Tìm hiểu vể virus Zika - Virut chưa có vaccine phòng ngừa

vitaminlove angelran

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/5/2015
Bài viết
2.683
Virus Zika là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.


Theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Virus Zika là nguyên nhân của chứng nhỏ đầu (microcephaly) và các dị tật bẩm sinh ở hàng ngàn trẻ sơ sinh tại Brazil, đang "bùng nổ đáng sợ" và có thể lây nhiễm tới 4 triệu người ở khu vực Châu Mỹ.

Nằm trong vùng lưu hành của muỗi Aedes - loại muỗi có thể lan truyền virus Zika, Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia có thể bị loại virut này tấn công.




1-62f185a05c36c2b07496d76cde18d459.jpg


Virus Zika là gì? Có nguồn gốc từ đâu?



Lần đầu tiên virus Zika xuất hiện trên loài khỉ ở Uganda vào năm 1947 (từ Zika trong tiếng thổ ngữ Luganda có nghĩa là "quá trướng"). Năm 1952, virus Zika mới được phát hiện trên con người. Trong nhiều thập kỷ, vi rút này chỉ gây các chứng bệnh nhẹ ở người tại các khu vực châu Phi và châu Á gần xích đạo.

Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã xác định Zika thuộc họ virus gây bệnh cực kỳ nguy hiểm Flavivirus - những virus do các loài côn trùng hút máu như muỗi hoặc ve mang và lây truyền giữa các động vật có xương sống.




Virus Zika nguy hiểm như thế nào?


Những căn bệnh nguy hiểm do họ virus này gây ra có thể kể đến như sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não Nhật Bản. Muỗi Aedes chính là vật chủ trung gian lây truyền virus Zika sang người.

Năm 1964, lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận được triệu chứng đầy đủ của 1 ca mắc Zika như sau: lúc đầu bệnh nhân có biểu hiện đau đầu nhẹ rồi sốt, phát ban và đau lưng. Sau đó khoảng 2 đến 7 ngày, phát ban lan rộng ra toàn cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh thì Zika còn có thể gây ra triệu chứng đầu bị teo lại, những bà mẹ đang có thai bị nhiễm Zika cũng được dự đoán là có nguy cơ sinh ra những đứa con bị biến dạng đầu và tổn thương não.

Kể từ khi được phát hiện đầu tiên tại Brazil vào tháng 5/2015, đến ngày 23/01/2016 vi rút này đã lan truyền tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ.

Đan Mạch, Thụy Sĩ là những quốc gia châu Âu tiếp theo ghi tên mình vào danh sách các quốc gia có người nhiễm virus Zika. Tất cả các bệnh nhân đều là khách du lịch đã đến các vùng có dịch ở Trung và Nam Mỹ. Hà Lan đã ghi nhận 10 trường hợp, Anh có 5 người.





1318-cfce51652d5b8d8e07e1472f2788c5c6.jpg



Anh Geovane Silva ôm cậu con trai mang dị tật đầu nhỏ tại Bệnh viện Oswaldo Cruz ở Recife.




1318-2ff1757320c7b2083203819602cacc5e.jpg



Trường hợp nhiễm virus Zika do muỗi Aedes aegypti đầu tiên được ghi nhận là ở Uganda vào năm 1947. Đến năm 2014, căn bệnh Zika xuất hiện ở châu Mỹ.




1318-ddc8ea8a619494e83bca6147a146292b.jpg



Chị Veridiana Silva cùng cô con gái mắc tật đầu nhỏ chờ đợi để được chăm sóc y tế tại Bệnh viện Oswaldo Cruz ở Recife.




Có vaccine điều trị hay chưa?


Bệnh nhân có các triệu chứng sốt virus Zika cũng nên được xét nghiệm để loại trừ bệnh sốt xuất huyết. Một con muỗi có thể mang và truyền cả virus và các triệu chứng cho bệnh sốt xuất huyết là nặng nề hơn nhiều. Hiện tại, không có cách chữa cho bệnh sốt vi rút Zika và chưa có vaccine phòng ngừa.




Ở Việt Nam có trường hợp nhiễm virus Zika nào không?


Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có ghi nhận trường hợp nào mắc phải virus Zika, nhưng vật chủ trung gian lây truyền căn bệnh này: muỗi Aedes có ở nước ta. Đồng thời hiện nay vi rút ZIKA đã ghi nhận tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á, như Thái Lan, Đài Loan, nơi có sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn. Nên nguy cơ vi rút ZIKA có thể xâm nhập và lan truyền tại nước ta rất cao. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới để theo dõi sát diễn biến và các nguy cơ của bệnh cũng như tăng cường các biện pháp giám sát, phòng chống dịch bệnh ở nước ta.




1318-4aa700f644290305e824541f4259009e.jpg



Loài muỗi lan truyền virus Zika.




Cách phòng chống virus Zika như thế nào?


Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Dụng cụ chứa nước cần phải đậy kín tránh muỗi sinh sản, đẻ trứng.
  • Diệt bọ gậy hàng tuần bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước; lật úp các dụng cụ không chứa nước.
  • Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
  • Khi ngủ phải mắc màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
  • Khi bị sốt không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
Theo Tổng hợp - H2T
 
Hình như nước mình có người nhiễm rồi hay sao ấy :KSV@08:
 
×
Quay lại
Top