Tìm hiểu khái niệm Tài chính công

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Tài chính công được hiểu là hoạt động tài chính của nhà nước

Khái niệm tài chính công khá phức tạp và được bàn đến dưới nhiều giác độ, từ khoa học kinh tế, chính trị và pháp lý.

Tài chính công được phân biệt với tài chính của các tổ chức, cá nhân (còn gọi là tài chính tư) ở hai phương diện sau đây:

- Thứ nhất, mục đích của tài chính công là duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước để đảm nhiệm hiệu quả các chức năng của nhà nước đối với xã hội. Khác với tài chính tư có mục đích lợi nhuận hoặc thoả mãn nhu cầu cá nhân, mục đích của tài chính công là nhằm đảm bảo sự tồn tại vững chắc của quốc gia về phương diện chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội cho công dân của mình.

- Thứ hai, tài chính công chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế quyền lực nhà nước mà không phải là cơ chế thoả thuận. Các quyết định về thu thuế hay phân bổ ngân sách đều được thực hiện dưới hình thức quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Lê Đình Chân, Tài chánh công, Tủ sách Đại học Sài gòn, 1975)

Bên cạnh những đặc trưng trên, tài chính công và tài chính tư còn khác biệt ở những điểm sau đây

- Đối với tài chính công, nguồn vốn chủ yếu mà nhà nước có được là từ sự đóng góp không hoàn trả của cá nhân, tổ chức trong xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức khác, và sau đó, nguồn vốn này được phân bổ lại (tái phân phối) cho xã hội. Đối với tài chính tư, nguồn vốn chủ yếu có được từ thu nhập và việc phân bổ lại cũng hạn chế hơn.

- Hoạt động tài chính công phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc công khai minh bạch do liên quan đến tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong khi đó, hoạt động tái chính tư nguyên tắc này tuy cũng được thể hiện nhưng rõ ràng với yêu cầu thấp hơn.

- Hoạt động tài chính công phải thể hiện nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của nhà nước, mà ở đó, mức độ tham gia và thụ hưởng của công dân trong hoạt động tài chính nhà nước hầu như không phụ thuộc vào khả năng đóng góp của bản thân họ, trong khi đó nguyên tắc này dường như rất hạn chế đối với hoạt động tài chính tư.

Dưới khía cạnh học thuật, khái niệm tài chính công còn dùng để chỉ ngành khoa học nghiên cứu về hoạt động tài chính của nhà nước. Theo Philip E. Taylor, “tài chánh công bàn về tài chánh của toàn thể quốc dân coi như một nhóm được tổ chức dưới hình thức định chế là Chính phủ”. (Philip E. Taylor, Tài chánh công, Trung tâm nghiên cứu Việt nam xuất bản, 1963).

Thời gian gần đây, vai trò xã hội của nhà nước ngày càng mở rộng, do đó, khái niệm tài chính công đang có những thay đổi nhất định. Nhiều tác giả cho rằng, tài chính công là tài chính công cộng, bao gồm tài chính nhà nước và các quỹ công khác do nhà nước quản lý như Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, v.v..
nguồn: sưu tầm

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hình như bạn học bên tài chính doanh nghiệp
 
Mình học ngành tài chính ngân hàng bạn ,chuyên ngành ngân hàng :D
 
tài chính công ngoài nghĩa tài chính công cộng thì có thể đk hiểu theo nghĩa nào nữa ko c?
 
×
Quay lại
Top