Thầy cô 'bày bí kíp' thi tốt nghiệp cho học trò

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Kỳ thi tốt nghiệp đang đến rất gần, chọn môn nào, ôn ra sao, làm bài thế nào cho hợp lí, đó là nỗi băn khoăn của rất nhiều học trò lớp 12.

Hình thức thi tốt nghiệp năm nay sẽ tạo điều kiện giúp các bạn học sinh lớp 12 giảm được rất nhiều áp lực. Với hai môn tự chọn đang khiến nhiều bạn không khỏi băn khoăn, cân nhắc. Thường thì các bạn sẽ chọn những môn thuộc khối thi ĐH của mình để thi tốt nghiệp sau đó mới chọn đến những môn học thế mạnh, yêu thích khác. Để vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp một cách dễ dàng với kết quả cao nhất, cùng lắng nghe các thầy cô phân tích thế mạnh, cũng như các điểm lưu ý dành cho mỗi khối thi nhé.

Đối với các môn thuộc khối A

Theo thầy cô nhận xét, học sinh theo khối này cần có tư duy logic, phản ứng nhanh nhạy, đa số các bạn theo khối A đều có tố chất thông minh. Đề bài thi tốt nghiệp chủ yếu ra xung quanh những kiến thức cơ bản, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên không vì thế mà các bạn học sinh có thể chủ quan trong việc ôn và làm bài thi tốt nghiệp.

Nguyễn Thị Huyền – giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội - chia sẻ: “Đề bài sẽ không quá khó chủ yếu rơi vào những kiến thức cơ bản, sát với giáo khoa. Tuy nhiên các em không nên chủ quan, nhất là đối với những bạn học khá, giỏi thường bị mất điểm ở khâu trình bày do muốn làm nhanh. Các em cũng không nên làm tắt, chú ý cẩn thận, bình tĩnh làm bài thì sẽ đạt được kết quả cao”.

7137e060-6964-4ecb-9af9-843b1d5ae102.jpg

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, dạy môn Toán trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội​

Đối với các môn thuộc khối B

Những sĩ tử ôn thi khối B và chọn Hóa, Sinh là 2 môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp cần chú ý hết sức trong việc ôn thi và làm bài. Với kinh nghiệm ôn thi, thầy Bùi Quốc Tuấn, giáo viên môn Hóa trường THPT Cẩm Khê – Phú Thọ, chia sẻ: “Các em không nên xem nhẹ lý thuyết, cần phải nắm vững được lý thuyết để có thể giành trọn điểm ở những câu lý thuyết, tránh để mất điểm đáng tiếc. Ngoài ra lý thuyết còn giúp các em áp dụng vào những câu bài tập. Có nhiều em học sinh giỏi, thông minh thường chủ quan mà bỏ qua phần quan trọng này dẫn đến việc điểm số không như mong muốn”.

Khi làm bài thi các em nên áp dụng nguyên tắc: “Bài dễ ta coi là khó, bài khó ta coi là dễ để làm bài được hoàn chỉnh” – thầy Tuấn chia sẻ thêm.

Đối với các môn thuộc khối C, D

“Bỏ quan niệm học khối C là học thuộc lòng” – đó là kinh nghiệm ôn thi mà cô Trương Thị Giang – giáo viên trường THPT chuyên Lam Sơn - chia sẻ. Không ít bạn học sinh nghĩ rằng, đối với những môn thi là Văn, Sử, Địa chỉ cần học thuộc toàn bộ là xong. Nhưng theo cô Giang thì ở một khía cạnh nào đó cần phải ghi nhớ những kiến thức. Tuy nhiên cách học thuộc lòng, học vẹt không phải là phương án khả thi cho các sĩ tử khi kỳ thi tốt nghiệp đang đến gần:

“Để ôn thi có hiệu quả cô khuyên các em cần hiểu được bản chất của vấn đề thì học rất nhanh vào. Chú ý xác định được hệ thống ý vấn đề, sau đó tái hiện và xây dựng đề cương. Có một cách học hiệu quả là các em nên đọc to thành tiếng sẽ giúp ghi nhớ nhanh hơn”.

Cô Giang cũng lưu về việc cần chú ý phân bố thời gian cho hợp lí, vì đều là những môn tự luận nên tránh tình trạng làm câu đầu dài dòng mà không đủ thời gian cho câu sau.

Đối với ban D, ngoài môn Tiếng Anh các bạn sẽ phải chọn thêm một môn nữa để thi tốt nghiệp, nên hãy chọn môn nào để phù hợp nhất khả năng của mình và không bị bó hẹp thời gian ôn thi. “Với đặc thù khối D gồm kiến thức tự nhiên, xã hội nên các em cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định để có kế hoạch ôn thi cho tốt” – Cô Trương Thị Giang chia sẻ thêm.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn phần nào bớt lo lắng cho kỳ thi sắp tới.
Theo tiin
 
×
Quay lại
Top