Sự kiện 19/03: Trăng tròn lớn nhất trong vòng 18 năm qua!

vnGreener

Cựu quản lý
Tham gia
23/2/2011
Bài viết
588
  • full-moon-2_044215.jpg
  • Mặt trăng sẽ tới sát cận điểm trên quỹ đạo vào ngày 19/3. Ảnh minh họa: mnn.com.

Mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trăng tròn to bất thường vào ngày 19/3 do hành tinh này tới vị trí sát trái đất nhất trong 18 năm qua.
1373d1299761161-mattrang.jpg


Space cho biết, mặt trăng sẽ chỉ cách trái đất 356.577 km vào thứ bảy tuần tới.
Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo quỹ đạo hình elip gần tròn ở khoảng cách trung bình 384.403 km. Vì thế mà nó có một điểm gần trái đất nhất (cận điểm) và một điểm xa nhất (viễn điểm).
Nhà thiên văn Richard Nolle tại Mỹ, người đang điều hành trang astropro.com, dùng thuật ngữ “siêu trăng” để gọi mặt trăng khi nó tròn và tới cận điểm (điểm gần địa cầu nhất trên quỹ đạo). Hiện nay thuật ngữ "siêu trăng" được các cộng đồng thiên văn trên mạng sử dụng rộng rãi.
ABC News dẫn lời Mark Paquette, một chuyên gia của công ty cung cấp dịch vụ dự báo thời tiết AccuWeather tại Mỹ, nói rằng vào thứ bảy tuần tới mặt trăng sẽ tới cực gần cận điểm. Theo Paquette, nếu mặt trăng tới đúng vị trí cận điểm thì người dân trên trái đất sẽ thấy nó có độ lớn cực đại. Khi độ lớn mặt trăng tương tương từ 90% độ lớn của nó ở cận điểm thì người ta có thể gọi nó là "siêu trăng".

1374d1299761593-bay-fundy-nasa-100803-02.jpg

Thủy Triều Lớn Nhất Thế Giới ở Vịnh Fundy.Nước Thủy Triều Có Thể Cao Thêm 15 mét

Bài báo còn dẫn chứng những lần “siêu mặt trăng” vào năm 1955, 1974, 1992 và 2005, với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu sóng thiên văn quốc tế, Pete Wheeler phủ nhận điều này. Ông cho rằng trái đất sẽ diễn ra hiện tượng thủy triều rút sâu và dâng cao hơn, chứ không có gì siêu bất thường xảy ra khi mặt trăng ở điểm gần trái đất nhất.

Nhà thiên văn học người Australia David Reneke cũng đồng ý với quan điểm của Pete Wheeler, và cho rằng “những nghi ngờ trên cuối cùng sẽ được chứng minh là vô lý”.


Liệu siêu trăng và sự xuất hiện của các thảm họa thiên nhiên chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên? Nhiều người sẽ bảo đó chỉ là sự ngẫu nhiên, nhưng một số nói không", Paquette nhận định.
Nolle cũng cảnh báo núi lửa, động đất, bão lớn và nhiều thiên tai khác có thể xảy ra khi siêu trăng xuất hiện.
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Phường, một chuyên gia của Hội Thiên văn-Vũ trụ, cho biết, mọi người có thể quan sát được trăng tròn vào hôm 19/3. Tuy nhiên, nếu không có phương tiện hỗ trợ, nhiều người sẽ không thấy trăng to hơn so với những dịp trăng tròn khác.
 
Hay quá! Hôm đó phải ngắm cho đã mới được. ;))
 
Đẹp thật đấy thóc ạ! ^^ mình cũng tò mò lắm mà muốn xem thì cần dụng cụ hỗ trợ mà!

Mặt Trăng và Mặt Trời gây ra động đất Nhật Bản?
images660302_1.jpg

TTXVN ngày 13/3 dẫn cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga với Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov đưa ra một giả thuyết khác.

Theo đó, trận động đất tàn phá nhất trong lịch sử Nhật Bản cường độ 8,9 độ Richter ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt Trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt Trời gây ra.

Ông Tishkov nói: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt Trời. Mặt Trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất.

Vấn đề thứ hai là hiện Mặt Trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt Trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi ’vành đai lửa’ của Thái Bình Dương."

Theo nhà khoa học này, Mặt Trăng hiện nằm ở vị trí cách Trái Đất khoảng 350.000km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt Trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt Trăng đang ở gần như vậy nhất định sẽ tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất.

Còn Mặt Trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.

Ông Tishkov nói tiếp: “Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt Trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất”.

Tô Lan
 
×
Quay lại
Top