Tôi là nhân viên mới

windsong1991

Thành viên
Tham gia
25/2/2013
Bài viết
43
Thực sự đối với tôi, một nhân viên mới ra trường, bước chân đi làm, trong đầu tôi có rất nhiều những lo lắng: lo về công việc không biết có đơn giản không, có khó khăn không, có giống như những gì mình được học ở trường không, mọi người ở công ty có dễ chịu không, sếp có khó tính không, ngay cả những việc đơn giản như mình sẽ mặc gì cũng là cả một vấn đề cần suy nghĩ trước khi ra khỏi nhà.

Tôi nghe thấy nhiều tâm sự, có người thì phàn nàn là không có gì để làm, có người thì lại bảo có quá nhiều việc, thậm chí nhiều hôm bỏ cả ăn trưa để làm; có người lại phàn nàn là toàn phải làm mấy việc lặt vặt như pha nước, photocopy, chuyển tài liệu… nói chung là có rất nhiều ý kiến từ phía những người nhân viên mới giống như tôi.
Vậy là một nhân viên mới, trẻ và còn thiếu kinh nghiệm, bạn phải làm sao để “sống sót” được trong môi trường cạnh tranh và nhiều thử thách?
1. Thay đổi diện mạo
Những trang phục quần jean, áo phông bây giờ đã không còn phù hợp nữa, thay vào đó là áo sơ mi, quần tây. Hãy tham khảo các cửa hàng thời trang công sở để bổ sung dần cho tủ quần áo của mình.
2. Tạo ấn tượng đầu tiên
Một người mới sẽ không bao giờ tránh khỏi những con mắt nhòm ngó từ phía đồng nghiệp, hãy chuẩn bị sẵn cho mình một nụ cười thân thiện trên môi với tất cả mọi người.

3. Tôn trọng môi trường làm việc
Nếu bạn có những thói quen hay sở thích cá nhân “ngộ nghĩnh” nào đó như ngoáy bút, nhai cao su… thì bạn có thể tạm ngưng nó trong khi làm việc. Bởi vì khi bạn “phát huy” chúng ở đây thì chính bạn đang tạo ra cho mình những rắc rối. Các đồng nghiệp có thể sẽ cảm thấy khó chịu với những sở thích hay thói quen đó của bạn.
Rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên thường có thói quen ăn kẹo cao su, đó là hành động thiếu chuyên nghiệp và không nên, khi gặp khách hàng, hành động nhai kẹo cao su được coi là bất lịch sự và đang cố che giấu sự lo lắng, nó sẽ khiến bạn mất điểm trước khách hàng.
4. Biết đặt câu hỏi
Giấu dốt là hành động ngốc nghếch nhất của những sinh viên mới tốt nghiệp. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều nói rằng khi nhân viên không biết đặt ra câu hỏi đó mới là nhân viên dốt. Bất cứ khi nào bạn gặp thắc mắc dù là vấn đề nhỏ nhất nhưng bạn không thể tự tìm ra câu trả lời thì nên tìm người có thể giúp bạn. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng nhé, hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi đặt câu hỏi.
5. Sẵn sàng làm việc vặt
Như đã tâm sự, rất nhiều nhân viên mới phàn nàn vì bị các chị đồng nghiệp sai đi làm thứ này thứ kia, tuy nhiên hãy thoải mái và đừng nề hà. Ví dụ, khi bạn là người uống cốc trà cuối cùng trong ấm, bạn nên pha bình mới hay khi bạn in những tờ giấy cuối cùng trong máy in, bạn cũng nên để lại giấy vào.
6. Tôn trọng giờ giấc
Sinh viên hầu như có thói quen rất xấu đó là cao su, hẹn bạn 7h thì có khi đến tận 7h30 mới thấy tới. Hãy tập cho mình thói quen đến sớm khi bạn đang là nhân viên mới. Nếu buổi họp bắt đầu lúc 3h thì nên tới trước tầm 5 đến 10 phút để chuẩn bị.
7. Biết nói không
Không phải bạn là nhân viên mới thì cái gì bạn cũng phải gật đầu đồng ý. Hãy biết lựa chọn, và biết nói không với những việc không phù hợp, hay những công việc quá sức của mình.
8. Tập cười
Cái này hơi lạ, nhưng đối với những nhà hàng nước ngoài, nhân viên luôn được yêu cầu luyện tập cười hàng ngày. Bạn hãy tạo cho mình một nụ cười thân thiện nhất có thể, đó cũng là một trong những bài tập cho kỹ năng giao tiếp của mình.

9. Biết chấp nhận lời nhận xét khó chịu
Bạn là nhân viên mới, và rất khó để bạn hoàn thành chỉnh chu mọi công việc được giao, và kể cả khi bạn có hoàn thành nó tuyệt vời đi chăng nữa, bạn cũng có thể nhận được những lời nhận xét khó chịu đến từ những đồng nghiệp. Hãy thoải mái tiếp thu, không nên có thái độ khó chịu hay khích bác lại.
Chúc các bạn sẽ sớm ổn định công việc của mình.

<Nguồn: https://daotaonhansu.com/toi-la-nhan-vien-moi/ >
 
×
Quay lại
Top