Tân sinh viên “toát mồ hôi” mua sắm đầu năm học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bắt đầu cuộc sống xa nhà, tân sinh viên phải chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng cá nhân, sinh hoạt. Chưa nắm rõ giá cả và “đặc trưng” tiêu dùng ở thành phố lớn khiến nhiều bạn bỡ ngỡ, lúng túng, thậm chí gặp những chuyện “dở khóc, dở cười”.

“Bi hài” chuyện đi mua sắm đầu năm học



Mới ra thủ đô lần thứ hai sau kỳ thi ĐH, mọi thứ đối với Minh Thuận (CĐ Công nghiệp Hà Nội) đều lạ lẫm. Buổi tối sau hôm nhập học, bạn cùng mẹ đi mua đồ dùng. Vì chưa tìm được bạn ở ghép phòng, mẹ Thuận buộc phải sắm tất tật mọi thứ cho con.


Hai mẹ con không sành sỏi chuyện mua bán trên thành phố nên với suy nghĩ: “Hà Nội cái gì cũng đắt”, khi đến một cái chợ theo chỉ dẫn người trên đường, chủ hàng đon đả chào mời, hai mẹ con cứ thế móc ví nghe theo, từ cái chiếu, chăn mỏng cho đến nồi niêu xoong chảo …


Thuận chia sẻ: “Sắm xong đồ, hai mẹ con thở phào nhẹ nhõm. Buổi tối khi về đến xóm trọ, các anh chị ở phòng khác sang nói chuyện thấy đồ đạc mới hỏi. Khi đó cả hai mẹ con mình mới vỡ lẽ ra đồ đạc bị “chém” giá gần gấp đôi mà không biết.


Mẹ mình ngồi tiếc mãi. Nếu biết như thế mình đã rủ thêm một anh chị ở đây đi cùng thì cũng đã tiết kiệm được một khoản rồi”.

muaban0809131-e6436.jpg

Vừa lên thành phố nhập học, không ít bạn tân SV "lóa mắt" dẫn đến mua hớ hàng thời trang giá rẻ.

Không chỉ vậy, với tâm lý thích mua quần áo ở thủ đô cho “bớt quê”, Trịnh Mai (CĐ Kinh tế Công nghiệp) còn gặp oái oăm hơn khi sản phẩm thiếu chất lượng.


Biết là mình không đủ tiền để mua quần áo trong các shop thời trang, Linh đã vào chợ lùng mua đồ. Giá rẻ, chủng loại đa dạng, bạn nhanh chóng bị “lóa mắt” vì thích thú.


Cũng vì thiếu kinh nghiệm trong trả giá, đồng thời lại đi mua ban đêm, khi về đến nhà dưới ngọn đèn sáng rõ, Linh mới tá hỏa nhận ra rằng sản phẩm bị lỗi rất nhiều, đặc biệt là đường may thiếu cẩn thận, nhiều chỗ bị rạn.


Không chỉ vậy, sau khi giặt vài lần, chiếc áo của bạn đã phai màu đồng thời còn làm tấm áo trắng ngâm chung bị loang lổ. Linh cho biết: “Thấy quần áo nhiều, họ lại bảo giảm giá, mình thích lắm.


Nhất là khi đi qua những hàng treo biển xả hàng, giảm 50%, Linh chen mua thật nhiều. Cũng vì hàng khuyến mãi nên không được thử, đến khi về mặc vào mới không ưng và phát hiện ra mình thật là xui xẻo”.

Nhiều bạn tân sinh viên ở gần chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) đã gặp trường hợp phải nuốt xuống cục giận và sự tủi hổ khi trở thành nạn nhân. Đi vào đúng giờ “mở hàng”, xem xong thấy không ưng, Thanh Tâm (trường ĐH Lao động xã hội) vừa quay lưng chuẩn bị bước đi đã bị mắng té tát vào mặt.


Lúc ấy, Tâm ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Vội vàng lật lại xem chiếc áo trên tay mới xem xong có bị làm sao không, Tâm càng hoang mang khi nó không có vấn đề gì, vẫn nguyên vẹn, phẳng phiu như thế.


Bạn rưng rưng bày tỏ: “Lần đầu tiên, mình bị người khác chửi mắng thậm tệ như vậy. Họ dùng những lời lẽ rất chua ngoa, tục tĩu khiến Tâm vừa thấy sợ, lại xấu hổ. Lúc ấy họ bắt mình mua cho bằng được. Biết là bản thân không thích, lại phải mua giá cao nhưng trong lòng Tâm lo quá nên đành trả tiền cho xong rồi vội vàng ra khỏi nơi đấy.


Cả một đoạn đường từ lúc trong chợ cho đến khi về đến phòng, mình cứ khóc rưng rức vì tủi thân. Bây giờ chỉ trách là mình không biết, lại lơ ngơ nên mới bị bắt nạt đến thế thế này thôi”.

muaban0809132-e6436.jpg

Để "chắc ăn" khi sắm đồ, các bạn có thể hỏi trước thông tin, nhờ anh chị SV tư vấn hoặc tìm đến các siêu thị với giá cả, chất lượng đáng tin cậy hơn.

Kinh nghiệm mua hàng


Khi đã quen với thành phố cũng như việc mua sắm ở đây, nhiều bạn trẻ đã trở nên “chuyên nghiệp” với kinh nghiệm tích lũy, nâng dần qua từng năm sinh sống. Lời khuyên đầu tiên chính là không ngại mặc cả, đặc biệt là săn hàng ở chợ.


Nguyễn Thị Hà (năm thứ tư, trường HV Tài chính) chia sẻ: “Người bán hàng thường thách giá lên ít nhiều. Các bạn cần phải trả giá để không bị “hớ”. Nếu còn lạ lẫm và chưa quen với việc trả, bạn nên đi mua đồ cùng anh chị hoặc bạn bè để tiện cho việc tham khảo sản phẩm.


Với các mặt hàng thực phẩm bán ngoài chợ, bạn hoàn toàn có thể mặc cả giảm từ 2.000 - 5.000 đồng. Còn với những sản phẩm gia dụng thì trả giá xuống được từ 5.000 – 15.000 đồng. Nhiều chợ chuyên bán quần áo thậm chí còn thách giá gần gấp rưỡi, gấp đôi nên chúng ta nên tìm hiểu thông tin nơi ấy trước.


Mặc dù sắm sửa đầu năm nhưng hầu hết vẫn rất cần rất nhiều đồ sinh hoạt, các bạn hãy tìm hiểu thời gian và giá cả trong những đợt giảm giá, khuyến mại của một vài siêu thị. Trong những đợt khuyến mại này, nếu mua hàng hóa với số lượng lớn thì giá thành giảm đáng kể mà chất lượng cũng được đảm bảo hơn”.


Hy vọng các bạn sẽ tiết kiệm được một khoản và không phải lo lắng trong việc chi tiêu, mua sắm để có thể bước vào cuộc sống sinh viên với tâm trạng đầy hứng khởi nhé!

Theo Dân Trí
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Mình thì tốt hơn vì cóa anh chị nên ở chung !! cóa mõi là bị thư viện trong trường chém đẹp thui !!!!
:KSV@19:
 
trường thì thui rùi, chém ko đẹp ko ăn tiền mà, bên ngoài họ cạnh tranh nên bán vẫn rẻ hơn trong trường nhìu
 
trường thì thui rùi, chém ko đẹp ko ăn tiền mà, bên ngoài họ cạnh tranh nên bán vẫn rẻ hơn trong trường nhìu
Bán mắt hơn bênh ngoài đã đành !! ở đây thì mình vào mua thì nóa bảo mua nguyên bộ !! khi vào học mới biết chả cóa mấy cuốn xài được hết !!
:KSV@08:
 
×
Quay lại
Top