Tại sao chúng ta không thích bỏ dở việc chúng ta đã bắt đầu

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824


Tại sao bộ não của chúng ta nhớ lại những việc mà chúng ta chưa hoàn thành nhiều hơn những việc chúng ta đã hoàn thành? Dường như bộ não chúng ta có một xu hướng liên tục nhắc nhở chúng ta về những việc mà chúng ta có thể hoàn thành.

Theo “Hiệu ứng Zeigarnik”, bạn có nhiều khả năng nhớ lại những nhiệm vụ còn dang dở hơn nhiệm vụ bạn đã hoàn thành. Trong một nghiên cứu năm 1927, nhà tâm lý học người Nga Bluma Zeigarnik yêu cầu những người tham gia hoàn thành một loạt nhiệm vụ. Trong một số nhiệm vụ, người tham gia bị làm gián đoạn trước khi họ có thể hoàn thành chúng. Sau này khi được hỏi về những nhiệm vụ, họ nhớ lại những nhiệm vụ mà họ bị làm gián đoạn với tỷ lệ cao hơn so với những nhiệm vụ mà họ đã hoàn thành.

Hóa ra bộ não có một nhu cầu mạnh mẽ là hoàn thành việc mà nó bắt đầu. Khi nó không thể hoàn thành một việc gì đó thì nó dính mắc vào đó. Những suy nghĩ về việc mà chúng ta không thể hoàn thành có thể xâm nhập vào đầu óc chúng ta như một cách để nhắc nhở chúng ta rằng có một việc gì đó cần được hoàn thành (James and Kendell, 1997).

Hiệu ứng Zeigarnik cũng giải thích tại sao chúng ta hối tiếc về những việc chúng ta đã không làm nhiều hơn là chúng ta hối tiếc về những việc chúng ta đã làm (Savitsky, Medvec, and Gilovich, 1997). Điều này cũng giải thích tại sao khi chúng ta tiếc thương một người đã mất, chúng ta tập trung nhiều hơn vào những thứ mà chúng ta đã không nói hoặc không làm với họ hơn là những việc chúng ta đã trải qua cùng với họ.

Điều này cũng giải thích tại sao những câu chuyện/ tập phim cho đến phút cuối vẫn chưa rõ kết cục làm chúng ta dính mắc – bộ não của chúng ta cần những câu chuyện đó được hoàn thành. Điều này có thể giải thích phần nào tại sao các fan của seri truyền hình Lost khó chịu khi một số câu hỏi quan trọng của show chưa được trả lời ở phần kết thúc. Chúng ta có xu hướng không thích sự mơ hồ – bộ não muốn sự việc đi đến một cái kết hoàn toàn.

Vì vậy: Hãy đi ra ngoài và tạo ra sự kết thúc của bạn cho một việc gì đó.


——————–

James, I.A. and Kendell, K. (1997). Unfinished processing in the emotional disorders: The Zeigarnik Effect. Behavioural and Cognitive Psychotherapy, 25(4): 329-337.

Savitsky, Medvec, and Gilovich (1997). Remembering and regretting: The Zeigarnik Effect and the cognitive availability of regrettable actions and inactions. Personality and Social Psychology Bulletin,23(3):248-257.

Zeigarnik, B.V. (1927). Über das Behalten von erledigten und unerledigten Handlungen (The retention of completed and uncompleted activities), Psychologische Forschung, 9: 1-85.

Nguồn

Why We Hate Not Finishing What We Start

. . . and a possible route to greater satisfaction.

Published on March 31, 2014 by Stephanie Sarkis, Ph.D. in Here, There, and Everywhere
 
×
Quay lại
Top