Tại sao chúng ta đổ lỗi cho nạn nhân?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Chúng ta có thể thấy xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân khi quá khứ t.ình d.ục của những nạn nhân bị cưỡng hiếp bị phê phán từng li từng tí, khi những người nghèo bị xem là lười biếng và không có ý chí, khi những người mắc bệnh về tinh thần hoặc cơ thể bị xem là mắc bệnh do lối sống tồi tệ của họ. Đó là những trường hợp mà ở đó nạn nhân có thể phải chịu một phần trách nhiệm cho rủi ro của họ, nhưng thường thì trách nhiệm này bị thổi phồng quá mức và những yếu tố khác bị xem nhẹ. Tại sao chúng ta rất hăm hở đổ lỗi cho những nạn nhân, ngay cả khi chúng ta dường như không nhận được thứ gì?

Chúng ta đổ lỗi cho nạn nhân vì muốn tránh bị tổn thương. Một nạn nhân càng vô tội thì họ càng gây đe dọa (cho chúng ta). Các nạn nhân đe dọa cảm nhận của chúng ta rằng thế giới là một nơi an toàn và đạo đức, ở đó những điều tốt đẹp xảy đến với người tốt và những chuyện xấu xảy đến với người xấu. Khi những điều xấu xảy ra với người tốt, thì nó ám chỉ rằng không có ai an toàn, bất kể họ sống tốt như thế nào, và chúng ta cũng có thể dễ bị tổn thương. Quan điểm cho rằng sự rủi ro, bất hạnh có thể xảy ra ngẫu nhiên, tấn công bất kì ai ở bất kì lúc nào, là một ý nghĩ đáng sợ, và chúng ta đối mặt hằng ngày với bằng chứng cho thấy nó có thể đúng.

blamegame2.png


Vào những năm 1960, nhà tâm lý học xã hội Melvin Lerner đã tiến hành một loạt nghiên cứu nổi tiếng, ông phát hiện thấy khi những người tham gia nhìn thấy người khác bị điện giật và không thể can thiệp thì họ bắt đầu xúc phạm đến các nạn nhân. Nỗi đau khổ càng có vẻ bất công và nghiêm trọng thì sự xúc phạm càng lớn. Các nghiên cứu sau phát hiện thấy một hiện tượng tương tự xuất hiện khi mọi người đánh giá về những nạn nhân bị tai nạn giao thông, bị hiếp dâm, bạo lực gia đình, bệnh tật và nghèo đói. Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sỹ Ronnie Janoff-Bulman cho thấy các nạn nhân đôi lúc còn tự xúc phạm chính bản thân họ, cho rằng nguyên nhân của nỗi khổ của họ nằm ở hành vi của bản thân họ, để làm cho những sự kiện tiêu cực dường như có thể kiểm soát được nhiều hơn và do đó họ có thể tránh được chúng trong tương lai.

Lerner lý luận rằng những xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân bắt nguồn từ niềm tin vào một thế giới công bằng, một thế giới mà ở đó những hành động có những hậu quả có thể dự đoán được và con người có thể kiểm soát được những gì xảy đến với họ. Chúng ta muốn tin rằng công lý sẽ đến với những người phạm tội, còn người tốt, trung thực tuân theo pháp luật thì sẽ được thưởng. Nghiên cứu phát hiện thấy, những người tin rằng thế giới là một nơi công bằng thì sống hạnh phúc hơn và ít trầm cảm. Nhưng hạnh phúc này có thể đi cùng với một cái giá – nó có thể làm giảm sự thấu cảm của chúng ta với người đang đau khổ, và chúng ta thậm chí còn góp phần vào đau khổ của họ bằng sự kỳ thị.

Vậy, có phải sự thay thế duy nhất cho niềm tin vào một thế giới công bằng là cảm giác bất lực và trầm cảm? Không hẳn. Con người có thể tin rằng thế giới đầy ắp sự bất công nhưng cũng tin rằng họ có thể tạo ra một thế giới công bằng hơn thông qua những hành động của họ. Một cách để làm thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn là chống lại thôi thúc hợp lý hóa nỗi khổ của người khác. Sự nhận ra này có thể làm bạn lo lắng, nhưng nó có thể là cách duy nhất mà chúng ta có thể thực sự mở lòng mình trước nỗi khổ của người khác và giúp họ cảm thấy được hỗ trợ và bớt cô độc.


Nguồn
Why Do We Blame Victims?
When others' misfortune feels like a threat.
Published on November 24, 2013 by Juliana Breines, Ph.D. in In Love and War
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top