Thiết kế chế tạo xe tự hành AGV trong công nghiệp (phần 1)

kufits

Thành viên
Tham gia
27/9/2013
Bài viết
2
Lời nói đầu
Cuộc cách mạng về khoa học công nghệ diễn ra từng ngày đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc cuộc sống cũng như quá trình sản xuất của con người. Phép màu công nghệ đã giúp con người làm được nhiều việc phi thường mà trước đây chỉ có trong trí tưởng tượng.Thế giới đang tiến ngày càng gần hơn đến với nền kinh tế tri thức.

Trong xu thế phát triển đó, nền công nghệ non trẻ của Việt Nam, vốn đã tụt hậu khá xa, nếu không muốn tụt lại phía sau hơn nữa cần phải vừa tranh thủ thành tựu của các nước tiên tiến, vừa phải có sự đột phá, sáng tạo trong tư duy để theo kịp với công nghệ thế giới.
Cùng với sự mở rộng của các nhà máy được tự động hóa và cơ khí hóa,các vấn đề về việc vận chuyển,bốc dỡ và tích trữ hàng hóa trở nên ngày càng quan trọng hơn. Theo xu hướng gia tăng sự tự động hóa trong các lĩnh vực sản xuất, các hệ thống vận chuyển bên trong các nhà máy dưới dạng “hệ thống máy dẫn đường tự động”(AGV) ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ lĩnh vực xử lý vật liệu.AGV được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ:
-Cung cấp và chuyên chở ở các khu vực sản xuất và kho.Khu vực này bao gồm nhiều ứng dụng khác nhau trong toàn bộ luồng vật liệu từ khi nhập hàng hóa,qua kho và vùng sản xuất đến khi chuyển đi.
-Ứng dụng tích hợp sản xuất của xe chở hàng AGVS như một bệ nền lắp ráp.Ứng dụng này dựa trên cơ sở ý tưởng rằng quy trình sản xuất có thể được cấu trúc theo cách linh hoạt hơn với hệ thống vận chuyển này.
-Thu hồi đặc biệt trong bán buôn.Ứng dụng này rất hữu dụng trong thứ tự lựa chọn trong việc bán buôn nơi mà ở đó có một doanh số rất lớn và việc truy nhập hang hóa rất thường xuyên.
-Cung ứng và chuyên chở trong các khu vực đặc biệt,như ở bệnh viện và di chuyển tài liệu trong các văn phòng.
Trong tất cả các ứng dụng trên,người ta thấy rằng AGV làm cho kế hoạch sản xuất linh hoạt hơn, giảm thiểu nhu cầu nhân lực, và giảm thiểu thiệt hại trong kiểm kê.

Lịch sử phát triển của AGV
Hệ thống xe dẫn hướng tự động (AGVS) đã tồn tại từ năm 1953 bới Barrett Electronics Of Northbrook, bang Illinois – USA, nay là Savant Automation of Walker, bang Michigan – USA.. Một nhà phát minh với một giấc mơ sáng chế ra một phương pháp tự động hoá con người trên chiếc xe tải kéo mà đã được sử dụng trong các nhà máy trong nhiều năm.
Lúc đầu chỉ là một chiếc xe kéo nhỏ chạy theo một đường dẫn. Hệ thống hướng dẫn đầu tiên được tạo ra khi xuất hiện các cảm biến dò theo một từ trường. Agv tồn tại ở mức này cho đến giữa những năm bảy mươi. Công nghệ lúc này đã điều khiển các hệ thống để mở rộng khả năng và tính linh hoạt. Xe không chỉ còn được dùng để kéo rơ moóc trong kho, mà còn được sử dụng trong quá trình sản xuất, làm việc, và các hệ thống lắp ráp ô tô.
mathan22.jpg


Qua nhiều năm, khi công nghệ trở nên tinh vi hơn, thì ngày nay các AGV chủ yếu được định vị bởi hệ thống Lazer LGV (Lazer Guided Vehicle). Trong quá trình tự hành, LGV được lập trình để giao tiếp với các robot khác nhằm đảm bảo sản phẩm được chuyển qua các trạm, kho nơi mà sau đó chúng được giũa lại hoặc chuyển đến một vị trí khác. Ngày nay, LGV đóng vai trò quan trọng trong thiết kế các nhà máy và nhà kho, đưa hàng hóa đến đúng địa điểm một cách an toàn.

Phân loại AGV

a. Phân loại theo chức năng thì có 4 kiểu AGV
*) Xe kéo (Towing Vehicle)
Xe kéo xuất hiện đầu tiên và bay giờ vẫn còn thịnh hành. Loại này có thể kéo được nhiều loại toa hàng khác nhau và chở được từ 8000 đến 60000 pounds.
Ưu điểm của hệ thống xe kéo:
- Khả năng chuyên chở lớn
- Có thể dự đoán và lên kế hoạch về tính hiệu quả của việc chuyên chở cũng như đảm bảo an toàn.
- Tăng tính an toàn.

Mô hình xe kéo
*) Xe chở (Unit Load Vehicle)
Xe chở được trang bị các tầng khay chứa có thể là các nâng, hạ chuyền động bằng băng tải ,đai hoăc xích. Loại này có ưu :
- Tải trọng được phân phối và di chuyển theo yêu cầu.
- Thời gian đấp ứng nhanh gọn.
- Giảm hư hại sản .
- Đường đi linh hoạt.
- giảm thiểu các tắc nghẽn giao thông chuyên chở.
- Lập kế hoạch hiệu quả.
482394.jpg


*) Xe đẩy (Cart Vehicle)
Xe đẩy được cho là có tính linh hoạt cao và rẻ tiền. Chúng được sử dụng để chuyên chở vật liệu và các hệ thống lắp giáp.

*) Xe nâng (Fork Vehicle)
Có khả năng nâng các tải trọng đặt trên sàn hoặc trên các bục cao hay các khối hàng đặt trên giá
agv_straddle.png


b. Nếu phân loại theo dạng đường đi thì AGV chia làm các loại như sau
*) Loại chạy không chạy theo đường dẫn (Free path navigation)
Có thể di chuyển đến các vị trí bất kỳ trong không gian hoạt động. Đây là loại xe AGV có tính linh hoạt cao được định vị vị trí nhờ các cảm biến con quay hồi chuyển (Gyroscop sensor) để xác định hướng di chuyển, cảm biến laser để xác định vị trí các vật thể xung quanh trong quá trình di chuyển, hệ thống định vị cục bộ (Local navigation Location) để xác định tọa độ tức thời,…Việc thiết kế loại xe này đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp hơn so với các loại AGV khác.
*) Loại chạy theo đường dẫn (Fixed path navigation)
Xe AGV thuộc loại này được thiết kế chạy theo các đường dẫn định sẵn gồm các loại đường dẫn như sau:
- Đường dẫn từ: Là loại đường dẫn có cấu tạo là dây từ (Magnetic wire) chôn ngầm dưới nền sàn. Khi di chuyển, nhờ có các cảm biến cảm ứng từ mà xe có thể di chuyển theo đường dây dẫn. Loại đường dẫn này không nằm bên trên mặt sàn nên có mỹ quan tốt, không ảnh hưởng đến các công việc vận hành khác. Tuy nhiên khi sử dụng phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo từ tính trong dây, đồng thời đường dẫn là cố định và không thể thay đổi được.
- Đường ray dẫn: Xe AGV được chạy trên các ray định trước trên mặt sàn. Loại này chỉ sử dụng đối với những hệ thống chuyên dụng. Nó cho phép thiết kế xe đơn giản hơn và có thể di chuyển với tốc độ cao nhưng tính linh hoạt thấp.
- Đường băng kẻ trên sàn:Xe AGV di chuyển theo các đường băng kẻ sẵn trên sàn nhờ các loại cảm biến nhận dạng vạch kẻ. Loại này có tính linh hoạt cao vì trong quá trình sử dụng người ta có thể thay đổi đường đi một cách dễ dàng nhờ kẻ lại các vạch dẫn. Tuy nhiên khi sử dụng, các vạch dẫn có thể bị bẩn hay hư hại gây khó khăn cho việc điều khiển chính xác xe.
 
Thành phần chính của AGV
Thông thường các bộ phận chính của AGV bao gồm:
- Các bộ phận dẫn động và điều khiển: Động cơ, mạch điều khiển, cảm biến, phanh h.ãm…
- Khay chứa tải: Được thiết kế tùy theo loại AGV và yêu cầu sử dụng
- Nguồn năng lượng : Ắc quy, điện một chiều.
- Các hệ thống định vị và truyền thông: Truyền phát tín hiệu, dẫn đường định vị vị trí và xác định đường đi.
Vi điều khiển ATMEGA16
a.Giới thiệu
Atmega16 là bộ vi điều khiển CMOS 8 bit tiêu thụ điện năng thấp dựa trên kiến trúc RISC (Reduced Intruction Set Computer). Vào ra Analog – digital và ngược lại. Với công nghệ này cho phép các lệnh thực thi chỉ trong một chu kì xung nhịp, vì thế tốc độ xử lý dữ liệu có thể đạt đến 1 triệu lệnh trên giây ở tần số 1 Mhz. Vi điều khiển này cho phép người thiết kế có thể tối ưu hoá chế độ độ tiêu thụ năng lượng mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lí.

VCC: Điện áp nguồn nuôi.
GND: Nối mass.
PortA (PA7…PA0): PortA nhận vào tín hiệu Analog và chuyển đổi qua tín hiệu Digital. Ngoài ra PortA có thể được tách ra làm vào ra 2 hướng 2 bit nếu bộ chuyển đổi A/D không được sử dụng. Các chân của Port A ở vào trạng thái có điện trở cao khi tín hiệu Reset ở chế độ tích cực hoặc ngay cả khi không có tín hiệu xung đồng hồ. Port A cung cấp các đường địa chỉ/dữ liệu vào/ra hoạt động theo kiểu đa hợp kênh khi dùng bộ nhớ SRAM ở bên ngoài.
PortB,D : tương tự như PortA.
PortC (PC7…PC0): tương tự như PortA. Nhưng nếu cho phép giao diện JTAG, thì các chân PC5, PC3, PC2 sẽ hoạt động ngay cả khi reset lại tín hiệu.
Reset: Lối vào đặt lại. Bộ vi điều khiển sẽ được đặt lại khi chân này ở chế độ thấp trong hơn 50ns, các xung ngắn hơn không tạo ra tín hiệu đặt lại.
XTAL1: Lối vào bộ khuếch đại đảo và lối vào mạch tạo xung nhịp bên trong.
XTAL2: Lối ra bộ khuếch đại đảo : XTAL1 và XTAL2 lần lượt là lối vào và lối ra của một bộ khuếch đại đảo. Bộ khuếch đại này được bố trí để làm bộ tạo dao động trên chip xung nhịp bên ngoài. Chân XTAL2 để trống, còn chân XTAL1 được nối với bộ dao động bên ngoài.
AREF : Là chân chuyển đổi tín hiệu analog cho bộ chuyển đổi A/D.
AVCC : Là chân nguồn cho Port A và cho bộ chuyển đổi A/D. Nó có thể tự kết nối với nguồn chính ngay cả khi ADC không được sử dụng.

b.Đặc trưng
Được chế tạo theo kiến trúc RISC hiệu suất cao mà điện năng tiêu thụ thấp
Tập lệnh gồm 131 lệnh, hầu hết đều chỉ thực thi trong 1 chu kì xung nhịp.
Bộ nhân hai chu kì.
32 x 8 thanh ghi làm việc đa dụng.
Hoạt động tĩnh
16 MIPS với thông lượng 16MHz
8KB Flash ROM lập trình được ngay trên hệ thống :
Giao diện nối tiếp SPI có thể lập trình ngay trên hệ thống.
Cho phép 1000 lần ghi/xóa.
Bộ EEPROM 512 byte, cho phép 100.000 lần ghi/xóa
16 Kbyte bộ nhớ chương trình in-System Self-programmable Flash.
Chu kì ghi/xóa (Write/Erase) :10.000 Flash/ 100.000 EEPROM.
Độ bền dữ liệu 20 năm ở 85°C và 100 năm ở 25°C
Bộ nhớ SRAM 512 byte.
Bộ biến đổi ADC 8 kênh, 10 bit.
32 ngõ I/O lập trình được.
Bộ truyền nối tiếp bất đồng bộ vạn năng UART.
Vcc=2.7V đến 5.5V.
Tốc độ làm việc: 8 MHz đối với Atmega16L, 16MHz đối với Atmega16 tối đa .
Tốc độ xử lí lệnh đến 8 MIPS ở 8 MHz nghĩa là 8 triệu lệnh trên giây.
Bộ định thời gian thực (RTC) với bộ dao động và chế độ đếm tách biệt
2 bộ Timer 8 bit và 1 bộ Timer 16 bit với chế độ so sánh và chia tần số tách biệt và chế độ bắt mẫu.
4 kênh điều chế độ rộng xung PWM.
Có đến 13 interrupt ngoài và trong.
Bộ so sánh Analog.
Bộ lập trình Watch dog timer.
6 chế độ ngủ : Idle, ADC Noise Reduction, Power-save, Power-down, Standby và Extended Standby.
Giao tiếp nối tiếp Master/Slave SPI.

c.Sơ đồ khối

Sơ đồ khối của Atmega16

Atmega16 có tập lệnh phong phú về số lượng với 32 thanh ghi làm việc đa năng. Toàn bộ 32 thanh ghi đều được nối trực tiếp với ALU (Arithmetic Logic Unit), cho phép truy cập 2 thanh ghi độc lập bằng một chu kì xung nhịp. Kiến trúc đạt được có tốc độ xử lý nhanh gấp 10 lần vi điều khiển dạng CISC (Complex Intruction Set Computer) thông thường.
Khi sử dụng vi điều khiển Atmega16, có rất nhiều phần mềm được dùng để lập trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đó là: Trình dịch Assembly như AVR studio của Atmel, Trình dịch C như win AVR, CodeVisionAVR C, ICCAVR. C – CMPPILER của GNU… Trình dịch C đã được nhiều người dụng và đánh giá tương đối mạnh, dễ tiếp cận đối với những người bắt đầu tìm hiểu AVR, đó là trình dịch CodeVisionAVR C. Phần mềm này hỗ trợ nhiều ứng dụng và có nhiều hàm có sẵn nên việc lập trình tốt hơn.

Động cơ DC servo DCM50207
71-DCM50207ms.JPG

Động cơ DC servo DCM50207 là động cơ servo nam châm vĩnh cửu có chổi than. Động cơ rất lí tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi sự chính xác. Nó có gắn một encoder kèm theo để phản hồi vị trí cho bộ điều khiển.
a.Các ưu điểm
Tính năng kỹ thuật cao (vận hành mượt, độ chính xác cao và nhiễu thấp)
Chi phí thấp.
Nhiễu tạp nhỏ.
Kèm theo encoder (1000 xung),lỗi vị trí có thể được giới hạn đến một xung.
b. Các ứng dụng điển hình
Dùng trong các máy khắc,máy cắt,máy phun mực.
Máy chỉ dẫn và cài đặt thí nghiệm.
Các thiết bị đo lường như các dụng cụ phân tích,mô phỏng..
Các thiết bị điện và các thiết bị chịu tải hay không tải.
Các thiết bị y tế.


2.2.3 Giới Thiệu Các Đặc Tính Ứng Dụng Của Driver DCS810
a. Giới thiệu
DCS810 là một bộ điều khiển số của động cơ secvo DC,được phát triển với kỹ thuật DSP và công nghệ MOSFET hiệu năng cao.Trong việc điều khiển vị trí,người sử dụng dễ dàng thay đổi các nấc điều khiển cho DCS810 mà không phải thay đổi hệ thống điều khiển,bởi vì lệnh đầu vào của nó là tín hiệu PUL/DIR tương ứng với các nấc điều khiển.Trong các ứng dụng điều khiển chuyển động nguồn thấp,các hệ thống Servo DC làm việc tốt hơn các hệ thống Servo AC ở vận tốc,độ chính xác,nhiễu,độ ổn định hay ít nhất là tốt hơn các hệ thống Servo AC số.
DCS810 rất dễ dàng được điều chỉnh và tất cả các thông số là dễ thấy.Các công cụ điều chỉnh thông số bao gồm: Pro Tuner(window based setup),EZ Tuner(Text Monitor) và STU(Small servo tuning unit) dùng trong các yêu cầu và môi trường khác nhau.

dcs810_myskyhobby.jpg

b. Đặc tính
18-80VDC,0-20V,20-400W.
Dựa trên kỹ thuật điều khiển DSP và thuật toán điều khiển servo với độ mượt cao.
Các công cụ điều chỉnh thông số,bao gồm Pro Tuner,EZ Tuner và STU.
Độ phân giải : 4 x độ phân giải encoder.
Sai lệch vị trí giới hạn trong 1 lần đếm, và sai lệch vận tốc là 0,3% vận tốc mong muốn.
Tỉ số truyền điện tử là từ 1/255 đến 255.
Hỗ trợ các tín hiệu điều khiển PUL/DIR và CW/CCW.
Đầu vào cách ly quang,cung cấp các tín hiệu đơn và khác nhau.
Chức năng tự động nhớ 10 lỗi gần nhất.
Bảo vệ quá dòng,quá áp,không đủ điện áp,lỗi xung,lỗi encoder,lỗi vị trí.
Kích thước nhỏ,kỹ thuật sắp đặt bề mặt.

c. Ứng dụng
Thích hợp với nhiều loại dụng cụ và trang thiết bị loại nhỏ như các máy khắc,máy phun mực…Nó làm việc tốt theo các yêu cầu của thiết bị như tiếng ồn thấp,tốc độ lớn,độ chính xác cao,và độ tin cậy lớn.

Hệ thống điều khiển không dây
a. Giới thiệu về truyền thông nối tiếp
Khi một bộ vi xử lý truyền thông với thế giới bên ngoài thì nó cấp dữ liệu dưới dạng từng khúc 8 byte một. Trong một số trường hợp chẳng hạn như các máy in thì thông tin đơn giản được lấy từ đường bus dữ liệu 8 bít và được gửi đi tới bus dữ liệu 8 byte của máy in. Điều này có thể làm việc chỉ khi đường cáp bus không quá dài vì các đường cáp dài làm suy giảm thậm chí làm méo tín hiệu. Ngoài ra, đường dữ liệu 8 byte giá thường đắt. Vì những lý do này, việc truyền thông nối tiếp được dùng để truyền dữ liệu giữa hai hệ thống ở cách xa nhau hàng trăm đến hàng triệu dặm. Hình dưới là sơ đồ truyền nối tiếp so với sơ đồ truyền song song


Sơ đồ truyền nối tiếp so với sơ đồ truyền song song.
Thực tế là trong truyền thông nối tiếp là một đường dữ liệu duy nhất được dùng thay cho một đường dữ liệu 8 byte của truyền thông song song làm cho nó không chỉ rẻ hơn rất nhiều mà nó còn mở ra khả năng để hai máy tính ở cách xa nhau có truyền thông qua đường thoại.
Truyền thông dữ liệu nối tiếp dị bộ được sử dụng rộng rãi cho các phép truyền hướng ký tự, còn các bộ truyền dữ liệu theo khối thì sử dụng phương pháp đồng bộ. Trong phương pháp dị bộ, mỗi ký tự được bố trí giữa các bít bắt đầu (start) và byte dừng (stop). Công việc này gọi là đóng gói dữ liệu. Trong đóng gói dữ liệu đối với truyền thông dị bộ thì dữ liệu chẳng hạn là các ký tự mã ASCII được đóng gói giữa một byte bắt đầu và một byte dừng. Byte bắt đầu luôn luôn chỉ là một byte, còn byte dừng có thể là một hoặc hai byte. Byte bắt đầu luôn là byte thấp (0) và các byte dừng luôn là các byte cao (bít 1). Ví dụ, hãy xét ví dụ trên hình vẽ sau, trong đó ký tự “A” của mã ASCII (8 bít nhị phân là 0100 0001) đóng gói khung giữa một byte bắt đầu và một byte dừng.


Đóng khung một ký tự “A” của mã ASCII (41H) có tín hiệu là 1 (cao) được coi như là một dấu (mark) , còn không có tín hiệu tức là 0 (thấp) thì được coi là khoảng trống (space) . Lưu ý rằng phép truyền bắt đầu với start sau đó byte D0, byte thấp nhất LSB, sau các byte còn lại cho đến byte D7, byte cao nhất MSB và cuối cùng là byte dừng stop để báo kết thúc ký tự “A”.
Trong truyền dữ liệu nếu dữ liệu có thể được vừa phát và vừa được thu thì gọi là truyền song công. Điều này tương phản với truyền đơn công chẳng hạn như các máy in chỉ nhận dữ liệu từ máy tính. Truyền song công có thể có hai loại là bán song công và song công hoàn toàn phụ thuộc vào truyền dữ liệu có thể xảy ra đồng thời không? Nếu dữ liệu được truyền theo một đường tại một thời điểm thì được gọi là truyền bán song công. Nếu dữ liệu có thể đi theo cả hai đường cùng một lúc thì gọi là song công toàn phần. Tất nhiên, truyền song công đòi hỏi hai đường dữ liệu (ngoài đường âm của tín hiệu), một để phát và một để thu dữ liệu cùng một lúc.



b. Mã hóa, giải mã giữ liệu trong truyền thông RF
Trên không trung có rất nhiều sóng điện từ tồn tại, tác động vào máy thu gây nhiễu, việc mã hóa/ giải mã để đưa ra được tín hiệu truyền đi, thu về đạt độ chính xác cao và loại trừ các tác động sai do môi trường bị nhiễu tác động vào máy thu.
Việc mã hóa được coi là rất quan trọng trong điều khiển, nó nâng cao độ bảo mật, không bị nhiễu do môi trường xung quanh. Một máy phát có mã hóa và máy thu có giải mã sẽ ít bị nhận sai dữ liệu hoặc cũng có thể sửa sai dữ liệu, khó bị can nhiễu hơn so với không mã hóa.
Dữ liệu được đưa vào máy phát là dạng nối tiếp, trong truyền thông số, các bit 0 hoặc 1 sẽ được đưa vào đầu dữ liệu phát mã hóa và máy thu có nhiệm vụ giải điều chế, hoàn lại dạng của tín hiệu này.
Việc mã hóa dữ liệu cũng như mã hóa điều khiển vậy, ta có thể làm bằng nhiều cách: sử dụng các IC mã hóa – giải mã, lập trình bằng vi điều khiển, mã hóa trực tiếp với PC …
Có rất nhiều dạng mã hóa khác nhau như: NRZL (Non Return to Zero Level), NRZI ( Non Return to Zero Inverted), Manchester … Hình dưới là một số dạng mã hóa phổ biến.
 
dcfea6_4e261277eac648008567bca98b4cbae0~mv2.png

Sản phẩm
Cung cấp các dòng xe tự hành AGV phục vụ nhiều mục đích khác nhau của khách hàng:



  • Xe tự hành AGV - kéo, chở hàng

  • Xe tự hành AGV - sử dụng trong dây chuyền lắp ráp

  • Xe tự hành AGV - vận chuyển hàng kho bãi

  • Xe tự hành AGV - trí tuệ nhân tạo

  • Nhiều sản phẩm khác See more >>
Giải pháp
Tư vấn giải pháp công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị, chuyển giao công nghệ:



  • Cung cấp thiết bị vận chuyển hàng hóa

  • Giải pháp quản lý, điều hành hệ thống AGV

  • Chuyển giao công nghệ xe tự hành AGV

  • Cung cấp vật tư thay thế xe tự hành AGV

  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng See more >>
 
Tham khảo website công ty:
xeagv.com
Tìm các bạn cùng đam mê theo đuổi phát triển các dòng xe tự hành AGV.
 
×
Quay lại
Top