Tại sao bạn không thể dừng khao khát

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Why You Can't Stop Craving
Nobody wants you to.
Published on February 12, 2013 by Omar Manejwala, M.D. in Craving


Cho dù là đường, rượu, thuốc lá, đánh bạc hoặc t.ình d.ục, những khao khát như thể chúng sẽ không bao giờ chấm dứt và chúng sẽ kéo dài mãi mãi. Bạn đang nằm trên đi văng xem chương trình TV yêu thích và đột nhiên bạn cần 1 chút kem hoặc socola. Bạn đang làm việc nửa chừng vào buổi sáng và bạn cần 1 điếu thuốc. Tại sao những khao khát sẽ không chấm dứt? Chúng thực sự đến từ đâu? Sự tiến hoá loài người, bộ não, và những yếu tố tâm lý và xã hội thúc đẩy bạn khao khát, đó là lý do tại sao những giải pháp quá đơn giản đối với những kháo khát là không hiệu quả.

Bạn được tiến hoá để khao khát:

Bất kể động lực t.ình d.ục của bạn là gì, bạn có thể chắc chắn là tổ tiên của bạn cũng có 1 động lực t.ình d.ục mạnh mẽ, hoặc bạn sẽ không ở đây. Sự thôi thúc khao khát dẫn đến ưu thế chọn lọc như những người thèm khát thức ăn và những hành vi hoặc là cần thiết cho sự sinh tồn hoặc sinh sản và những người đó không chết. Những mong muốn, ưa thích, những nhu cầu có những nguồn gốc tiến hoá đã từng giúp chúng ta trước đây, dù chúng có thể kém thích nghi trong hiện tại.

Bộ não của bạn muốn khao khát:

Điều này rõ ràng đối với bất kỳ ai đã từng cố gắng kiểm soát những khao khát của họ. Cố gắng chấm dứt 1 khao khát dường như thúc đẩy 1 khao khát khác. Ví dụ:

Những người nghiện trong giai đoạn phục hồi ban đầu thường chuyển sang những kiểu nghiện khác.

Những người giảm cân thường bắt đầu hút thuốc.

Nhiều người nghiện rượu không uống rượu tăng cân trong năm đầu tiên, và

Nhiều người cố gắng bỏ 1 thói quen kết thúc với 2 thói quen khác mà họ không muốn.

Tại sao như vậy? Khoa học não bộ ủng hộ quan điểm rằng những khao khát rất giống nhau bất kể bạn khao khát điều gì. 1 nghiên cứu về chức năng não được xuất bản trong tháng này chứng minh rằng khao khát cần sa liên quan đến những 'đường mòn' não tương tự như thèm cocaine, heroin, rượu và thậm chí nicotine.

Nếu bạn loại bỏ 1 đối tượng được thèm khát ra khỏi cuộc sống của bạn, não sẽ giúp bạn tìm thấy đối tượng khác. Bộ não của bạn không thực sự quan tâm nó thèm khát cái gì, chừng nào nó đang thèm khát. Bộ não của bạn muốn thèm khát.


Bạn bè của bạn muốn bạn khao khát:

Bạn nghĩ rằng bạn bè sẽ muốn hỗ trợ những mục tiêu của bạn và giúp bạn tránh đầu hàng cám dỗ. Nhưng sự thật là hầu hết mọi người thấy được an ủi khi biết họ không phải là người duy nhất đang gặp khó khăn với cám dỗ. Do đó, khi bạn đầu hàng trước những khao khát của bạn, họ thường sẽ cảm thấy an tâm hơn. Somerset Maughm từng nói 1 câu nổi tiếng: "Không đủ nếu tôi thất bại, mà bạn bè tôi cũng phải thất bại."Điều này thường là vô thức; mọi người thường không nhận ra họ đang thúc đẩy bạn (1 cách tinh vi) trước việc đầu hàng.


Các nhà quảng cáo muốn bạn khao khát:

Nhiều nghiên cứu về quảng cáo thuốc lá cho thấy các quảng cáo gia tăng trong tháng 1 và 2, vì những mục tiêu năm mới của bạn đồng nghĩa với doanh thu bán thuốc lá của họ giảm. Trẻ em có thể là nhóm dễ bị tổn thương nhất; 1 nghiên cứu về hàng trăm quảng cáo trên chương trình truyền hình cho trẻ em phát hiện thấy hơn 80% là thức ăn nhanh và đồ ngọt, thời gian ăn nhẹ được mô tả nhiều hơn ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cộng lại. Thức ăn nhanh được quảng cáo trong suốt thời gian bạn thèm đồ giàu chất bột nhất. Hầu hết mọi người tin là họ miễn dịch với những ảnh hưởng của quảng cáo, điều này chỉ làm gia tăng sự ảnh hưởng của nó đối với việc bạn thèm khát cái gì và khi nào.

Vậy bạn có thể làm gì?

Vì những khao khát có nhiều nguyên nhân phức tạp nên 1 lối tiếp cận đơn giản sẽ không hiệu quả để chấm dứt chúng. Những hành vi hoặc thức ăn thay thế cho những đối tượng của cơn thèm của bạn có thể có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sự phục hồi đòi hỏi 1 lối tiếp cận toàn diện hơn để xử lý với những sức ép sinh học, tâm lý và xã hội đã thúc đẩy những khao khát. Hãy theo dõi những bài tiếp theo để khám phá các chiến lược thực sự hiệu quả để giảm hoặc loại bỏ những thèm khát.



Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top