Sự luân hồi chuyển sinh sau khi chết và nghiệp lực luân báo

Tolerate

Thành viên
Tham gia
22/10/2011
Bài viết
3
Một người vô thần tin rằng, ‘Khi một người chết đi giống như cách một bóng đèn cháy - sống ra sao thì sống, chết thì thôi, cứ thoải mái sống theo những gì mình nghĩ” Cách nhìn nhận này, tôi nghĩ đó là sai lầm vì thực chất đó là vị cá nhân, chủ quan duy lý trí. Đời sống thực sự của một người sẽ không biến mất khi cơ thể của người đó chết đi. Tổ tiên của chúng ta tin rằng thực sự có tồn tại luân hồi và thiện ác báo ứng. Một người sẽ chịu nhận quả báo nếu người đó làm những việc ác. Tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện có thật, theo một cuốn sách được viết đưới triều đại nhà Thanh về một người đã trải qua rất nhiều lần chuyển sinh. Mọi người nên suy ngẫm và hiểu rằng, những việc chúng ta làm hằng ngày quỷ thần đều biết, suy nghĩ xấu, lời nói, hành vi đều không qua khỏi mắt thần, khi báo ứng đến thì đừng cho nó là xui xẻo hay là ngẫu nhiên.

Trong triều đại nhà Thanh, có một viên quan ở Sơn Tây tên là Gu, đã nhớ lại một vài lần chuyển sinh. Ông gợi nhớ lại ông là một ông đồ nghèo sống trong một tự viện trong cuộc đời đầu tiên mà ông nhớ được. Một lần, ông tình cờ nhìn thấy những thầy tu đang cất tiền họ nhận được từ việc ăn xin dưới đám tro trong lò. Như người già thường nói, “Đói và rét xui khiến người ta trộm cướp,” Ông đã ăn cắp tiền của những người thầy tu. Linh hồn của ông thoát ra khỏi th.ân thể khi chết. Một bà già đến bắt ông ta. Khi họ đi qua một cái hầm lửa, bà già liền đột nhiên đẩy ông vào hầm lửa.

Khi ông ta thức dậy, ông ta thấy ông ở trong một cái chuồng lừa. Khi ông ta nhìn lại mình thì thấy rằng ông đã trở thành một con lừa sơ sinh và ông đã ở trong tu viện từ thời điểm ông ta lấy trộm tiền. Ông biết ông đang chịu nghiệp báo vì ăn cắp tiền. Khi con lừa lớn thêm một chút, nó bắt đầu làm những công việc lao động trong tu viện. Đó là một công việc rất mệt mỏi và khó khăn. Một vài lần nó đã định tự tử bằng cách nhảy xuống hẻm núi để kết thúc những đau khổ, nhưng nó đã biết rằng những kẻ xấu thì sẽ phải gặp quả báo. Nếu như nó không trả nợ nghiệp và chết, thì nó cũng sẽ tiếp tục đau khổ trong kiếp sống tiếp theo và những đau khổ sẽ mãi tiếp diễn. Trên tất cả, thần có thể trừng phạt nó vì đã tự tử và nó sẽ phải chịu những đau đớn hơn nhiều. Vì thế, nó tiếp tục làm việc trong tu viện và hi vọng một ngày nó sẽ trả hết nợ nghiệp. Sau tám năm, con lừa chết vì làm việc mệt nhọc. Linh hồn của nó thoát ra khỏi con lừa. Nó lại gặp bà cụ già như lần trước.

Lần này, bà cụ đưa ông ta tới một cái ao lớn và thả ông ta vào trong ao. Ông cảm thấy được làm mới lại toàn th.ân thể. Rồi nhận thấy mình trở thành một đứa trẻ. Quá phấn khích, ông nói,”Tôi cuối cùng đã trở thành người trở lại.” Mọi người lặng đi khi nghe thấy một đứa trẻ vừa mới sinh nói và nghĩ rằng đứa trẻ là một con quỷ và dìm chết ông ta.

Ông lại tái sinh trở lại làm người ở trong gia đình Gu. Ông rất sợ là mình có thể bị dìm chết một lần nữa, vì vậy ông không nói gì cả. Tuy vậy, mọi người nghĩ ông là một đứa câm. Khi được vài tuổi, ông nhìn thấy một đứa trẻ từ làng bên cạnh, đang trên đường từ trường về. Ông đã mượn quyển sách từ đứa trẻ học và ông đã là một giáo viên trong cuộc đời đầu tiên. Ông nói với đứa trẻ, “Cậu quá già để đọc cuốn sách tiểu học này.” Đứa trẻ quá ngạc nhiên và nói với những nguời khác rằng đứa trẻ bị câm trong gia đình Gu có thể nói và đọc. Cha mẹ ông ta hỏi ông rất nhiều câu hỏi. Ông trả lời về toàn bộ cuộc đời trước của ông. Cha mẹ ông thuê một thầy giáo dạy học cho ông. Ông thành công trong kỳ của hoàng đế và trở thành một vị quan.

Quy luật nhân quả hoàn toàn là có thật và không bỏ sót một ai; Trong thời kỳ xã hội điên đảo, đạo đức xuống dốc nhanh chóng, biến dị, biến tướng không thể phân biệt tốt xấu- Chỉ có tuân theo chân lý - Chân - Thiện - Nhẫn mới có thể thấy được vi lai nhân quả, từ đó được phúc báo.


CHÂN THIỆN NHẪN

Chân, chính là làm việc chân, nói lời chân, không lừa dối, không nói dối, làm mà sai thì không che đậy, tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân”

Thiện, chính là có tâm từ bi, không bắt nạt người khác, cảm thông với kẻ yếu, trợ giúp kẻ yếu, lấy việc giúp người làm vui, làm nhiều việc tốt

Nhẫn, chính là khi gặp khó nạn, khi chịu khuất nhục, thì vẫn khoan dung, tâm vững vàng, không oán không hận, không nhớ báo thù, có thể chịu cái khổ trong khổ, có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó mà nhẫn nổi. không bao giờ tranh giành với người khác, cái đáng được thì không lấy, cái đáng có thì không cầm, các loại dục vọng của người bình thường và những thứ lợi ích cá nhân đều không còn để trong tâm, Hết thảy đều thuận theo tự nhiên


Vậy sẽ có người nói, đó có phải là người bị điên? A-Q? Thực sự, đó mới là người khôn, thông minh tuyệt đỉnh, họ nhẫn được thì họ mới được đức, họ bị lừa dối, chiếm đoạt vật chất, những người kia phải đổi đức cho họ. Đức nhiều thì luôn gặp may mắn, ít bệnh tật. Nghiệp nhiều thì luôn cảm thấy khó chịu, bức bách, luôn thấy mình đang trong tình cảnh ngủy hiểm, ăn không ngon ngủ không yên.


Ngày nay, mọi người đều nghĩ rằng, sống tốt thì được lợi ích gì, bị chà đạp, bị ức hiếp - thực ra không ai hiểu ra rằng, mọi việc xảy ra với chúng ta là do nghiệp lực từ kiếp trước gây nên, kiếp trước ta mắc nợ họ một câu nói, giờ là lúc ta phải trả, nhưng không ai chịu thừa nhận, lại còn quay sang chửi rủa lại, nghiệp kia vừa trả xong lại tạo thành nghiệp mới. Không ai chịu hiểu rằng, họ ức hiếp ta thì họ phải cấp đức cho ta, mà có đức thì mọi việc mới thuận buồm xuôi gió, phúc lành mới đến - nhưng người đời lại luôn mong muốn cái lợi ích trước mắt mà không thấy sự phúc báo lâu dài. Nhân loại đang là trong nghiệp cuộn lấy nghiệp, hễ ra đường là có chuyện không vừa ý, đánh giết nhau liên miên, vì vô minh mà tạo nghiệp liên tục, thật đáng sợ lắm thay.


Sống theo chân lý Chân - Thiện - Nhẫn chính là cách duy nhất để mọi người đạt được phúc lành trong thời đại đạo đức đang biến đổi, rớt xuống từng ngày, xin hãy trân quý. Hãy thực hành Chân Thiện Nhẫn hằng ngày, bạn chắc chắn sẽ có 1 tương lai tươi sáng

CHÂN THIỆN NHẪN HẢO
 

Đính kèm

  • Chân Thiện Nhẫn.pdf
    1,1 MB · Lượt xem: 196
muốn đọc nhưng mà nhiều chữ quá:D
cũng hơi sợ nữa
đang đêm khuya thế này mà,hỳ
 
ngẫm lại mình cũng thấy kinh hãi vì giờ ra đường sợ quá, đụng xe một cái là có án mạng liền :|
Thank bài viết, rất hay, đáng để suy ngẫm:-bd
 
trong các đạo giáo từ phật giáo, thiên chúa giáo... đều khuyên chúng ta nhẫn nhịn tịnh tâm. Những câu noi này nói thì dễ nhưng làm thì khó. Truyền bá nhau tư tưởng tốt, sống lành mạnh nhưng quan trọng hơn khi chúng ta tích thiện làm nhiều đức để đổi lấy gì??? VD: cụ bà cứu bé Duyệt Duyệt với một mục đích cứu người khi người ta sắp chết để đỗi lại được gì? Lời dèm pha, nhạo báng, cứu để lấy tiếng, lấy của... Cho nên nếu ta cố gắng nhẫn nhịn bỏ ngoài tai dư luận hẵn là khó lắm có chăng cũng là vĩ nhân. Sinh viên mình thường nói đùa câu "một sự nhịn bằng chín sự nhục" cũng có cái lí của nó. Ghi nhận tâm huyết bạn muốn khuyên mọi người sống tốt sống đẹp để tích đức nhưng cũng tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp...
Chân thành cám ơn về bài viết hữu ích!:KSV@11::KSV@03:
 
Chuyện ma à? Sao một người lại biến hóa tài tình thế? Chắc là super men chết đi sẽ biến thành clark kent nhỉ ;))
 
trong các đạo giáo từ phật giáo, thiên chúa giáo... đều khuyên chúng ta nhẫn nhịn tịnh tâm. Những câu noi này nói thì dễ nhưng làm thì khó. Truyền bá nhau tư tưởng tốt, sống lành mạnh nhưng quan trọng hơn khi chúng ta tích thiện làm nhiều đức để đổi lấy gì??? VD: cụ bà cứu bé Duyệt Duyệt với một mục đích cứu người khi người ta sắp chết để đỗi lại được gì? Lời dèm pha, nhạo báng, cứu để lấy tiếng, lấy của... Cho nên nếu ta cố gắng nhẫn nhịn bỏ ngoài tai dư luận hẵn là khó lắm có chăng cũng là vĩ nhân. Sinh viên mình thường nói đùa câu "một sự nhịn bằng chín sự nhục" cũng có cái lí của nó. Ghi nhận tâm huyết bạn muốn khuyên mọi người sống tốt sống đẹp để tích đức nhưng cũng tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp...
Chân thành cám ơn về bài viết hữu ích!:KSV@11::KSV@03:

Thánh nhân nói "Nước sẽ chảy về chỗ trụng" ngụ ý người đứng sau thiên hạ là người thâu tóm thiên hạ. Nhẫn nhịn/ Nhẫn nhục là đức tính của bậc Thánh nhân.

Chúng ta làm việc thiện không phải để đổi lấy lời khen, lấy tiếng tăm, nếu như vậy thì không còn là việc thiện nữa rồi vì đã xen tạp tâm ham danh vào đó rồi (Làm thiện hữu tâm quả báo nhỏ/ Hữu tâm làm ác, ác báo rất nặng), bởi vậy người xưa bảo ta phải “tích chứa âm đức”, nghĩa là làm thiện đừng khoe ra, khoe ra, người này tán thán bạn 1 câu, người kia tán thán 1 câu bạn dễ sanh tâm ngạo mạn, thiện mất hết rồi.
Còn Bà Cụ cứu bé Duyệt Duyệt chịu lời dèm pha phỉ báng thì sao nào? Cái quan trọng đó là lúc bà phát tâm cứu đứa bé, đó là tâm đại từ đại bi, tâm của Bồ Tát rồi, chỉ cần phát tâm từ bi đã có công đức rồi (Công đức khác phước đức nhé, cùng việc làm thiện nhưng với tâm mong cầu đền trả,.. thì là phước đức, còn công đức thì làm thiện với tâm thanh tịnh, chân thành,không nhiễm trước, không đòi hỏi gì cả, công đức quả báo thù thắng hơn phước đức nhé.)

Căn nguyên động loạn xã hôi do đâu? Bây giờ mở báo đài ra nào là chuyện thị phi nhân ngã, dèm pha, xỉ xói, đủ thứ chuyện ác trên đời. Sao chẳng thấy báo chí đăng tải chuyện tốt, sao chẳng thấy ai ca ngợi làm việc tốt cả. Vô hình chung điều này tạo cho thế hệ trẻ tư tưởng “người tốt là người ngu, làm việc tốt được gì nào, ta làm việc tốt chẳng ai đoái hoài tới, còn làm xíu chuyện ác là có nhiều người chửi, quan tâm, nhanh nổi tiếng quá, muốn nổi tiếng thì phải tạo chuyện ác, chuyện xấu, chuyện scandal mới được”. Vô tình chúng ta nhân rộng cái ác ra, xã hội làm sao mà không động loạn chứ?
Còn những người dèm pha Bà Cụ kia, dưới con mắt của bậc hiền lương thì đủ biết họ là hạng người thế nào rồi, cách sống, cách nghĩ của họ rồi, ta không cấn bàn đến họ nữa.
Tại sao chúng ta không ca ngợi việc làm của Bà Cụ mà chúng ta lại để ý đến hành động xấu ác của những kẻ đó để rồi sanh tâm sân giận, chán nản. Ta biết những kẻ kia vì mê muôi, ngu si, thiếu tình người nên mới hành động thế, nên ta đừng đem cái mê muội của kẻ khác vào tâm mình làm gì để tâm mình ô nhiễm nữa, hãy đem cái tốt của Bà Cụ vào tâm mình.

Mình sẽ post bài về Hạnh Nhẫn Nhục sau.
 
Việc kiếp trước kiếp sau mình ko dám bình luận,nhưng mình tin vào luật nhân quả,chỉ thế thôi:KSV@20:
 
Hãy cố gắng đi tìm câu trả lời cho : "Rốt cuộc chúng ta sinh ra để làm gì?" , chẳng lẽ chỉ để sống vài chục năm rồi chết, vì chết chúng ta cũng ra đi tay trắng, vậy rốt cuộc, cuộc đời này chúng ta làm được gì
 
Hic, càng đọc thread càng thấy sợ cái xã hội ngày nay, sống thiện sống tốt thì may ra được cứu, hizz
 
sống thiện mà vẫn xui xẻo nè! cứu j chứ!:KSV@06:
 
cảm ơn bài viết của bạn tuy mình không tin đạo Phật nhưng mình vẫn là người tốt, với lại thà theo đạo phật chứ đừng có theo đạo Hồi. Khác với đạo Phật khuyên người ta tốt và không miễn cưỡng phải là tín đồ, thì đạo Hồi tàn nhẫn hơn nhiều với câu nói "Nếu kẻ nào phỉ báng tôn giáo của bạn hãy tắm kẻ đó bằng máu của hắn:KSV@07:
 
tới cuối đời rồi sẽ biết được kết quả thôi, giờ cứ sống tốt đi là được
 
×
Quay lại
Top