Tặng 18 quan tài: Thám hoa Việt Nam được vua Càn Long yêu mến và tiếc thương

pivivu

Thành viên
Tham gia
27/11/2018
Bài viết
10
Sử Việt từng xuất hiện rất nhiều nhân tài kiệt xuất khiến ngoại bang nể phục. Tuy nhiên, chỉ có một người duy nhất được phong làm Lưỡng quốc thám hoa. Người đó chính là Phan Kính. Vị thám hoa được người Bắc nể trọng bậc nhất.

106d5140300t95998l1.jpg
[/IMG]

Phan Kính (1715-1761), tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, đỗ Thám hoa và làm quan dưới thời vua Lê Hiển Tông thuộc vương triều Nhà Lê Trung Hưng. Ông từng đi sứ Nhà Thanh và được hoàng đế Càn Long trọng tài đức và phong là "Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa". Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phan Quán làm quan đến chức Đông Các Đại Học Sĩ.

Thấy ông thông minh, nhanh nhẹn, bố Phan Kính cho học chữ khi con 6 tuổi. Ông nhanh chóng thuộc lòng nhiều sử sách đương thời, lên bảy tuổi đã biết làm thơ phú.

Năm Nhâm Dần (1722), trong kỳ sát hạch ở xã Lai Thạch, bài văn của Phan Kính được xếp hạng nhất, dù lúc đó ông mới chỉ hơn 7 tuổi. Khi thi vào trường Quốc Tử Giám, Phan Kính tiếp tục là người đỗ đầu.

Vượt qua rất nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống, năm Quý Hợi (1743), Phan Kính ra Thăng Long dự thi với suy nghĩ “không thành đạt không trở về”.

Trong kỳ thi này, vượt qua hơn 3.000 sĩ tử, ông thi đỗ thám hoa. Vì khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn, ông trở thành người đỗ cao nhất .

Phan Kính đã vượt qua đề thi chế sách gồm 10 mục, 100 câu hỏi do đích thân vua Lê Hiển Tông ra đề. Quyển thi của Phan Kính được vua dùng bút son ngự phê: “Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh”. Ông được vua sắc phong giữ chức Hàn lâm viện đãi chế, chuyên việc cung phụng từ lệnh ở bên vua.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tài năng của Phan Kính vang dội đất Bắc, năm Canh Thìn (1760), trong chuyến đi sứ nhà Thanh, vua Càn Long đã phong ông là "Lưỡng quốc Đình nguyên thám hoa", lại ban tặng một chiếc áo gấm, một bức trướng lụa thêu chữ:
“Thiên triều đặc tứ, Bắc đẩu dĩ nam, nhất nhân nhi dị" – nghĩa là “Thiên triều đặc ban, từ sao Bắc đẩu về phía nam chỉ có một người”. Ý nói đề cao ông là người tài giỏi hiếm có.

Tháng 6 năm Tân Tỵ (1761) ông lại đi hội đàm việc biên giới. Tiếc là trong chuyến đi này, ông lâm bệnh qua đời. Thọ 47 tuổi, khi tài năng đang độ phát triển. Nể phục ông, nhà Thanh cho đóng 18 cỗ quan tài đưa thi hài về nước. Sau khi tiến hành trọng thể nghi lễ phúng điếu tại quân doanh đạo Hưng Hóa, thi hài cụ được rước về kinh đô Thăng Long.

Vua Lê Hiển Tông và Minh đô vương Trịnh Doanh đã cấp lễ vật, tử tuất rất trọng hậu và tự tay đề bức trướng phúng viếng khi ông qua đời: "Lưỡng đồ văn hữu vũ - Vạn lý hiểm vy di"

Năm 1783, sau 23 năm, để tỏ lòng mến mộ tài năng và đức độ của công thần Phan Kính, vua Lê Hiển Tông phong sắc tôn cụ là Thành hoàng, gia phong là “Anh nghị đại vương” rồi chu cấp kinh phí, cử thợ giỏi về cùng địa phương xây dựng đền thờ, lăng tẩm cụ Thám tại thôn Vĩnh Gia và giao cho ba tổng Lai Thạch, Hòa Lâm, Bình Hồ thuộc huyện La Sơn thờ phụng.

Hàng năm, vào ngày mất của ông, nhân dân xã Song Lộc và các địa phương lân cận cùng bà con dòng tộc họ Phan đã tổ chức lễ giỗ để tỏ lòng tri ân, ghi nhớ công lao của to lớn suốt cuộc đời vì nước, vì dân của danh nhân văn hóa Phan Kính.
Pivivu
Nguồn: Xuyên Không Đệ Nhất Truyện Blogspot
Link: [xuyenkhongdenhattruyen.blogspot.com/2018/12/tang-18-quan-tai-tham-hoa-duy-nhat-cua.html]
 
×
Quay lại
Top