậu quá.! Chúng tôi đào hoài mà không thấy gì chứng tỏ lúc bấy giờ nước tôi đã bắt đầu dùng wireless (không dây)..."
Chiếm hết chỗ…
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN


Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:

- Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

- Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!

Người giàu nói:

- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

- Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi
Câm điếc…
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

“Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân” (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

“Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức” (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

- Ta cho phép, quan cứ nói.

- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

- Vậy thần xin mạo muội thưa: “Quan tắc cổ, dân tắc cổ” có nghĩa là “trên cũng câm, dưới cũng câm,” thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn “đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân” tức là “đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn”.

- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. “Thượng ung tai, hạ ung tai” có nghĩa là “đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai”, là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng “ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ” nghĩa là “ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu”.

Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và “chọc” nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.
Lừa
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Hai chàng keo kiệt nói với nhau

- Tí, cậu cho mình mượn bao diêm!

- Không, cậu không lừa được tớ đâu!
- Lừa chuyện gì?
- Mỗi lần tớ cho cậu mượn bao diêm, cậu trả lại đều thiếu mất 1 que!

nguồn:https://www.truyencuoihay.vn/
 
Góp vui với nhé:

Tam đại con gà


Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

- Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới tìm cách đón về dạy cho con ngoan ngoãn và học giỏi

- Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.

- Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

- Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên gi.ường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

- Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?

- Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."

- Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?

- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Sưu tầm)
 
×
Quay lại
Top