Tôn vinh những “báu vật sống”: Càng chậm càng …mất!

miss_you_52

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/2/2011
Bài viết
1
Cùng với những di sản văn hóa, các nghệ nhân được coi là những “báu vật sống” trực tiếp duy trì giá trị của di sản bằng cách truyền dạy. Tuy nhiên, những chính sách và sự đãi ngộ với các nghệ nhân vẫn còn nhiều điều phải bàn.
Công nhận nghệ nhân nhân dân (NNND) hay nghệ nhân ưu tứ (NNƯT) là chính sách đúng đắn của Bộ nhưng đi kèm với việc phong danh hiệu cần có những đãi ngộ thích hợp. Quan trọng hơn là đừng để những “báu vật sống” phải chờ quá lâu trong khi trung bình tuổi tác của những nghệ nhân đều đã ở ngưỡng cao.
Càng chậm càng …mất
Các nghệ nhân là những người trực tiếp giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đồng thời là những người dạy và trao truyền những kiến thức, kỹ năng và và kỹ thuật về di sản văn hóa phi vật thể. Nếu không có những nghệ nhân, các di sản văn hóa phi vật thể sẽ không có nhiều cơ hội được giữ gìn và phát huy đầy đủ các giá trị truyền thống.
Bộ đã tiến hành xây dựng dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT cho các “báu vật sống”. Tuy nhiên, dự thảo bao giờ được ban hành vẫn là câu hỏi lớn.

anh1jpg-091248.jpg
Cụ Lữ Hữu Thi (trái) và cụ Trần Kích (đã qua đời năm 2010)

Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội VNDG, nếu chúng ta càng chậm công nhận NNND, NNƯT bao nhiêu thì sẽ càng mất đi bấy nhiêu những “báu vật nhân văn sống” vì các cụ nghệ nhân hiện nay đều đã ở tuổi thượng thượng thọ.
Thực tế, đã có nhiều nghệ nhân ra đi khi chưa được tôn vinh mặc dù những đóng góp của họ là rất lớn, như: nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích vừa ra đi ở tuổi cửu thập (18.12.2010); nghệ nhân hát văn Đào Thị Sại qua đời năm 2009, thọ 97 tuổi; nghệ nhân quan họ Khướu mất năm 2006, thọ 105 tuổi…
Trong khi đó, nhiều nghệ nhân còn sống và đang ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn đang …chờ được tôn vinh, như: cụ Lữ Hữu Thi (ngoài 100 tuổi, nghệ nhân nhã nhạc cung đình Huế), cụ Hà Thị Cầu (hơn 90 tuổi, nghệ nhân hát xẩm), cụ Tư Châu (hơn 100 tuổi, 90 năm tuổi nghề, nghệ nhân văn hóa dân gian), cụ Tô Thị Tốn (90 tuổi, nghệ nhân hát Trống quân), cụ Nguyễn Thị Lơ (84 tuổi, nghệ nhân hát Trống quân), cụ Nguyễn Đức Hồ (77 tuổi, nghệ nhân Ca trù)...
Đồng tình với GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cũng cho rằng, nếu các cơ quan chức năng chậm trễ trong việc hoàn chỉnh các văn bản pháp lý để tiến tới công nhận NNND, NNƯT thì sẽ rất ít có cơ hội để tôn vinh họ.
Đãi ngộ vẫn còn nhiều điều đáng bàn
Hiện, các cơ quan của Bộ VHTTDL đã hoàn chỉnh dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT và đang tổ chức lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành có liên quan.
Trong Dự thảo quy định, danh hiệu NNND, NNƯT được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2.9. Vậy là, nếu không có gì thay đổi thì đến 2.9 năm nay, sẽ tiến hành công nhận đợt 1.

anh2jpg-091323.jpg
Nhiều nghệ nhân đang chờ được tôn vinh.
Trong ảnh cụ Hà Thị Cầu (nghệ nhân hát xẩm)


Những tiêu chí để xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT rất chặt chẽ, như: đạo đức tốt, được đồng nghiệp yêu mến, kính trọng, tài năng xuất sắc được cộng đồng thừa nhận, tôn vinh, thời gian thực hành 25 năm trở lên với danh hiệu NNND và 20 năm trở lên với NNƯT...
Tuy nhiên, so với những tiêu chí xét tặng khá chặt chẽ như trên, những đãi ngộ vẫn chưa thực sự xứng đáng. Dự thảo cho biết, người được phong tặng, ngoài việc được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận do Chủ tịch nước tặng, sẽ có tiền thưởng. Cụ thể, đối với danh hiệu NNND là 12,5 lần mức lương tối thiểu chung, đối với NNƯT là 9,0 lần mức lương tối thiểu chung
Đối với những nghệ nhân đủ tiêu chuẩn được xét tặng NNND hay NNƯT, nếu qua đời đời trong thời gian giữa hai kỳ xét tặng thì được lập hồ sơ để đề nghị xét truy tặng danh hiệu NNND NNƯT. Nhưng việc truy tặng liệu sẽ có giá trị gì khi người được tôn vinh không còn nữa?
Vì thế, cần hơn cả là nhanh chóng ban hành dự thảo với những đãi ngộ xứng đáng dành cho các nghệ nhân. Trong khi đó, dự thảo mặc dù đã bước sang giai đoạn hoàn chỉnh, lấy ý kiến của Bộ, ngành liên quan và chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền ban hành, nhưng cho đến nay vẫn còn những vướng mắc.
Không biết, những vướng mắc này có được giải quyết trong năm nay hay không để các nghệ nhân không phải chờ và sớm được tôn vinh? Câu trả lời nằm ở các cơ quan, các bộ, ngành có thẩm quyền!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top