Teen đang dần trở thành những "chuyên gia" sao chép

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855


Chẳng hiểu tự bao giờ, nhiều teen có thói quen đến lớp thật sớm để… chép bài của bạn. Giờ học thì ngồi chơi, loay hoay nói chuyện. Ra về thì năn nỉ đứa kế bên cho mượn vở để... “photocopy.” (?!)


Sao chép mọi lúc mọi nơi


Đầu giờ, giờ giải lao, giờ chuyển tiết ở các trường phổ thông, bạn sẽ chẳng khó để tìm thấy những gương mặt đang miệt mài ghi chép. Thế nhưng chẳng phải vì họ siêng năng, chăm chỉ học hành mà bởi họ đang dốc toàn lực... chép những phần bài tập còn thiếu. Thậm chí những chuyên gia sao chép có thể tận dụng cả giờ học các môn phụ, hay giờ học những môn thầy cô dễ để “sao y bản chính”.


Nguyên Trực (sn1993) chia sẻ: “Nhiều hôm vừa kiểm tra, vừa giải đề ôn thi, tớ rối trí quá vì làm không kịp. Thế nên tớ ưu tiên học bài đối phó với bài kiểm tra trước. Còn bài tập thì đành lên lớp chép của mấy bạn làm rồi. Mà nhiều hôm bài tập thầy cô giao nhiều quá, nếu không phân chia mỗi đứa một phần, rồi chép của nhau thì không thể kịp được”.


Hình ảnh đầu giờ học, những nhóm bạn tụm năm tụm bảy, cùng chụm đầu vào một cuốn vở không thiếu. Chỉ một người làm bài đầy đủ thì sẽ kéo theo cả chục bài photo. Nhiều bạn còn đa dạng hóa cách chép bài để thầy cô không phát hiện ra. Như cố tình chép sai, chép khác đi một chút. Bài làm có gạch xóa, hay viết miên man vớ vẩn theo hướng ngược lại. Chép bài của mỗi người một chút, miễn để cho thành bài riêng của mình?


Không riêng vở bài tập, vở soạn bài, nhiều bạn còn lười chép cả bài học hay thích kiểu giờ này học môn khác. Như kiểu giờ Sinh thì lo ngồi làm Toán, đến tiết Toán lại ngồi học Công dân, sang tiết Công dân thì ngồi soạn bài môn Sử. Cứ thế, còn bài trên lớp ngày nào làm không kịp, chép không kịp thì mượn tập về sao nguyên bản chính chẳng cần hiểu. Bởi tất cả chỉ cần học thuộc lòng!?
121010HDchepbai01.jpg

Hình chỉ mang tính minh họa


Sao chép cần cũng chọn lọc?


Bi hài nhất là khi xem xét đến chuyện các teen sao chép như thế nào vào vở. Một số bạn sao chép mà chẳng hiểu là gì, và chẳng kịp quan tâm tại sao lại làm như thế, cứ thế mà chép y chang. Thậm chí, khi người làm có vô tình ghi dư nét, ghi thừa hay sẽ sai vào bài, những “chuyên gia chép bài” cũng chưa chắc lúc nào cũng hiểu để sửa lại. Bởi thế nên chuyện không hiểu bài bạn viết gì cũng mặc định… “vẽ” y chang vào là rất thường thấy.


Như cậu bạn M (lớp 11, trường Nguyễn Hiền) chia sẻ: “Có lần mượn tập thằng bạn chép bài môn Địa vì thầy dặn chuẩn bị ở nhà, đem nộp chấm điểm. Ai dè nó vẽ sai, xong xóa “một cục” trong hình vẽ. Tớ cứ tưởng là hình vẽ cần thế, cố gắng vẽ y chang. Mãi sau nộp thầy, bị thầy “sờ gáy” mới biết mình chép ẩu quá”(?).


Nhiều thầy cô cho học sinh những bài tập tự làm ở nhà rồi mang lên lớp kiểm tra hay lấy điểm. Thế nên tình trạng cố ý photocopy cho “chắc ăn” xảy ra ngày càng nhiều. Chẳng ít những bạn cố tình làm cho bài mình khác đi so với bài khổ chủ rồi sai bét nhè. Cũng có những bài vì sợ bị sai nên chép đúng từng dấu chấm, dấu phẩy.

Khi “những máy sao” chép bị lỗi

Đáng nói ở đây không chỉ là chuyện chép bài mà là những tác hại đằng sau đó. Như cậu bạn M dù ngày nào cũng cố gắng đến lớp sớm hẳn nửa tiếng để photo, nhưng nhiều khi bài làm vẫn không đủ vì đâu phải lúc có bài để sao chép? Những bạn làm bài đầy đủ không phải lúc nào cũng vào lớp sớm để… đợi người khác đến mượn bài mình?
121010HDchepbai02.jpg


Một lần, anh bạn M còn có kỉ niệm nhớ đời vì tính ỷ y không chịu làm bài mà lên chép, đến khi thầy cô hỏi tại sao làm vậy thì không biết trả lời. Không chỉ thế, lần khác, anh chàng còn ăn 0 điểm khi cố tình chép khác đi nên thành sai bét. Không thể tưởng tượng 2 lần ấy, anh bạn đã xấu hổ và khiến cả lớp một phen cười lăn lộn vì tính lười biếng của mình.

Chép bài nhiều trở thành thói quen. Nó làm mất đi ý thức tự giác của bạn. Chỉ cần một chút khó khăn hay “cơn lười” nổi lên, bạn cũng dễ lại sa đà vào chép bài bởi suy nghĩ: “Thôi chép đối phó nốt lần này, từ mai sẽ làm bài đầy đủ”. Thế nhưng cứ nốt một lần như thế, nhiều bạn bị hẫng khiến thức và không thể tự làm bài tập nếu không có bài mẫu hay hướng dẫn.

Việc chép bài, và tình trạng giờ này chép bài môn khác cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bạn bước vào các kì thi, các bài kiểm tra với mớ kiến thức hổng lỗ chỗ, vụn vặt và mơ hồ. Cũng rất dễ hiểu, bởi khi bạn không tập trung nghe giảng trên lớp, mà chỉ sao chép bài như một cái máy, thì dù cố học thuộc lòng, những kiến thức cũng không để được “đắp đầy” và chúng sẽ mau chóng rời khỏi bạn.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top