Thích những thứ mà chúng ta không thể có

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo sách “Intimate relationships”- Sharon S. Brehm, Rowland S. Miller, Daniel Perlman, Susan M.Campbell

Xu hướng phổ biến ở con người là họ cố gắng vượt qua những chướng ngại vật ngăn không cho họ đạt được những điều họ muốn. Lí thuyết phản kháng tâm lí (reactance psychological) nói rằng khi con người đánh mất sự tự do hành động hoặc lựa chọn của họ, thì họ sẽ nỗ lực để giành lại tự do đó (Brehm & Brehm, 1981). Kết quả là, chúng ta có thể muốn 1 thứ gì đó nhiều hơn nếu chúng ta bị đe dọa đánh mất nó.

Nguyên tắc này có thể ảnh hưởng rõ ràng đến những cảm xúc của chúng ta về đối tác của chúng ta trong mối quan hệ. Trong số những cặp chưa kết hôn, các nhà nghiên cứu đôi lúc quan sát thấy 1 kiểu mẫu thú vị được gọi là hiệu ứng Romeo và Juliet: Bố mẹ của họ càng can thiệp, gây trở ngại chuyện tình cảm của họ, họ càng cảm thấy yêu đối tác hơn (Driscoll, Davis, & Lipetz, 1972). Điều này có thể còn hơn cả 1 mối tương quan đơn giản; theo thời gian, sự can thiệp của bố mẹ có thể đóng 1 vai trò chủ động trong việc làm gia tăng sự đam mê mà những đôi tình nhân trẻ cảm nhận về nhau (Driscoll et al., 1972). Kiểu mẫu này không xuất hiện thường xuyên (Leslie, Huston, & Johnson, 1986), nhưng nó đề xuất rằng các bậc phụ huynh nên suy nghĩ 2 lần trước khi ngăn cấm đứa con của họ gặp mặt 1 người nào đó. Nếu họ tạo ra 1 trạng thái phản kháng, thì các bậc phụ huynh có thể đã vô tình làm cho đối tác bị ngăn cấm đó dường như quyến rũ, thu hút hơn so với con người thực của họ. Cách hành động tốt nhất trong những trường hợp đó là các bậc phụ huynh chỉ nên bộc lộ sự không hài lòng 1 cách nhẹ nhàng hoặc thậm chí không làm gì cả.
 
×
Quay lại
Top