Sự quyến rũ của 1 người đàn ông với 1 cây ghita (trên Facebook)

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
The Allure of a Man With a Guitar (on Facebook)
Sporting a guitar to impress the ladies
Published on November 9, 2012 by Gad Saad, Ph.D. in Homo Consumericus


Trong cuốn sách của tôi 'The Evolutionary Bases of Consumption' (2007) và 'The Consuming Instinct: What Juicy Burgers, Ferraris, Pornography, and Gift Giving Reveal About Human Nature' (2011), tôi đã thảo luận về những sản phẩm được sử dụng bởi đàn ông và phụ nữ như thế nào để làm bản thân họ trở nên tốt hơn trên thị trường hẹn hò, kết đôi.

Trong bài này, tôi thảo luận về 1 nghiên cứu đã khám phá ra 1 sản phẩm được xem như 1 dấu hiệu có khả năng quyến rũ : đàn ghita. Trong 1 bài báo của các tác giả Sigal Tifferet, Ofir Gaziel, và Yoav Baram và được xuất bản gần đây trên Letters on Evolutionary Behavioral Science, các nhà nghiên cứu đã thực hiện 1 thực nghiệm đơn giản để đánh giá liệu 1 người đàn ông gửi hình bản thân với 1 cây ghita sẽ được đánh giá là đáng khao khát hơn so với khi anh ta gửi hình mà không có đàn. Trong bài viết trước đây của tôi, tôi đã thảo luận về 1 nghiên cứu đã phát hiện thấy những nghệ sĩ thành công gặt hái được những phần thưởng quan trọng về mặt sinh sản (số lượng những cuộc chinh phục t.ình d.ục lớn hơn). Những nam nhạc sĩ thường được xem là đáng khao khát bởi rất nhiều phụ nữ.

Tifferet và các cộng sự của bà đã gửi lời yêu cầu kết bạn trên Facebook đến 100 phụ nữ độc thân đang học tại 1 trong 2 trường đại học Israeli với thông điệp sau: "Hey, gì thế? Tôi thích ảnh của bạn." 50 phụ nữ nhận được 1 tấm ảnh 1 người đàn ông đang cười và đang ôm 1 cây ghita và 50 phụ nữ khác nhận được 1 tấm ảnh người đàn ông đang cười mà không có đàn ghita. Họ đếm số phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực. Những ví dụ về những phản hồi tích cực và tiêu cực là "Tôi cũng thích bạn" và "Tôi đã có bạn trai" với từng người. Nếu không nhận được 1 phản hồi trong vòng 1 tuần, nó được tính là 1 phản hồi tiêu cực. 

Phát hiện chính: Những tấm ảnh "không ghita" nhận được 10% phản hồi tích cực so với những ảnh "có ghita" là 28% (p=.03). Hiệu ứng ghita gần như nhận được số phản hồi tích cực cao gấp 3 lần!
 


Nguồn: PsychologyToday
 
H đã hiểu sao con trai nhiều thằng biết chơi ghita thế ko biết :KSV@08:
 
×
Quay lại
Top