Trung tâm ngoại ngữ và người KHÔNG CẦN KHÔNG THÍCH Tiếng Anh

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Thông thường, người KHÔNG CẦN KHÔNG THÍCH khi quyết định học TA ở một TT, họ thường vì các lý do sau:

1. Trung tâm uy tín, tên tuổi.

2. Trung tâm có cơ sở vật chất hầm hố.

3. Trung tâm có nhiều GV nước ngoài, có thể cấp bằng, chứng chỉ, hoặc chứng nhận, hoặc… ít ra cũng cấp được thẻ học viên:D

4. Trung tâm có học phí rẻ, khuyến mãi nhiều

5. Trung tâm có lobby to, tiếp tân, tư vấn đẹp, nói siêu

Dựa vào đấy, ta có thể chia TT ra làm các loại sau:

1. Đại gia:

- Có nhiều vốn, nằm chổ đẹp, có chuỗi, GV nước ngoài lượn tới lượn lui

- Khuyến mãi khủng.

- Học với đại gia không biết cũng được nhưng cũng được cái tiếng nhỉ

2. Tiểu nông:

- Mặt bằng nhỏ, nhân sự vài chục, vốn ít, học phí rẻ

- Xuất hiện, biến mất như hoa phù dung.

3. Tiểu thương:

- Không cần mặt bằng, có chổ dạy thôi, ai cần gì dạy cái đó.

- Thường có sản phẩm thực dụng hơn tiểu nông.

4. Công tử:

- Được bảo kê, con dòng chánh thất

- Chơi nhiều hơn làm việc, yếu nên không dám ra gió.


Tâm lý của người học KHÔNG CẦN KHÔNG THÍCH:

1. Tâm lý ngon bổ rẻ.

2. Tâm lý đồ mắc (đắt) chắc nó chất lượng.

3. Tâm lý chuộng nước sơn tốt.

4. Tâm lý bằng cấp, chứng chỉ.

5. Tâm lý ăn chắc mặc bền ( khoái bảo hành)

6. Tâm lý chuộng đồ có khuyến mãi

7. Tâm lý ngại vạch áo cho người xem lưng


với đống tâm lý này. Xin lỗi, lừa họ dể hơn dạy họ.


Đáng lẽ ra, khi quyết định học, họ cần chú ý những điều này:

1. Giáo trình hay là như nào?, giáo viên giỏi là như nào ?

2. Liệu trình độ như mình thì học được không? nếu được thì bao lâu?

3. Yêu cầu của khóa học như nào? (Liệu mình có sắp xếp được thời gian và công sức cho việc học không? và các yêu cầu khác nửa)

4. Mình sẽ học được tới mức nào.



Vì thế Trung tâm sẽ xử lý họ như này:

1. PR và marketing mạnh để đánh tâm lý

Quảng cáo rầm rộ, khuyến mại tưng bùng mùa mua chử::( học một khóa tặng một khóa( mua một tặng một). Học dở dạy kèm thêm( sửa và bảo hành), đổi GV và lớp học nếu thấy không hợp ( đổi sản phẩm kém, complain người bán hàng), bảo lưu học phí ( duy trì gia hạn dịch vụ)…


Tư vấn viên làm họ đắm đuối với sự quyến rũ của những khóa học và giáo trình: hàng em tươi lắm, ngon lắm, nhiều lựa chọn lắm, bao ăn luôn, nhà em ngay kia sao lừa anh giai được, anh giai ăn là phải lựa hàng này ai lại đi ăn hàng rẻ tiền người ta cười cho, ông A bà B trên tỉnh còn mua hàng của em, hàng này chỉ mỗi nhà em có bán…:-(||>


Sao mà họ giỏi thế, sao mà thương người học quá.


2. Phương pháp dạy thần thánh


Học đâu xài đó, không cần học bài hay làm bài tập chi cả, lười cở nào cũng giỏi. Học 3 tháng nói chuẩn như ngươi Mỹ. Thật là những lời ngọt ngào bay bổng.=;

Để đối phó với người lười học, họ nghĩ ra phương pháp dạy kiểu đàm thoại cặp câu. Dùng GV nước ngoài, nước trong luyện cật lực. Những người học loại này vốn lười học bài, trình độ thấp (nhưng dấu dốt) rất khoái. Thay vì học đều 6 yêu cầu của TAGT (từ, mẫu câu, phát âm, ngữ điệu, ý, cách diễn đạt) – điều này vốn đòi hỏi người học phải bỏ công học bài và luyện tập thường xuyên. Họ lại tập trung vào luyện giọng ( tức là phát âm và ngữ điệu). Việc này có 2 lí do:

- Người dở Tiếng Anh vốn không thể phân tích bài học, giáo trình,cấp độ TAGT, giáo viên) nhưng thấy tiến bộ trong phát âm và ngữ điệu là khoái rồi.

- Tìm Giáo viên có ý, biết dạy, biết hùng biện Tiếng Anh rất khó. Còn GV nhái được giọng Mỹ thì đầy.

Có khi nào không học bài, không dịch, không đọc thêm, tối đến thì ghé qua TT nói trí trá vọt vẹt vài câu Tiếng Anh “giọng Mỹ” với GV nước ngoài là nói được TA sao.

Tôi rất nể giáo viên trung tâm Anh Ngữ hiện nay vì họ “dạy” được cho cả người mua chữ (không thích ,không cần, lười và dở Tiếng Anh.)

3. Nghỉ học đi, TT còn nhiều người muốn học ngoài kia.

Cho dù trình độ Tiếng Anh tệ đến đâu nhưng họ ( người không thích, không cần, lười và dở TA) cũng nhận ra TT đã không làm được điều đã nói. Họ nhận ra là họ học hoài mà chẳng đi đâu hết, nhòm tới nhòm luôi cũng có vài câu thoại, họ không thể giải thích một idea cho ra hồn, Họ chán với mấy trò chơi của GV ( chơi gì mãi mà không chán). Học càng cao càng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức (họ không có hai thứ đó).

Họ quyết định nghỉ chơi.

Nếu họ hỏi TT sao "hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều", TT sẽ có 1080 lý do giải thích vì sao những người này thất bại( khỏi cần nói cũng biết).

Thế đấy, họ có cách chiêu dụ hay, họ cũng có lý do giải thích cho sự thất bại của người học :LÀ TẠI NGƯỜI HỌC CHỨ KHÔNG PHẢI TRUNG TÂM. Tài chưa?

Người không thích không cần nhưng muốn giỏi TA trong thời gian ngắn còn đầy. Không việc gì phải lưu luyến một cái vỏ chanh.

Không TT nào lừa người học, TT chỉ nói những gì người học muốnthích nghe, và những gì TT cần và thích nói mà thôi.

TT chỉ không nói những gì người học cần nghe - vì người học đâu có thích nghe nhưng gì họ cần nghe - TT cũng vậy:D.

Tớ không nói dối, tớ chỉ không nói thật mà thôi. Trách tớ sao được.>:)
Nguyễn Cao An Tôn- speaking teacher

nguyenannaneyugn@gmail.com

Thủ Đức dist, HCMC
 
×
Quay lại
Top