Sinh Trắc nghiệm quy luật phân ly Mendel ( sinh 12 )

cspsk45

thành viên cực thân
Staff member
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/1/2012
Bài viết
901
E kiếm đc mấy câu hỏi về phần quy luật phân ly của Mendel, phần này dễ lại có khá nhiều trong đề thi ĐH, các anh chị năm nay thi khối B có thể tham khảo chút, mong có thể giúp đc gì cho m.n :d
Phần đáp án ở dưới m.n làm xong có thể so đ/a
Câu 12 còn nhiều tranh cãi chưa thống nhất kq nên ai có ý kiến thì cứ trình bày để m.n cùng hiểu nhé!




1. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng:

A. Không thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau

B. Có nhiều cặp tính trạng tương phản

C. Cho số lượng cá thể ở thế hệ sau lớn

D. Tự thụ phấn chặt chẽ

2. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là:

A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng

B. Cơ chế nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh

C. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh

D. Sự tự nhân đôi của NST, sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh

3. Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp :

A. Tạp giao B. Lai phân tích

C. Phân tích cơ thể lai D. Lai thuận nghịch

4. Khi đem lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là:

A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 3 : 3 : 1 :1. C. 3 : 3 : 3 : 3 D. 9 : 3 : 3 : 1

5. Một thứ tínhtrạng do 2 gen alen chi phối, nếu gent rội di truyền theo kiểu trội không hoàn toàn thì hiện tượng này sẽ được xác định khi:

A. Lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản xuất hiện F1 đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian

B. Khi lai giữa 2 cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 2 : 1

C. Tính trạng đó gồm có 3 tính trạng tương ứng

D. Tất cả đều đúng

6. Thế nào là lai 1 cặp tính trạng?

A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

7. Theo định luật Menden 2

A. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

B. Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

C. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

D. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

8. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:

A. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng qua các thế hệ

B. Cá thể F2 bị bất thụ

C. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai

D. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất đi sự ổn định của giống

9. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau về các alen nói trên?

A. 1 kiểu gen B. 2 kiểu gen C. 3 kiểu gen D. 4 kiểu gen

10. Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền:

A. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

B. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ

C. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

D. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ

11. Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là:

A. Phương pháp tạp giao B. Phương pháp phân tích di truyền giống lai

C. Phương pháp lai phân tích D. Phương pháp tự thụ

12. Điều kiện nào dưới đây không phải là nghiêm đúng cho định luật đồng tính và phân tính của Menden:

A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản

B. Tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định

C. Các cá thể phải có khả năng sống như nhau mặc dù kiểu gen khác nhau

D. Phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn

13. Điểm giống nhau trong kết quả lai 1 tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn :

A. Kiểu gen và kiểu hình F1 B. Kiểu hình F1 và F2.

C. Kiểu gen và kiểu hình F2. D. Kiểu gen F1 và F2

14. Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

A. Trội hoàn toàn B. Phân li độc lập

C. Phân li D. Trội không hoàn toàn.

15. Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập nghiệm đúng là:

A. Một gen quy định 1 tính trạng tương ứng

B. Trội - lặn hoàn toàn

C. Mỗi cặp gen quy định 1cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng

D. P thuần chủng

16. Để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực hiện cách sau:

A. Cho các cây thuần chủng tự thụ và theo dõi qua nhiều thế hệ

B. Cho lai phân tích giữa cơ thể mang tính trạng này với cơ thể mang tính trạng kia

C. Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tínhtrạng khác nhau, tính trạng nào xuất hiện ở F1 là tính trội

D. Cả A, B đều đúng

17. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào?

A. ¼ giống bố đời P: 2.4 giống F1: ¼ giống mẹ đời P

B. ¾ giống mẹ đời P: ¼ giống bố đời P

C. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: ¼ giống bên còn lại đời P.

D. ¾ giống bố đời P: ¼ giống mẹ đời P.

18. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở các thế hệ mang kiểu gen dị hợp đó:

A. Gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp

B. Gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn

C. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y

D. Gen lặn gây chết

19. Lai phân tích là phép lai:

A. Thay đổi vai trò của bố mẹ trong qua trình lai dể phân tích vai trò của bố và mẹ trong quá trình di truyền các tính trạng

B. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp với 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn

C. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn

D. Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen

20. Với P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen đối lập, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì:

A. F1 đồng tính trong quy luật tương tác át chế

B. F1 đồng tính

C. F1 đồng tính trong quy luật hoán vị gen

D. F1 đồng tính trong quy luật đồng tính

21. Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. B. 100% trung gian.

C. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn. D. 3 trội : 1 lặn.

22. Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A. Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ

C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

23. Theo định luật phân li của Menden :

A. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 đều đồng tính

B. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ

C. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ

D. Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ

24. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình lặn, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?

A. 2 phép lai B. 3 phép lai C. 4 phép lai D. 1 phép lai

25. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết:

Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau?

A. 4 kiểu B. 6 kiểu C. 2 kiểu D. 3 kiểu

26. Ở hoa dạ lan, khi lai giữa 2 thứ hoa dạ lan thuần chủng: thứ hoa đỏ(AA) với hoa trắng (aa) thì ở F1 thu được các cây đồng loạt có hoa màu hồng. Tính trạng màu hoa hồng được gọi là:

A. Tính trạng trội không hoàn toàn B. Tính trạng trung gian

C. Tính trạng trội D. A, B đúng

27. Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tínhtrạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp?

A. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp

B. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp

C. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp

D. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp

28. Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:

A. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn

B. Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng

C. Kiểm tra các cơ thê mang kiểu hình trội mang cặp nhân di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử

D. Xác định các cá thể thuần chủng

29. Một gen quy định 1 tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành:

A. Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa. B. Tự thụ phấn

C. Lai phân tích D. Cả a, b, c.

30. Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là:

A. Lai thuận nghịch B. Lai phân tích C. Tạp giao D. Tự thụ

31. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở:

A. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn

B. Cơ thể mang kiểu gen dị hợp

C. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp

D. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội

32. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp:

A. Lai phân tích B. Lai thuận nghịch C. Phân tích cơ thể lai D. Tạp giao

33. Điêù kiện nghiệm đúng cho định luật đồng tính và phân tính của Menden:

A. Tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn

B. Phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn

C. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản

D. Tất cả đều đúng

34. Để có thể lựa chọn các cây đậu Hà Lan thuần chủng dùng làm bố mẹ trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành:

A. Kiểm tra kiểu hình qua nhiều thế hệ tự thụ, cây thuần chủng sẽ có biểu hiện tính trạng ổn định

B. Tiến hành lai phân tích của các cây có kiểu hình trội

C. Tạp giao giữa caf1c cây đậu Hà Lan để lựa chọn những cây đậu có tính trạng ổn định

D. Thực hiện việc lai thuận nghịch giữa các cá thể bố mẹ để kiểm tra kết quả lai

35. Menden đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này:

A. Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần 1 loại giao tử

B. Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1

C. Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ

D. Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ

36. Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách:

A. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn

B. Lai giữahai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản

C. Lai giữa cơ thể dị hợp với cơ thể có kiểu hình lặn

D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn

37. Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử tỉ lệ 1 : 1.

B. Mỗi cá thể đời F1 cho một loại giao tử mang gen khác nhau.

C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1.

D. Mỗi cá thể đời P cho một loại giao tử mang gen khác nhau.

38. Ở thực vật hiện tượng tạp giao là hiện tượng:

A. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây và giữa các hoa của các cây khác nhau cùng một loài

B. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây

C. Thụ phấn giữa các hoa của các cây khác nhau thuộc cùng 1 loài

D. Thụ phấn xảy ra trên cùng một hoa

39. Với 2 alen B; b trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau:

A. BB, Bb, bb B. Bb C. BB, bb D. B, b

40. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp:

A. Lai xa, tự thụ B. Tự thụ, lai phân tích

C. Tự thu, lai thuận nghịch D. Lai phân tích

41. Định luật Menden 1 còn gọi là định luật ……….; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng …….; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng…….

A. Đồng tính; trội; lặn B. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn

C. Đồng tính; trung gian; lặn D. Phân tính; trội; lặn

42. Menđen giải thích định luật phân tính bằng:

A. Hiện tượng phân li của các cặp NST trong gián phân

B. Hiện tượng trội hoàn toàn

C. Giả thuyết giao tử thuần khiết

D. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể (NST) đồng dạng trong giảm phân

43. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:

A. Cá thể F2 bị bất thụ

B. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai

C. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất phẩm chất của giống

D. Duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ

44. Theo Menden các tính trạng được xác định bởi các…….và có hiện tượng…… khi F1 hình thành giao tử:

A. Gen; giao tử thuần khiết

B. Nhân tố di truyền; giao tử thuần khiết

C. Nhân tố di truyền; phân ly của cặp alen

D. Gen; phân ly ngẫu nhiên

45. Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền học trước đó là gì?

A. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tính trạng.

B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu

C. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.

D. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST.

46. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?

A. Bố: AA x Mẹ: aa à con: 100% Aa B. Bố: aa x Mẹ: AA à con: 100% Aa

C. Bố: aa x Mẹ: aa à con: 100% aa. D. Bố: AA x Mẹ: AA à con: 100% AA.

47. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính về kiểu hình, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?

A. 1 phép lai B. 4 phép lai C. 2 phép lai D. 3 phép lai

48. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?

A. Do F1 tập trung được các tính trạng có lợi cho bố mẹ

B. Do F1 thể hiện ưu thế lai có ích cho sản xuất

C. Do F1 có tính di truyền không ổn định, thế hệ sau sẽ phân ly

D. Do F1 có khả năng sống thấp hơn so với các cá thể ở thế hệ P

49. Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình như thế nào?

A. 100% đồng tính

B. 2.3 cho F3 đồng tính giống P: 1.3 cho F3 phân tính 3: 1

C. 100% phân tính.

D. 1.3 cho F3 đồng tính giống P: 2.3 cho F3 phân tính 3: 1.

50. Khi đem lai phân tich các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã nhận biết được điều gì?

A. 2.3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 1.3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

B. 1.3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2.3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

C. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1.

D. 100% các thể F2 có kiểu gen giống nhau.

51. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng:

A. Có nhiều cặp tính trạng tương phản

B.Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau

C. Tự thụ phấn chặt chẽ

D. Thời gian sinh trưởng khá dài

52. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là:

A. Sự phân ly ngẫu nhiên của cặp NST đồng dạng mang gen trong nguyên phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh

B. khả năng tự nhân đôi của cặp NST đồng dạng trước khi bước vào giảm phân

C. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạngtrong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh

D. Sự phân ly ngẫu nhiên của cặp NST đồng dạng mang gen trong giảm phân và tổ hợp tự do chúng trong thụ tinh

53. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết:

Để cho thế hệ sau có hiện tượng đồng tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?

A. 2 phép lai B. 1 phép lai C. 3 phép lai D. 4 phép lai

54. Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì:

A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn

B. Cơ thể lai phát triển từ những loại GT mang gen khác nhau.

C. Gen trội không át chế được gen lặn.

D. Cơ thể thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết




Đáp án :

1. A

2. D

3. D

4. D

5. D

6. D

7. A

8. D

9. C

10. C

11. B

12. B

13. D

14. D

15. C

16. C

17. C

18. B

19. D

20. B

21. A

22. A

23. C

24. D

25. B

26. D

27. B

28. C

29. C

30. A

31. C

32. A

33. D

34. A

35. D

36. D

37. A

38. A

39. A

40. B

41. A

42. C

43. C

44. B

45. C

46. C

47. C

48. C

49. D

50. B

51. D

52. D

53. D

54. A


nguồn thuviensinhhoc.com
 
Theo chị nghĩ thì câu 12 là đáp án B
Vì người ta hay nói 1 gen quy định 1 tính trạng chứ không thể nói 1 cặp gen
gen là 1 đoạn của phân tử ADN
nó không tồn tại thành từng cặp nên không dùng từ "cặp gen" được!
 
câu 12 e thiên về đ/a A hơn
đ/a B theo e thì vẫn đúng vì tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng ==> ADN cũng tồn tại thành từng cặp tương đồng ==> gen tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định tính trạng nên có thể ns là tính trạng do 1 cặp gen quy định đc

theo câu hỏi e nghĩ định luật đồng tính và phân tính của Menden bây giờ chính là đc phát biểu bởi quy luật phân ly nên đáp án A sẽ chỉ là điều kiện nghiệm đúng cho thí nghiệm của Menden chứ ko phải là điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly


trên đây là ý kiến của riêng e về câu 12, có gì chưa chính xác mong m.n chỉ giáo thêm
hihi, phản pháo lại chị Linh nè:KSV@01:
 
ừ ^ ^
ADN là 1 chuỗi polypeptide, nó cuốn quanh lõi protein histon
Sau đó cuộn xoắn dần tạo thành NST, NST mới tồn tại thành từng cặp tương đồng
nên hình như người ta không nói ADN tạo thành từng cặp tương đồng đâu :)
 
ừ ^ ^
ADN là 1 chuỗi polypeptide, nó cuốn quanh lõi protein histon
Sau đó cuộn xoắn dần tạo thành NST, NST mới tồn tại thành từng cặp tương đồng
nên hình như người ta không nói ADN tạo thành từng cặp tương đồng đâu :)

hihi, nhg e ko pit gọi = gì nữa, pit là ko đúng nhg cũng đành mượn tạm:d
 
câu 12 e thiên về đ/a A hơn
đ/a B theo e thì vẫn đúng vì tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng ==> ADN cũng tồn tại thành từng cặp tương đồng ==> gen tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định tính trạng nên có thể ns là tính trạng do 1 cặp gen quy định đc

theo câu hỏi e nghĩ định luật đồng tính và phân tính của Menden bây giờ chính là đc phát biểu bởi quy luật phân ly nên đáp án A sẽ chỉ là điều kiện nghiệm đúng cho thí nghiệm của Menden chứ ko phải là điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly


trên đây là ý kiến của riêng e về câu 12, có gì chưa chính xác mong m.n chỉ giáo thêm
hihi, phản pháo lại chị Linh nè:KSV@01:

em nói sai một số chỗ (a đã bôi xanh ở trên)
1. ADN ko tồn tại thành từng cặp tương đồng. Khi em học về NST, các mức cấu trúc của NST đã chỉ rõ: ADN mạch kép -> nucleoxom d=10nm -> sợi nhiễm sắc d=30nm (sợi solenoid) -> cuộn xoắn kiểu day thừng d = 300nm -> cromatit d= 700nm
- gen cũng ko tồn tại thành từng cặp. xét trên các bài tập định luật di truyền như thế này,2 thuật ngữ "gen" và "alen" được hiểu với ý nghĩa giống nhau. Về bản chất, 1 gen gồm 2 alen, alen là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen nằm cùng vị trí, đối xứng nhau trên các NST của cặp tương đồng, quy định sự biển hiện khác nhau của cùng 1 TT. A hiểu ý của e là nói đến cái này, nhưng e cố gắng hiểu bản chất. hì
2. Đã gọi là điều kiện nghiệm đúng thì, phải là theo đúng đk thì kết quả phép lai mới theo đúng quy luật, nên phải là đk nghiệm đúng của quy luật, làm thí nghiệm tất nhiên phải theo đk thì mới tính kq theo quy luật được.
ĐL đồng tính và phân tính là menđen phát biểu về 1 TT -> câu A đúng
Chắc e nghĩ là khi lai 2,3,4 ...TT , bố mẹ TC khác nhau về các cặp TT là sẽ cho con lai đồng tính trội, chứ ko nhất thiết phải 1 đúng ko? nhưng đề bài là quy luật phát biểu của menđen, ( đúng như menđen phát biểu), chứ ko phải là sau này, các nhà khoa học đã chứng minh cho nhiều TT

Về câu 12, thì theo a lại chọn ý C. Vì ta xét tỉ lệ con lai, với số lượng cá thể đủ lớn ( câu D) , là xét tỉ lệ xấp xỉ, tương đối chứ ko phải tuyệt đối, đáp án này là cho điều kiện nghiệm đúng của di truyền cân bằng quần thể ( ĐL Hardy-vanbec) . Xét trên một khía cạnh khác, là đk này sẽ áp dụng chủ yếu cho đối tượng là động vật , đối với đối tượng TV (đặc biệt là đậu Hà Lan mà menđen đã chọn) thì khả năng sinh sản và sinh sống rất cao ....-> chọn đáp án C.

Chúc e học tốt !

Hix. mỏi tay quá .... :KSV@08:
 
2. Đã gọi là điều kiện nghiệm đúng thì, phải là theo đúng đk thì kết quả phép lai mới theo đúng quy luật, nên phải là đk nghiệm đúng của quy luật, làm thí nghiệm tất nhiên phải theo đk thì mới tính kq theo quy luật được.
ĐL đồng tính và phân tính là menđen phát biểu về 1 TT -> câu A đúng
Chắc e nghĩ là khi lai 2,3,4 ...TT , bố mẹ TC khác nhau về các cặp TT là sẽ cho con lai đồng tính trội, chứ ko nhất thiết phải 1 đúng ko? nhưng đề bài là quy luật phát biểu của menđen, ( đúng như menđen phát biểu), chứ ko phải là sau này, các nhà khoa học đã chứng minh cho nhiều TT

Về câu 12, thì theo a lại chọn ý C. Vì ta xét tỉ lệ con lai, với số lượng cá thể đủ lớn ( câu D) , là xét tỉ lệ xấp xỉ, tương đối chứ ko phải tuyệt đối, đáp án này là cho điều kiện nghiệm đúng của di truyền cân bằng quần thể ( ĐL Hardy-vanbec) . Xét trên một khía cạnh khác, là đk này sẽ áp dụng chủ yếu cho đối tượng là động vật , đối với đối tượng TV (đặc biệt là đậu Hà Lan mà menđen đã chọn) thì khả năng sinh sản và sinh sống rất cao ....-> chọn đáp án C.

Chúc e học tốt !

Hix. mỏi tay quá .... :KSV@08:

chỗ bôi xanh e ko hỉu lắm, anh ns rõ 1 chút đc ko ạ?
ns về đáp án A, ý e là đ/k bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 tính trạng chỉ là điều kiện nghiệm đúng trong thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen đc ghi trong sách để ra kết quả F1 có 100% trội. Còn quy luật phân ly của Menđen thì đúng trong mọi phép lai 1 cặp TT nếu không xảy ra đột biến chứ không phải chỉ khi P t/c tương phản thì quy luật ms đúng
Còn về đ/a C e thấy lập luận như a cũng đúng
Và bây giờ thì e sắp loạn rùi, hix:KSV@19:
thanks a nha! chúc a đạt kết quả tốt trong kì thi cuối kì sắp tới!:KSV@01:
 
chỗ bôi xanh e ko hỉu lắm, anh ns rõ 1 chút đc ko ạ?
ns về đáp án A, ý e là đ/k bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 tính trạng chỉ là điều kiện nghiệm đúng trong thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen đc ghi trong sách để ra kết quả F1 có 100% trội. Còn quy luật phân ly của Menđen thì đúng trong mọi phép lai 1 cặp TT nếu không xảy ra đột biến chứ không phải chỉ khi P t/c tương phản thì quy luật ms đúng
Còn về đ/a C e thấy lập luận như a cũng đúng
Và bây giờ thì e sắp loạn rùi, hix:KSV@19:
thanks a nha! chúc a đạt kết quả tốt trong kì thi cuối kì sắp tới!:KSV@01:

À. hóa ra e suy nghĩ theo hướng đột biến à, tưởng e suy nghĩ theo hướng mở rộng của định luật đồng tính .hì .

ý anh đó là lai các cặp bố mẹ TC về nhiều TT

VD: AABBCCDD x aabbccdd => F1 : 100% AaBbCcDd mang KH trội hay AAbbCCdd x aaBBccDD => F1: 100% AaBbCcDd mang KH trội

Như anh đã nói, đk của quy luật, mình làm theo đk đó thì sẽ cho kq như quy luật, chứ ko phải đi từ 1 đk thí nghiệm thành đk quy luật mà là nhiều thí nghiệm. Và khi đã thành quy luật, thì thí nghiệm sẽ đúng nếu theo đk của quy luật. VD, như bây h, e làm 1 thí nghiệm như Menđen chắc chắc cũng sẽ cho tỉ lệ tương đối giống với quy luật của ông hay a làm, hay bất cứ ai làm cũng thế, trên một đối tượng bất kỳ , nếu đúng các đk.

Nói về đột biến như e nói, thì em phải nhớ đến điều kiện ko thể thiếu là số lượng cá thể phải đủ lớn. tần số đột biến tự nhiên thì cực kỳ nhỏ. Khi số luợng lớn thì vẫn sẽ đảm bảo tỉ lệ tương đối theo quy luật menđen. Còn 1 điều nữa, đó là đột biến tự nhiên đã rất thấp rồi, lại càng thấp hơn khi nhân với khả năng gen chúng ta xét bị đột biến, trong cơ thể sinh vật, số lượng gen rất lớn, quy định rất nhiều tính trạng. VD ở người có hơn 2 vạn gen quy định các tính trạng về chân, tay, mắt, mũi, tóc, tai .... về màu sắc, hình dạng, kích thước, ..... nên khả năng đột biến đối với TT ta đang xét cực kỳ thấp. Thêm nữa là gen ở SV nhân chuẩn ( TV, ĐV, người) là gen phân mảnh, gồm các đoạn intron,exon , ko phải lúc nào cũng bị đột biến ở đoạn exon, rất nhiều khả năng đột biến ở đoạn intron.... Em thấy đó, 3 lần nhân bội số như vậy . E thấy khả năng bị đột biến ở TT ta đang xét sẽ thế nào ? Hì .

Thanks e với lời chúc của e ! hì
 
ko phải e định ns đến đột biến mà e muốn nhấn mạnh ở chỗ đ/k P thuần chủng tương phản chỉ là đ/k cần thiết để kết quả thí nghiệm cho F1 100% dị hợp(biểu hiện TT trội) từ đó đc kết quả như F2
còn khi e thực hiện phép lai vd như Aa lai vs Aa thì không cần đ/k P t/c tương phản thì nó vẫn đúng theo quy luật phân ly của Menđen là các alen sẽ phân ly đồng đều về các giao tử và mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen ( chỗ này e nêu đ/k ko xảy ra đột biến để kết quả tạo ra các giao tử bình thường, ko tạo ra các giao tử chứa cả 2 alen hay ko chứa alen nào, đúng theo quy luật phân ly)
 
ko phải e định ns đến đột biến mà e muốn nhấn mạnh ở chỗ đ/k P thuần chủng tương phản chỉ là đ/k cần thiết để kết quả thí nghiệm cho F1 100% dị hợp(biểu hiện TT trội) từ đó đc kết quả như F2
còn khi e thực hiện phép lai vd như Aa lai vs Aa thì không cần đ/k P t/c tương phản thì nó vẫn đúng theo quy luật phân ly của Menđen là các alen sẽ phân ly đồng đều về các giao tử và mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen ( chỗ này e nêu đ/k ko xảy ra đột biến để kết quả tạo ra các giao tử bình thường, ko tạo ra các giao tử chứa cả 2 alen hay ko chứa alen nào, đúng theo quy luật phân ly)

hì. e có một số nhầm lẫn, cũng có thể nói là nghiêm trọng đó . hì
- thứ nhất, em đang nói đến đột biến kìa , e nêu ra đk đó ...
- thứ hai, định luật phân tính là định luật nói về đời F2, khi cho lai 2 cặp bố mẹ thuần chủng cho đời F2 tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. như em lấy ví dụ thì đó không phải là phép lai cho định luật đồng tính và định luật phân tính của menđen rồi. 2 định luật của menđen này nói về phép lai 1 TT, với 1 cặp gen, 2 alen, chỉ 2 đời con lại của 1 phép lai . cũng giống như phép lai : Aa x aa , đây là phép lai phân tích, ko phải là phép lai theo định luật phân tính.
:KSV@04:
 
anh ơi nhg mà e vẫn ko hỉu, e nghĩ ko phải e ko hỉu đc mà chắc là cái đầu e ko chịu hiểu, tính e hơi cố chấp:(
lần trước cô giáo cũng cho chúng e 1 câu hỏi tương tự nhg ở dạng tự luận và đ/a A ko đc chấp nhận, n~ lập luận của e ở trên là theo ý giảng của cô giáo và cũng là theo ý hiểu của e, nên e vẫn nghĩ là đ/a A không đúng
ko phải e có ý định tranh cãi hay hiếu thắng gì đâu, nhg mà thực sự e vẫn chưa hiểu lập luận của anh lắm:(
 
anh ơi nhg mà e vẫn ko hỉu, e nghĩ ko phải e ko hỉu đc mà chắc là cái đầu e ko chịu hiểu, tính e hơi cố chấp:(
lần trước cô giáo cũng cho chúng e 1 câu hỏi tương tự nhg ở dạng tự luận và đ/a A ko đc chấp nhận, n~ lập luận của e ở trên là theo ý giảng của cô giáo và cũng là theo ý hiểu của e, nên e vẫn nghĩ là đ/a A không đúng
ko phải e có ý định tranh cãi hay hiếu thắng gì đâu, nhg mà thực sự e vẫn chưa hiểu lập luận của anh lắm:(

hì. làm sao để cho e hiểu được nhỉ ... a nghĩ a nói rõ quá rồi ...

A ko bảo e lập luận sai, chỉ là nếu xét theo chiều sâu và mở rộng thì cái đk đột biến đó còn nhiều vấn đề (như anh giải thích)

có thể a nói hơi sâu đối với e, vì bây h anh phải học rất sâu, chứ ko học qua như hồi THPT nữa.

Bây h, e có thể mang những lập luận của a lên hỏi cô giáo dạy sinh e xem. cô với kiến thức và khả năng sư phạm, a nghĩ sẽ giúp được e . hì

Thực ra môn sinh này, thú vị thật nhưng cũng lắm kiến thức, lắm tranh cãi, các nhà khoa học còn tranh cãi cơ mà, chứ có như toán hay lý đâu . hì:KSV@10:
 
ah, ý a là ở chỗ đột biến đó ạ, ý e đó chỉ là đk cần để tạo ra các giao tử bình thường - chủ yếu ở đây là đột biến số làm thay đổi số luợng NST trong các giao tử từ đó làm thay đổi số lượng gen- theo đúng quy luật phân ly

E biết tần số đột biến trong tự nhiên rất rất ít nhg ko phải không có, nên đk này đưa ra chỉ để loại bỏ trường hợp đó thui mà, khi xảy ra đột biến không tạo thành sợi tơ vô sắc trong giảm phân sẽ tạo ra các giao tử bị đột biến VD từ tb sinh giao tử có KG Aa tạo ra 4 loại giao tử bị đột biến là Aa; Aa; 0; 0. khi này phép lai ko còn tuân theo quy luật phân ly nữa( mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly đồng đều về 1 giao tử). e ko có ý nhấn mạnh vào điều này khi đưa nó ra ở trên

Ah. a có được học định luật đồng tính và phân tính của Mendel bản gốc ko a?, bây giờ chúng e chỉ học định luật phân ly thôi nên có thể đ/k ở đ/a A là đ/k của định luật gốc mà không phải của quy luật bây giờ. và e nghĩ mấu chốt cuộc tranh luận và cả câu hỏi có lẽ ở chỗ này vì bây giờ ng ta thường nhắc đến quy luật phân ly chứ ít ns đến định luật cũ của Menden nữa nhg câu hỏi lại nêu rõ là định luật đồng tính và phân tính. nếu a pit thì cho e xin vs nhé!

p/s: bây giờ chúng e cũng đang học chuyên sâu, có thể chưa đc sâu như ở ĐH nhưng sắp tới có thể chúng e sẽ học đến như vậy nên có lẽ a sẽ bị e làm phiền nhiều đấy, đc ko a? hihi
mong các anh chị chỉ giáo thêm!:KSV@01:
 
ah, ý a là ở chỗ đột biến đó ạ, ý e đó chỉ là đk cần để tạo ra các giao tử bình thường - chủ yếu ở đây là đột biến số làm thay đổi số luợng NST trong các giao tử từ đó làm thay đổi số lượng gen- theo đúng quy luật phân ly

E biết tần số đột biến trong tự nhiên rất rất ít nhg ko phải không có, nên đk này đưa ra chỉ để loại bỏ trường hợp đó thui mà, khi xảy ra đột biến không tạo thành sợi tơ vô sắc trong giảm phân sẽ tạo ra các giao tử bị đột biến VD từ tb sinh giao tử có KG Aa tạo ra 4 loại giao tử bị đột biến là Aa; Aa; 0; 0. khi này phép lai ko còn tuân theo quy luật phân ly nữa( mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly đồng đều về 1 giao tử). e ko có ý nhấn mạnh vào điều này khi đưa nó ra ở trên

Ah. a có được học định luật đồng tính và phân tính của Mendel bản gốc ko a?, bây giờ chúng e chỉ học định luật phân ly thôi nên có thể đ/k ở đ/a A là đ/k của định luật gốc mà không phải của quy luật bây giờ. và e nghĩ mấu chốt cuộc tranh luận và cả câu hỏi có lẽ ở chỗ này vì bây giờ ng ta thường nhắc đến quy luật phân ly chứ ít ns đến định luật cũ của Menden nữa nhg câu hỏi lại nêu rõ là định luật đồng tính và phân tính. nếu a pit thì cho e xin vs nhé!

p/s: bây giờ chúng e cũng đang học chuyên sâu, có thể chưa đc sâu như ở ĐH nhưng sắp tới có thể chúng e sẽ học đến như vậy nên có lẽ a sẽ bị e làm phiền nhiều đấy, đc ko a? hihi
mong các anh chị chỉ giáo thêm!:KSV@01:

hì . a cũng ko có nhiều time lắm, nhưng yên tâm, a sẽ giúp trong khả năng của a. hì

đầu tiên, mấy chỗ a bôi đen xanh:
- đầu tiên, e nhớ là trong bài tập dt, hay nghiên cứu, thí nghiệm, chỉ xét đến 1 TT, hay 1 vài TT, do 1 hay 1 vài gen quy định; ko bao h nó ở cấp độ NST. e nhớ là trong cơ thể SV có bộ NST lưỡng bội 2n, bộ NST 2n này nằm ở đâu? nó nằm trong mỗi tb của cơ thể (cơ thể thì có hàng tỉ tỉ tb, luôn sinh trưởng và biệt hóa, rồi chết), trên bộ NST này chứa tất cả bộ gen của cơ thể đó. Nếu bị đb ở mức độ NST thì 1 loạt các TT sẽ bị biến đổi, ko chỉ 1 hay 1 vài TT đâu.hì
- thứ 2, điều này của e sai, hì, tần số ĐB trong 1 tb là rất thấp, nhưng nó được nhân lên gấp bội ở cấp độ cơ thể ( gồm rất nhiều tb), và nhân lên ở cấp độ loài, cấp độ quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển . Nên trong tự nhiên tần số đb là lớn e à. hì. và nó cũng là 1 trong những yếu tố gây biến động tần số gen quần thể rất lớn, có thể tạo loài mới . hì
- thứ 3: e muốn mở rộng thì, VD em nói là trường hợp thoi vô sắc ko được hình thành trong giảm phân I, còn 2 trường hợp nữa là:
+ nếu thoi vô sắc ko hình thành trong giảm phân II thì kết quả của nó là AA; aa; 0; 0
+ nếu thoi vô sắc ko hình thành trong cả giảm phân I và II thì kết quả là: AAaa; 0; 0; 0 (trường hợp này rất hiếm, nhưng theo lý thuyết thì có thể)

2 định luật Menđen phát biểu như sau :

- Định luật đồng tính (hay định luật tính trội) : "Khi lai giữa 2 dạng bố mẹ thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp TT tương phản thì ở tất cả các cơ thể lại thế hệ thứ nhất chỉ biểu hiện TT của 1 bên bố hoặc mẹ"
- Định luật phân tính (hay định luật phân ly tính trạng) :"Khi lai giữa 2 dạng bố mẹ thuẩn chủng, khác biệt nhau bởi 1 cặp TT tương phản thì ở thế hệ thứ hai bao giờ cũng có tỷ lệ phân ly TT theo tỷ lệ 3 trội: 1 lặn"

. Để học sinh tốt, e phải học bản chất của nó, e sẽ hiểu và giải thích được nhiều điều ! hì :KSV@02:
 
hì . a cũng ko có nhiều time lắm, nhưng yên tâm, a sẽ giúp trong khả năng của a. hì

đầu tiên, mấy chỗ a bôi đen xanh:
- đầu tiên, e nhớ là trong bài tập dt, hay nghiên cứu, thí nghiệm, chỉ xét đến 1 TT, hay 1 vài TT, do 1 hay 1 vài gen quy định; ko bao h nó ở cấp độ NST. e nhớ là trong cơ thể SV có bộ NST lưỡng bội 2n, bộ NST 2n này nằm ở đâu? nó nằm trong mỗi tb của cơ thể (cơ thể thì có hàng tỉ tỉ tb, luôn sinh trưởng và biệt hóa, rồi chết), trên bộ NST này chứa tất cả bộ gen của cơ thể đó. Nếu bị đb ở mức độ NST thì 1 loạt các TT sẽ bị biến đổi, ko chỉ 1 hay 1 vài TT đâu.hì
- thứ 2, điều này của e sai, hì, tần số ĐB trong 1 tb là rất thấp, nhưng nó được nhân lên gấp bội ở cấp độ cơ thể ( gồm rất nhiều tb), và nhân lên ở cấp độ loài, cấp độ quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển . Nên trong tự nhiên tần số đb là lớn e à. hì. và nó cũng là 1 trong những yếu tố gây biến động tần số gen quần thể rất lớn, có thể tạo loài mới . hì
- thứ 3: e muốn mở rộng thì, VD em nói là trường hợp thoi vô sắc ko được hình thành trong giảm phân I, còn 2 trường hợp nữa là:
+ nếu thoi vô sắc ko hình thành trong giảm phân II thì kết quả của nó là AA; aa; 0; 0
+ nếu thoi vô sắc ko hình thành trong cả giảm phân I và II thì kết quả là: AAaa; 0; 0; 0 (trường hợp này rất hiếm, nhưng theo lý thuyết thì có thể)

2 định luật Menđen phát biểu như sau :

- Định luật đồng tính (hay định luật tính trội) : "Khi lai giữa 2 dạng bố mẹ thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp TT tương phản thì ở tất cả các cơ thể lại thế hệ thứ nhất chỉ biểu hiện TT của 1 bên bố hoặc mẹ"
- Định luật phân tính (hay định luật phân ly tính trạng) :"Khi lai giữa 2 dạng bố mẹ thuẩn chủng, khác biệt nhau bởi 1 cặp TT tương phản thì ở thế hệ thứ hai bao giờ cũng có tỷ lệ phân ly TT theo tỷ lệ 3 trội: 1 lặn"

. Để học sinh tốt, e phải học bản chất của nó, e sẽ hiểu và giải thích được nhiều điều ! hì :KSV@02:
1. phần đột biến anh nêu trên không quá quan trọng bởi chúng ta chỉ cần quan tâm đến tính trạng đang xét, ý em là khi gây ra đột biến như các VD e và a đã nêu thì cần phải có đột biến về số lượng NST ms có thể dẫn đến các đột biến về số gen đó trong các giao tử, nên dù có là đột biến đa bội hay dị bội thì cũng không cần quan tâm đến các tính trạng khác biểu hiện thế nào ( tất nhiên là ngoại trừ tính trạng liên quan đến sức sống bởi chúng sống thì chúng ta ms xét đc) mà ta chỉ cần xét đến tính trạng đang quan tâm, nên dù các TT khác có thay đổi thế nào thì mặc nó, hehe

2. về tần số đột biến, theo như chúng e học thì tần số đb trong tự nhiên là từ 10^-4 đến 10^-6 tức là rất thấp, người ta chỉ xét tần số đột biến qua 1 thế hệ chứ ko tính = cách nhân lên qua nhiều thế hệ, nếu nhân lên như thế thì từ khi sự sống ms hình thành trải qua quá trình tiến hóa dài như vậy thì tần số đb sẽ vô cùng kinh khủng

3.nếu 2 định luật của Menđen theo như a nói thì đ/a A sai rùi, hix ==> rút kinh nghiệm bản thân : đọc kĩ đề trước khi làm bài, hihi
cảm ơn a nha!
 
1. phần đột biến anh nêu trên không quá quan trọng bởi chúng ta chỉ cần quan tâm đến tính trạng đang xét, ý em là khi gây ra đột biến như các VD e và a đã nêu thì cần phải có đột biến về số lượng NST ms có thể dẫn đến các đột biến về số gen đó trong các giao tử, nên dù có là đột biến đa bội hay dị bội thì cũng không cần quan tâm đến các tính trạng khác biểu hiện thế nào ( tất nhiên là ngoại trừ tính trạng liên quan đến sức sống bởi chúng sống thì chúng ta ms xét đc) mà ta chỉ cần xét đến tính trạng đang quan tâm, nên dù các TT khác có thay đổi thế nào thì mặc nó, hehe

2. về tần số đột biến, theo như chúng e học thì tần số đb trong tự nhiên là từ 10^-4 đến 10^-6 tức là rất thấp, người ta chỉ xét tần số đột biến qua 1 thế hệ chứ ko tính = cách nhân lên qua nhiều thế hệ, nếu nhân lên như thế thì từ khi sự sống ms hình thành trải qua quá trình tiến hóa dài như vậy thì tần số đb sẽ vô cùng kinh khủng

3.nếu 2 định luật của Menđen theo như a nói thì đ/a A sai rùi, hix ==> rút kinh nghiệm bản thân : đọc kĩ đề trước khi làm bài, hihi
cảm ơn a nha!


1. đấy là e nói học mở rộng, a nói rộng 1 tẹo để cho e biết thôi, chứ tất nhiên là nói đến TT đang xét rồi. Nhưng lần sau, nếu nói đến TT đang xét thì ko nhất thiết phải nói đến cấp độ NST đâu, nói thẳng là gen ý, ko gặp mấy ông giáo sư, tiến sĩ là e die luôn đó :KSV@09:
2. cái nè e ko hiểu ý anh rồi, và e cũng hiểu vấn đề sai rồi . tần số đb 10^-4 - 10^-6 là khi xét 1 gen nào đó, thì tần số gen đó bị đột biến 10^-4-10^-6 ; trong 1 cơ thể có 1triệu gen, ko phải như vậy => số gen đb là : 10-10^3 gen, ko phải như vậy, mà là 1 triệu gen, mỗi gen xét ra đều có khả năng bị đột biến 10^-4-10^-6, chứ ko phải nhân lên. ý anh nói trong tự nhiên, nó lớn là : giả dụ 1 triệu gen trên trong 99999 tb đều ko bị đb với khả năng rất thấp như thế, may rủi lại ở tb thứ 100k, lại bị đb ở gen thứ 10k , thế là cơ thể đó bị đột biến ở cơ thể # cùng loại lại bị đb ở gen thứ 9k trong tb thứ 10k ,....nhưng tất cả đều với tỉ lệ 10^-4-10^-6 . ở cấp độ cao hơn, số lượng đông hơn thì sẽ có khả năng may rủi có cơ thể bị đb cao hơn, chứ ý a ko phải nhân số mũ, hay cấp số nhân đâu .. :KSV@08:
3. thực ra thì hiện nay cũng có rất nhiều tranh cãi và phát biểu, nhưng e hiểu được bản chất, sẽ giải quyết được vấn đề, chứ ko phải theo như sách này, sách kia, người này, người kia e à ....Quan trọng là mình hiểu để giải quyết những vấn đề lớn hơn, chứ ko phải 1 vài câu liên quan. thế mới là học để mở rộng kiến thức e à . hì:KSV@02:
 
hihi, thanks a! vậy là e cũng hỉu rùi
kết thúc tranh luận
haizzzzzz
sướng thật:d
hahahaha:)):)):))
 
hihi, thanks a! vậy là e cũng hỉu rùi
kết thúc tranh luận
haizzzzzz
sướng thật:d
hahahaha:)):)):))

may quá là e chịu hiểu. ko a cũng hết ngôn từ để diễn tả rồi :KSV@08: :KSV@09:

thôi ngủ được ngon rồi .Cám ơn e cho a ngủ ngon :KSV@04:

Chúc e ngủ ngon. a đi ngủ đây . :KSV@20:
 
×
Quay lại
Top