Sự hài lòng ngắn hạn

huyspc

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/5/2013
Bài viết
173
Xã hội ta có rất nhiều những sự hợp tác “thuận mua vừa bán”, ai cũng cảm thấy hài lòng nhưng không ai đo được hệ lụy lâu dài.

Những công nhân dành cả tuổi xuân trong nhà máy, làm thêm 600-800 giờ mỗi năm hài lòng khi mỗi tháng nhận thêm một khoản tiền từ tăng ca. Giới chủ hài lòng vì đơn hàng đúng tiến độ. Số tiền lương tăng thêm ấy không dựa trên việc tăng năng suất lao động, những con người bị vắt kiệt sức, luôn trong tình trạng thèm ngủ, sẽ bị thải loại trước tuổi 35, nhưng sống được.

Người bán hàng trên vỉa hè hài lòng khi không mất tiền thuê mặt bằng, đóng các loại thuế phí. Người mua sẵn sàng đỗ xe bên vệ đường, dưới lòng đường, hài lòng vì sự tiện lợi. Thậm chí cán bộ quản lý trật tự cũng có thể sẽ nhận được sự hài lòng bằng một “thỏa thuận” nào đó.

Trong những giao dịch hành chính có phí “bôi trơn”, người làm thủ tục hài lòng khi tiết kiệm được thời gian, công đi lại, không phải chứng kiến thái độ hách dịch, vòi vĩnh của cán bộ dù mất thêm vài trăm nghìn đến vài triệu. Cán bộ hài lòng khi có thêm khoản thu nhập ngoài lương.

Họ mỉm cười trong sự hài lòng ngắn hạn. Những sự hài lòng ngắn hạn của người Việt Nam thường xuyên trở thành cản lực cho sự phát triển lâu dài. Nó sẽ luôn để lại những di chứng. 48% người dân trong cuộc khảo sát về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2017 (PAPI) cho rằng họ phải “lót tay” thì mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước.

Mức độ chịu đựng tham nhũng lại tăng lên, thể hiện câu hỏi: mức tiền bị vòi vĩnh nào mới khiến người dân lên tiếng tố giác? Năm 2017, số tiền trung bình có thể dẫn tới tố giác là 27,5 triệu đồng, trong khi đó của năm 2016 là 25,6 triệu đồng. Còn tỷ lệ người bị nhũng nhiễu quyết tâm đi tố giác thì luôn giữ mức “bền vững” trong nhiều năm, chỉ 3%.

Họ mỉm cười trong sự hài lòng ngắn hạn. Những sự hài lòng ngắn hạn của người Việt Nam thường xuyên trở thành cản lực cho sự phát triển lâu dài. Nó sẽ luôn để lại những di chứng. 48% người dân trong cuộc khảo sát về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2017 (PAPI) cho rằng họ phải “lót tay” thì mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước.

Mức độ chịu đựng tham nhũng lại tăng lên, thể hiện câu hỏi: mức tiền bị vòi vĩnh nào mới khiến người dân lên tiếng tố giác? Năm 2017, số tiền trung bình có thể dẫn tới tố giác là 27,5 triệu đồng, trong khi đó của năm 2016 là 25,6 triệu đồng. Còn tỷ lệ người bị nhũng nhiễu quyết tâm đi tố giác thì luôn giữ mức “bền vững” trong nhiều năm, chỉ 3%...................................Nhà Báo Hoàng Phuong
 
×
Quay lại
Top