Tầm quan trọng của việc làm suy giảm những điều có ảnh hưởng tiêu cực

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Có phải chúng ta bẩm sinh tập trung vào điều tiêu cực? Đó có phải là lí do khiến chúng ta có xu hướng xem trọng những phản hồi, những cảm xúc và sự kiện tiêu cực hơn tích cực? Khoa học nói có. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thay đổi nó.

Trong 1 bài báo (2001) trên Review of General Psychology, các nhà nghiên cứu Hà Lan giải thích rằng bộ não con người xử lý thông tin tiêu cực cẩn thân hơn là nó xử lí thông tin tích cực. Theo quan điểm tiến hóa, chú ý nhiều hơn đến những sự kiện tiêu cực tiềm ẩn có nghĩa là tăng khả năng sống sót và những gen tập trung vào điều tiêu cực đó được truyền lại cho những thế hệ sau. Thời còn đang sống trong những hang động và chống lại hổ báo thì những sự kiện tích cực có thể không có tác động đáng chú ý lên cuộc sống của 1 người, nhưng 1 sự kiện tiêu cực thì có thể nhanh chóng tác động đến chúng ta.

Nhưng chúng ta bây giờ không còn bị hổ báo săn đuổi, vậy tại sao chúng ta tiếp tục quá chú ý trước những sự kiện tiêu cực? Liệu “cơ chế sinh tồn” này có thể ngăn chặn sức khỏe về lâu dài của chúng ta? Và quan trọng hơn, chúng ta có thể lập trình lại sự ám ảnh sinh tồn bẩm sinh này và sử dụng sức mạnh của điều tích cực?

Ảnh hưởng tiêu cực

Hãy nghĩ lại về lần cuối cùng bạn không thể ngủ được vào ban đêm. Nó có phải vì những ý nghĩ tiêu cực đang chạy trong đầu bạn, hay là những ý nghĩ tích cực? Nếu bạn giống hầu hết mọi người, bạn có nhiều khả năng nghiền ngẫm về những điều tiêu cực đã xảy ra với bạn hơn là những điều tích cực. Việc “suy nghĩ quá mức” đem lại nhiều sức mạnh cho những ý nghĩ, cảm xúc và sự kiện tiêu cực. Ví dụ, nếu 1 người thân yêu nói với bạn rằng bạn thông minh như thế nào, bạn cười, cảm ơn họ và ngay lập tức quên nó. Ngược lại, nếu 1 người thân yêu nói bạn là 1 tên ngốc vô dụng, bạn có thể sẽ nổi đóa, kể lại câu chuyện và ám ảnh về nó. Nó sẽ thu hút những ý nghĩ và cảm xúc của bạn lâu hơn ý nghĩ tích cực. Và khi điều đó xảy ra, chúng ta chỉ đang ban cho 1 sự kiện tiêu cực 1 lượng sức mạnh không cân đối. Trong khi điều đó có thể là khó chịu thì nó cũng không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Quá nhiều suy nghĩ tiêu cực có thể đặt chúng ta trước nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm và những vấn đề sức khỏe tinh thần khác, như các nhà nghiên cứu ở đại học Notre Dame đã khám phá trong 1 nghiên cứu được công bố năm 2013 trên tờ Clinical Psychological Science.

Các nhà nghiên cứu quan sát 103 đôi bạn cùng kí túc xá đại học và đánh giá các sinh viên có xu hướng xem những tình huống tiêu cực như thế nào và có ảnh hưởng gì lên những người bạn cùng phòng của họ. Họ phát hiện thấy chỉ trong 3 tháng, những kiểu suy nghĩ của những người bạn cùng phòng bắt đầu ảnh hưởng đến người khác. Những người suy nghĩ tiêu cực hơn và cũng làm họ dễ bị tổn thương hơn trước bệnh trầm cảm. Nhưng trong 1 số trường hợp, những người suy nghĩ tích cực cũng ảnh hưởng lên những người bạn cùng phòng tiêu cực.

Cách chúng ta nghĩ và xem xét về thế giới không phải là bẩm sinh.

Haeffel chỉ ra rằng chúng ta không thể vui vẻ thường xuyên và chỉ có những người bạn tích cực. Con người có 1 loạt những cảm xúc và che giấu bất kì cảm xúc nào trong số chúng, ngay cả những cảm xúc tiêu cực, sẽ là không chân thật. Chìa khóa là chuyển tỷ lệ giữa tích cực với tiêu cực. Ví dụ, với mỗi người bạn u sầu trong cuộc sống của bạn, bạn có thể nghĩ về 4 người nào có quan điểm lạc quan? Bạn cười thường xuyên trong ngày như thế nào? Bạn có thể đi tiếp sau khi trải nghiệm 1 sự kiện tiêu cực nhanh như thế nào? Bạn có thể nỗ lực để chuyển những ý nghĩ của bạn sang những ý nghĩ tích cực sớm hơn?

Thực hiện các bước để làm gia tăng những ảnh hưởng tích cực bên ngoài có thể giúp lập trình lại thế giới nội tâm của chúng ta. Bây giờ chúng ta biết rằng mình có thể biến đổi lối suy nghĩ của chúng ta và chúng ta có thể ảnh hưởng tích cực đến cách chúng ta cảm nhận về bản thân chúng ta, cuộc sống chúng ta và thế giới của chúng ta.

Nguồn: The Importance of Decreasing Negative Influencers
We can re-wire our internal emotional landscape
Published on July 19, 2013 by Karolyn A. Gazella in The Healing Factor
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top