Tại sao sinh viên đại học cần phải nhìn lại bản thân?

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Tôi là ai? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Mối quan hệ của tôi với những người xung quanh là gì? Trách nhiệm của tôi đối với họ là gì?

KenhSinhVien-imagehandler-ashx.jpg

Những năm tháng đại học là khoảng thời gian để sinh viên suy ngẫm về những câu hỏi như trên. Trong quá trình đó, các bạn sẽ hiểu thêm nhiều về bản thân mình hơn so với lúc trước khi lên đại học. Cho dù các bạn đang chuyển từ giai đoạn thời niên thiếu sang giai đoạn trưởng thành hay các bạn là những người trưởng thành và đã lên kế hoạch cho bước tiến của bản thân, thì đại học vẫn là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có một cái nhìn sâu hơn về bản thân và những vấn đề liên quan.

KenhSinhVien-1360635985.jpg

Thế nhưng việc nhìn lại bản thân như thế này hiếm khi nào xảy ra ở các trường đại học.Thường thì các bạn sinh viên lại có cái nhìn hời hợt về đại học,chỉ đơn giản xem như để chuẩn bị cho sự nghiệp sau này, hoặc học đại học với tinh thần vui là chính.Các bạn xem những thành tựu, thành tích học tập như các món trang sức hào nhoáng chứ hiếm khi nghĩ về bản chất của thứ bạn đạt được. Tự nhìn lại bản thân có lẽ không nằm thường trực trong suy nghĩ của các bạn.

Học đại học sẽ giúp bạn tiếp thu được một lượng lớn thông tin, thế nhưng tất cả chỉ là một phần rất nhỏ so với kiến thức nhân loại. Trên thực tế, rất nhiều thông tin trong số đó là sai hoặc ít nhất không quan trọng là mấy cho đến khi các bạn sinh viên có dịp để bày tỏ ở buổi họp lớp.

Chúng ta tin rằng sinh viên đại học nên tốt nghiệp với kiến thức và những kỹ năng đủ để các bạn hòa nhập với công việc và cảm thấy hài lòng, hoặc ít nhất để các bạn có thể ra trường với một nền tảng vững chắc. Nhưng điều quan trọng hơn, sinh viên đại học cần phải định hướng được chính bản thân mình. Các bạn cần biếtmình là ai, bạn muốn liên hệ với thế giới bên ngoài như thế nào. Nhớ rằng nếu bạn không yêu chính bản thân mình, thì không thể đòi hỏi người khác phải yêu bạn.

Chương trình Tự suy ngẫm của đại học Stanford

KenhSinhVien-st.jpg

Vài năm trước, một người trong chúng tôi, Tom Ehrlich, đã đề cập đến những vấn đề này với Howard Gardner, một nhà tâm lý học nổi tiếng, một nhà trí thức, và cũng là giáo sư tại đại học Harvard. Howard đề cập với Tom về một chương trình mới mà ông và một số đồng nghiệp đã khởi xướng ở Harvard với tên gọi nôm na “Suy ngẫm về cuộc đời bạn”. Tom đã đọc những tài liệu mà họ đã soạn cho chương trình và ấn tượng đến mức ông đã đề nghị với ban quản trị đại học Stanford tổ chức một chương trình tương tự, và đã được chấp nhận. Chương trình này bây giờ đang hoạt động ở một số trường, và ở mỗi trường nó đã trở thành một hoạt động cần thiết và rất được ưa thích.

KenhSinhVien-howardgardner.jpg

Giáo sư Howard Gardner
Tại Stanford, “Tự suy ngẫm” là một chương trình tự nguyện cho sinh viên năm nhất trong kỳ Đông. Nó bao gồm ba hoặc bốn tiết 90 phút, mỗi tuần một lần. Tám cho đến mười hai sinh viên năm nhất chiếm đa số trong một nhóm, sẽ được hỗ trợ bởi một giảng viên của khoa, nhân viên trường, và đôi khi còn có một vài sinh viên năm trên (và có thể vẫn ở trong nhóm “Tự suy ngẫm” như một sinh viên năm nhất).

Giảng viên của mỗi nhóm lên kế hoạch cho từng tiết dạy với những bài tập khuyến khích sinh viên nghĩ về những điều giá trị có tầm quan trọng với họ, họ muốn những điều giá trị ấy hình thành trong cuộc sống của họ và của những người xung quanh như thế nào, và những bước đi họ muốn đạt được ở Stanford, từ đó biết được đâu là điều quan trọng nhất.

Ví dụ, đầu mỗi tiết học, một trong các nhóm, sinh viên sẽ được yêu cầu “các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến bay dài và các bạn phải lấy một vật đại diện cho một kỷ niệm đặc biệt hoặc phản ánh được bản thân bạn”. Máy bay buộc phải hạ cánh ở một hòn đảo xa. Nhóm này được yêu cầu phải đưa ra một ý tưởng làm cách nào để mỗi người có thể hỗ trợ lẫn nhau và phải tạo ra được ý thức tập thể, trong khi chỉ được sử dụng những vật dụng cá nhân mà họ đã mang theo. Những ý tưởng phong phú và sâu sắc đã được hình thành từ buổi thảo luận này.

Một tiết học khác, giáo viên đưa cho các bạn sinh viên một danh sách của 10 điều giá trị, như “thành công”, “sự liêm chính”, “niềm vui”, “sự thông thái”, “tình yêu” và những khoảng trống cho họ tự điền vào theo ý muốn của mình. Họ được yêu cầu “hãy làm gọn danh sách của bạn, đầu tiên là còn 8 điều giá trị, sau đó xuống 5, và rồi 3, cuối cùng là 2 điều giá trị nhất”. Nhóm này đã thảo luận về những điều giá trị nhất và nó có ý nghĩa như thế nào với họ. Những giảng viên đã yêu cầu sinh viên về suy ngẫm lại những điều này trong vòng một tuần. Sau khi một tuần tự nhìn lại bản thân, một vài sinh viên đã tới buổi học tiếp theo và nói rằng họ muốn thay đổi hai điều giá trị nhất đó và giải thích tại sao.

KenhSinhVien-core-values.jpg

Trong suốt những buổi học này, những gì đã nói được giữ bí mật và không lộ ra bên ngoài phòng học. Sinh viên đã nói về những lo lắng của họ một cách thẳng thắn. Một mối bận tâm phổ biến là sự bất an – khi mà mọi người xung quanh thông minh hơn họ. Một mối quan tâm khác đó là họ gặp khó khăn trong việc kết bạn, hoặc có lẽ họ không biết cách kết bạn như thế nào. Vấn đề sự nghiệp cũng rất nổi cộm, như việc áp lực của cha mẹ buộc con cái trở thành luật sư hoặc bác sĩ, mặc dù các bạn sinh viên đã tự nhìn thấy được điều gì quan trọng với bản thân, nhưng họ vẫn muốn theo đuổi con đường sự nghiệp khác.

Trong suốt khóa học kéo dài ba tuần, các nhóm trở nên thân thiết hơn và ngày càng hiểu rõ hơn những vấn đề của họ đối với câu hỏi cơ bản mà chúng tôi đặt ra ở phần đầu. Tất nhiên không phải tất cả sinh viên đều bị tác động giống nhau bởi “Tự suy ngẫm”. Nhưng những đánh giá tích cực nhận được từ đa số các sinh viên đã cho thấy một lý do thuyết phục rằng chúng ta phải giúp sinh viên học cách nhìn nhận bản thân và những mối quan hệ của các em với thế giới xung quanh.


Nguồn: Forbes​
 
Đại học=học đại ---> đó là phương châm của mềnh
 
@nhipcautre0904 quan trọng nhất à? tức thời chưa nghĩ ra nhưng có lẽ là chính mình :))
 
@Ansoft trời ạ, ý em hỏi mấy thứ giá trị nhất ấy, như là thành công, sức khỏe, hạnh phúc, tình cảm,v....v
 
@nhipcautre0904 thế thì có lẽ là sức khỏe rồi
có sức mà hưởng chứ
 
@Ansoft Uh dzị đối với bản thân anh thì điều đó là quan trọng nhất đúng hok? Dzị thì cứ theo mục tiêu đó mà sống ^^. Thế điều quan trọng thứ hai là gì nào?
 
@Ansoft Lại chạm pha rồi đây, đúng là gõ anh mấy cái mới tỉnh, có cần nếm đòn của em hok?
 
×
Quay lại
Top