Trăm kiểu sinh viên chống 'chuột tặc'

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Dùng bả, đánh bẫy, hay ra cố lại cửa nhà… là những cách mà sinh viên thường làm để chống lại nạn “chuột tặc”.

Vì đâu có chuột trong phòng?

Cùng chung nỗi sợ chuột như nhiều nữ sinh khác, bạn Thương Thương (ĐH Hòa Bình, đang trọ tại Mễ Trì, Từ Liêm) cho rằng do phòng trọ thuộc loại ẩm thấp nhất trong khu nên chuột thích tìm làm nơi trú ngụ.Thương kể lại: “Phòng mình thấp nên những hôm mưa gió cũng ẩm ướt lắm, nhân cơ hội đó chuột cũng hoành hành nhiều hơn. Ba đứa đang ngồi ăn cơm thế mà chuột vẫn to gan mò vào rình rình bao gạo, đứa nào cũng sợ chuột nên thấy thế bỏ hết bát đũa chạy tót lên gi.ường rùi vớ được cái gì đáp cái đấy. Chờ nó chạy đi mới dám xuống rùi vội vàng đóng chặt cửa lại”.

665550-1.png
Những khu trọ của nam sinh viên thường khá bừa bộn là nơi nhưng chuột thường xuyên trú ngụ
Trong khi đó, bạn Tấn Đạt (sinh viên ĐH Bách Khoa) lại cho rằng chuột thường xuyên hoành hành trong phòng trọ của là do “phòng toàn con trai nên bọn mình ngủ không mấy khi mở cửa”. Bạn Vũ Hòa, hiện đang ở khu trọ tại Cổ Nhuế chưa từng bị chuột hỏi thăm trong phòng nhưng lại bị làm phiền giấc ngủ hàng đêm. Cậu bạn này cho biết, phòng trọmình lợp ngói, có đóng trần nhựa. Nhưng chính vì đóng trần không kín nên tạo ra khoảng trống để chuột làm tổ rất hợp lý.

Vì vậy mà chuột càng được đà hoành hành, đêm đêm chúng bò theo đường dây điện rùi rúc rich với nhau trên trần nhà, không sao mà ngủ được. Nhiều sinh viên cũng cùng đưa ra quan điểm khi cho rằng không phải cứ ở bẩn thì mới có chuột hoành hành trong phòng trọ. Bạn Kim Dung ( ĐH Công Nghiệp Hà Nội) hiện đang trọ tại khu phố Trần Bình (Mai Dịch, Hà Nội) nói như thanh minh: “Không chỉ phòng mình mà phòng các bạn trong khu này đều mới xây dựng nên cũng rất sạch sẽ. Thế mà chuột vẫn hoành hành, chạy ra chạy vào là chuyện bình thường. Gần khu trọ của mình có một cống nước thải rất lớn. Có lẽ chuột từ đó mà chạy vào”.

665550-2-27.jpg
Những khu vệ sinh chung gáu bẩn do "cha chung không ai khóc"
Tuy đưa ra nhiều lý do để giải thích cho việc chuột thường xuyên vào trú ngụ nhưng ít có sinh viên nào dám thừa nhận khu trọ mình đang ở vệ sinh kém. Đa số những nơi chuột trú ngụ trong phòng thường là những khu vực kín đáo như tủ quần áo, góc bồn rửa, bồn vệ sinh… nhưng không thường xuyên được lau dọn, vệ sinh. Bạn Quang Dũng (ĐH Thủy Lợi) cũng thừa nhận: “ Nhìn chung toàn mấy cậu con trai ở với nhau nên cũng có phần bừa bộn nên chuột mới có điều kiện “tấn công”. Khu vực sân rửa bát và vệ sinh của khu trọ mình toàn sinh viên nên cũng không ai bảo được ai. Vì vậy, mất vệ sinh cũng không ai chịu lau dọn”.

Trăm kiểu sinh viên bẫy chuột

Quyết tâm không để chuột trở thành nỗi ám ảnh của cả phòng, Thương Thương suy nghĩ mọi phương thức để diệt chuột. “Thấy chuột có vẻ quen mùi với chỗ để bao gạo, mình mua thuốc về để bẫy. Nhưng gậy ông đập lưng ông, chuột ăn xong, trúng bả chui ngay vào gầm tủ quần áo và nằm chết ở đó, mùi hôi thối bốc lên lại phải dọn dẹp càng kinh khủng hơn. Thôi thì đành: Thấy thì đuổi, coi như sống chung với chuột.

Cũng cùng chia sẻ này, bạn Vũ Hòa sau nhiều đêm thức bẫy chuột không thành nên đành chọn giải pháp “sống chung với chuột”.“Đêm nào chúng nó hoành hành quá đành phải lãng phí số điện thắp bóng cả đêm để cho lũ chuột sợ. Chứ tắt điện chúng rúc rích là không thể ngủ được”. Cậu bạn này tâm sự.

665550-3-25.jpg
Sinh viên vật lộn để đuổi chuột khỏi phòng
665550-4-21.jpg
Một căn phòng nhỏ nhưng cũng có tới 2 con chuột bị tiêu diệt
Nhiều khu trọ, sau khi thử bẫy chuột giăng khắp nhà nhưng vẫn không thấy chú chuột nào dính bẫy, một số bạn sinh viên cũng đề xuất nuôi một chú mèo nhỏ trong nhà. “Mình không ngờ nuôi mèo lại có tác dụng đến thế. Chỉ sau một tuần, phòng trọ của mình đã không còn bóng dáng chú chuột nào. Thấy hiệu quả, mình thả cho mèo chạy khắp khu trọ vào buổi tối. Vậy nên xóm trọ bây giờ cũng “bình yên” hơn hẳn”.

Quyết tâm không sống chung với chuột, Quang Dũng đã vận động các bạn sinh viên trong xóm trọ dành ngày Chủ nhật hàng tuần để “tổng vệ sinh” toàn khu trọ. Những phòng trọ nào không thể tham gia làm vệ sinh ngày chủ nhật thì sẽ được bố trí công việc dọn dẹp vào các ngày khác trong tuần. “Nhờ vậy mà giờ đây khu mình còn có cả “Ngày chủ nhật xanh” nữa. Mỗi người chỉ cần có ý thức hơn một chút là cũng không thấy chuột hoành hành nữa”. Cậu bạn này hóm hỉnh chia sẻ về “thành tích” đặc biệt của toàn xóm.

Theo VTC
 
×
Quay lại
Top