Teen xử lý thế nào khi gặp 'hôi của'?

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Phải làm sao khi bạn đang đi rơi ra đường , những người xung quanh không giúp bạn thì thôi lại còn xúm lại tranh giành tiền , tên cướp thì mất hút ...

Vài ngày trước, trộm ra tay móc 50 triệu đồng trong túi một người đàn ông trên đường đến ngân hàng. Trong quá trình giằng co, số tiền này từ túi nạn nhân (tất cả đều có mệnh giá 500k) rơi tung ra đường và bị người xung quanh lao vào nhặt. Trộm chạy thoát, gần 20 triệu đồng của nạn nhân đã bị người đi đường "hôi" mất. Vụ việc là tâm điểm trên các diễn đàn mạng, đa phần chê trách hành động “hôi của”, trục lợi khi người khác gặp nguy nạn này.


KenhSinhVien-hoi-cua-1-3756-1382114272-1.jpg


Chiếc xe bị một trong hai tên trộm vứt lại hiện trường. Ảnh: VnExpress
Thông thường, tình trạng “hôi của” chỉ xảy ra khi có biến động lớn như thiên tai, bạo động, cháy nổ.... Tuy nhiên, trong không ít vụ tai nạn thường ngày, nạn nhân thay vì cố gắng hô hoán đuổi theo tên cướp lại phải nỗ lực bảo vệ những đồng tiền còn sót lại khỏi bàn tay của những người vốn không phải cướp.

Khi đọc báo, mình cảm thấy tức thay cho nạn nhân. Tại sao mọi người có thể làm như vậy? 19,5 triệu đồng không phải là số tiền nhỏ. Anh ấy sẽ phải gánh trách nhiệm đền bù với công ty. Nếu đó là số tiền dành dụm cả đời của một người công nhân thì sao? Bao hy vọng, chắt chiu của họ sẽ mất hết. Thật là kinh khủng!”, bạn Hồng, sinh viên FPT, bức xúc.

KenhSinhVien-hoi-cua-2-9446-1382114272.jpg

Không ít người không những bỏ mặc mà còn xát muối thêm khó khăn của nạn nhân bằng cách lao vào cướp tài sản của họ. Ảnh minh họa: Internet
Việc một bọc tiền rơi từ trên trời xuống bộp ngay trước mặt bạn gần như là chuyện không bao giờ xảy ra. Phải có nguyên nhân thì tiền mới rơi vãi với một số lượng lớn như vậy. Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể dễ dàng biết được số tiền đó là của ai và vì sao nó lại rơi trên đường.

"Nếu bạn đã biết chủ nhân và vẫn cố tình lấy tiền của người ta, hành động như vậy không khác gì ăn cắp cả", Nguyên Hoàng, quận Bình Thạnh, TP HCM lên tiếng.

Nếu rơi vào tình huống như trên, teen sẽ phải làm gì? Đối phó tình huống nan giải này một cách đúng đắn vốn không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu biết cách, teen vẫn có thể làm giảm thiểu hành động "hôi của" bằng cách chính bạn không tham gia hành động đó hoặc lên tiếng cảnh tỉnh, đánh vào nhận thức mỗi người.

Teen có thể giúp đỡ nạn nhân bằng cách:

- Phán đoán tình hình thủ phạm có mang vũ khí không. Nếu không có, hãy hô hoán mọi người chặn thủ phạm lại.

- Lên tiếng kêu gọi những người xung quanh giúp nạn nhân thu lại tài sản đang bị phân tán. Nếu thấy một người nào đó đang tích cực nhặt tiền (có thể lấy làm của riêng), có thể lại gần và nói: "Cám ơn cô/chú đã giúp đỡ, công an đang đến". Việc này phần nào đó giúp người đó và những người xung quanh "tỉnh táo" lại.

- Gọi điện báo cảnh sát và cung cấp những thông tin hữu ích mình biết cho cơ quan chức năng. Nếu bạn ở gần khu vực có các Hiệp sĩ đường phố, hãy liên hệ với họ qua đường dây nóng. Nếu có thể, hãy cố gắng nhớ số xe của những người đang tự biến mình thành cướp.

- Nếu bạn không biết tình huống xảy ra là gì, và không thể ở lại giúp đỡ, hãy từ từ đi qua để không làm xáo động hiện trường và không dừng lại, tò mò nhìn ngó làm cản trở lưu thông của người khác.

Nếu bạn nhìn thấy một số tiền rất lớn trước mặt mà không xác định được của ai, hãy tìm cách trả lại số tiền đó cho chủ nhân nếu có thông tin chủ nhân đính kèm. Bạn cũng có thể giao lại số tiền cho một đơn vị có trách nhiệm gần đấy.

Chẳng hạn, nếu tìm thấy trong một tòa nhà hoặc cơ quan nhà nước, hãy đem số tiền đến cho bảo vệ để họ trả lại cho người đã mất. Hoặc, nếu nhìn thấy trên đường, hãy giao nộp cho cảnh sát. Bạn có thể để lại thông tin của mình để cơ quan chức năng liên lạc với bạn, nếu cần.

KenhSinhVien-hoi-cua-3-6366-1382114272.jpg

Liên lạc với công an để trả lại tiền cho người bị mất bạn nhé! Ảnh: FB
Trong tình huống bạn là nạn nhân, cách để đối phó với những kẻ hôi của lại trở nên phức tạp hơn hẳn. Ở trường hợp đó, ngay khi bị cướp, hãy tri hô để người đi đường giúp bạn chặn kẻ cướp lại. Đặc biệt, teen không nên bỏ tài sản để đuổi theo tên cướp, bạn sẽ vừa mất đồ lại có thể gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, teen nên nhanh chóng thu tài sản của mình lại, kêu gọi mọi người giúp đỡ. Cố gắng để mắt xung quanh để hạn chế mất mát nhiều nhất có thể. Bảo hiểm (nếu có) sẽ không thanh toán những thiệt hại do hôi của đâu. Đồng thời, hãy trình báo ngay với cảnh sát sớm nhất có thể.
Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không rơi vào hoàn cảnh bị cướp dẫn đến hôi của, hãy cất giữ tài sản cẩn thận để không thu hút sự chú ý của những kẻ có ý đồ xấu. Bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt và để ở túi ngoài. Nếu trong trường hợp phải cầm nhiều tiền mặt, hãy kêu thêm một vài người nữa đi cùng để bảo vệ tài sản cùng bạn. Khi dừng đèn đỏ tại ngã tư, cẩn thận theo dõi kính chiếu hậu, quan sát xung quanh để phát hiện kẻ gian kịp thời.

Trong Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Bộ GTVT soạn thảo lấy ý kiến các bộ, ngành, hành vi của những người “hôi của” được đưa vào Điều 11: Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:

“Hôi của” được định nghĩa là lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền 5-7 triệu đồng.

Theo Ione
 
×
Quay lại
Top