Trung quốc: Sự quay đầu của nền kinh tế

tanhvn

Thành viên
Tham gia
18/9/2011
Bài viết
11
Bây giờ không còn giống như một thập kỷ trước, lúc mà các doanh nhân phương Tây còn nghĩ về các tập đoàn Nhà nước của Trung Quốc như các công ty quốc doanh ốm yếu của Đông Đức hay Liên Xô. Nhưng đúng là tại thời điểm đó các công ty Trung Quốc hoạt động như sau. Một ngày mới bắt đầu lúc sáu giờ với việc hô to khẩu hiệu và hát Quốc ca, trong từng nhà máy các công nhân Trung Quốc đi diễu hành vào khu sản xuất. Trong công xưởng người ta có thể thấy câu khẩu hiệu: “Chúng ta đang đóng góp cho công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội” xuất hiện trên những tấm băng-rôn đỏ treo khắp các bức tường. Khi chiều xuống, đúng năm giờ, tiếng chuông báo giờ tan tầm reo lên, tất cả công nhân rời khỏi xưởng sản xuất và đi về những khu tập thể do công ty xây dựng. Lúc đó lao động chỉ nhằm mục tiêu lây thành tích nên làm theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Đồng thời các công ty nhà nước lớn được coi như là những thực thể ngốn tài nguyên, lãng phí nguồn lao động và tạo ra các sản phẩm không có tính cạnh tranh.
Mặc dù sự hợp tác với Đông Đức cũng như phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác không còn nữa, các công ty quốc danh Trung Quốc vẫn còn đang tiếp tục phát triển. Chúng đóng góp gần 40% tổng thu nhập quốc dân của Trung Quốc. Và không chỉ có thế, các công ty này được xem là những công ty tạo ra lợi nhuận tốt nhất thế giới. Haier là một ví dụ điển hình. Khởi đầu là một công ty sản xuất tủ lạnh tại một thành phố là thuộc địa trước kia của Đức, Thanh Đảo. Với hơn 70.000 nhân công và doanh thu năm 2010 hơn 20 tỷ Đô-la Mỹ, Haier được đánh giá là tập đoàn đa quốc gia về sản xuất đồ gia dụng lớn nhất thế giới. Sinopec, Huanend Group, Baostell cũng là những cái tên thành công trên thị trường thế giới với việc nằm trong danh sách các công ty dẫn đầu về lĩnh vực mà họ đang kinh doanh. Quan điểm cho rằng chỉ có các công ty kinh doanh tư nhân mới biết cách tạo ra lợi nhuận trong trường hợp điển hình là Haier đã không còn chính xác.
Để đạt được những thành tựu như vậy, chính sách phát triển công nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Chính quyền trung ương lẫn các địa phương đã xác định các ngành công nghiệp sản xuất Ô tô, Hóa chất, Thép, năng lượng Mặt trời cũng như là sản xuất máy bay là các ngành công nghiệp trọng điểm và tăng cường đầu tư cho những ngành đó. Các ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước đóng góp một phần lớn cho thành công của các tập đoàn Nhà nước, bằng cách họ cung cấp một cách hào phóng lượng lớn tín dụng cho các tập đoàn này. Hơn thế nữa lãi suất cho vay lại được điều chỉnh bởi Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Nhưng cách đây ít tuần Ngân hàng trung ương đã cho phép các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất cho vay của ngân hàng mình dao động quanh lãi suất chỉ định, để phần nào đó tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường cho vay.
a.jpg
Với cách thức trên chính phủ Trung Quốc cũng ngày càng lớn mạnh. Bởi một phần lợi nhuận từ các tập đoàn-doanh nghiệp nhà nước lại chạy vào ngân sách quốc gia, đó là chưa kể khoản thu thuế khổng lồ từ các công ty nhà nước.
Và không chỉ có thế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc áp dụng mô hình kinh doanh của các công ty quốc doanh. Tôi đã truy cập vào website của 2 công ty lớn của Trung Quốc. Đó là Yingli, công ty sản xuất các tấm quang điện lớn thứ hai Trung Quốc, và Sany, một công ty sản xuất máy móc rất thành công trong khoảng thời gian gần đây. Ở hai công ty này các công nhân được chia thành từng tổ lao động. Tương tự nhà các doanh nghiệp nhà nước trên các bức tường cũng như hàng rào bao quanh công xưởng đều treo các tấm băng-rôn đỏ với khẩu hiệu khuyến khích lao động. Hơn thế nữa những người quản lý doanh nghiệp cố gắng duy trì một mối quan hệ tốt nhất đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Các công ty này được thành lập bởi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và hiện vẫn đang được lãnh đạo bởi lực lượng này. Người sáng lập Yingli Miêu Liên Sanh đã có nhiều năm phục vụ trong quân đội và mối quan hệ thân thiết này đã đóng góp rất nhiều vào sự thành công của công ty.
Cũng như thế đối với Huawei, tập đoàn đa quốc doanh đầu tiên ở Trung Quốc đã đánh bật các công ty phương Tây ra khỏi thị trường trong nước và trở thành tập đoàn điện tử viễn thông lớn thứ hai thế giới, cũng được thành lập bởi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nhậm Chính Phi trong thời đại của Mao là một kỹ sư trưởng trong Quân đội và hiện giờ vẫn là một Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc giống như phần lớn các doanh nhân thành công khác.
Đã từ lâu các cường quốc phương Tây như Mỹ, Đức và nhiều quốc gia phương Tây khác đã có sự phòng thủ trước sự lớn mạnh của các ty quốc doanh Trung Quốc. Hiệp hội khuyến khích phát triển hệ thống mạng giành cho công tác nghiên cứu của Đức (DFN-Verein) đã giao việc mở rộng hệ thống mạng nghiên cứu khoa học của mình cho các công ty Israel. “Trung Quốc không phải là đồng minh của các quốc gia phát triển, mà là một đối thủ tiềm năng”, David Wolf-tác giả của một cuốn sách viết về thị trường viễn thông Trung Quốc, đã cảnh báo như thế.
Tuy nhiên nhiều công ty phương Tây vẫn tiếp tục phớt lờ cành báo của Wolf. 45 trong số 50 tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới vẫn sử dụng các thiết bị sản xuất từ Huawei để phát triển hệ thống của mình. Thậm chí các đối thủ cạnh tranh như Ericsson hay Cisco cũng để việc gia công sản phẩm của mình được thực hiện ở Trung Quốc, mà không lo ngại các vấn đề bảo mật, theo một nghiên cứu về Huawei của viện doanh nghiệp Mỹ AEI.
Đằng sau các quan ngại về việc sẽ bị đánh cắp bản quyền sản phẩm là những động cư khác được che giấu. Trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống hiện nay ở Mỹ, vấn đề tẩy chay hàng hóa Trung quốc được đưa ra để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Và trong thời đại thương mại toàn cầu như hiện nay, các quốc gia luôn cố gắng thực hiện một hệ thống bảo hộ hàng hóa trong nước dù là bằng cửa sau.
Theo Felix Lee trên Zeit.de
Người dịch: Tuấn Anh
Link: https://blog.zeit.de/china/2012/07/19/die-ruckkehr-der-staatswirtschaft/
 
×
Quay lại
Top