sử dụng tinh dầu đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe

wine_bottle

Thành viên
Tham gia
28/5/2016
Bài viết
5
Nguồn gốc tinh dầu

Tinh dầu là một loại dung dịch được chưng cất và chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay nhờ những tác dụng có lợi cho con người. Tinh dầu giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần thư thái,... và còn rất nhiều các tác dụng khác nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được.

nn_thumb1.jpg


Tác dụng

Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá cây, thân cây, vỏ cây và rễ cây. Tinh dầu thơm và các phương pháp điều trị bằng hương thơm đang rất được ưa chuộng trên thế giới, tại các spa chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp cũng như tại nhiều hộ gia đình. Nhiều hãng mỹ phẩm nói rằng tinh dầu có thể làm dịu sự đau nhức của cơ, giải tỏa stress và khiến tâm hồn trở nên thư thái. Hơn nữa, chúng dùng để ngửi, đốt cây gỗ thơm trong nhà, xông hơi, mat-xa… nếu đúng cách thì hương thơm sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, chống mất ngủ, dễ tiêu hóa, tái tạo năng lượng, làm đẹp cơ thể, tránh các chứng bệnh về thời tiết, tăng cường tính miễn dịch vì dễ khuếch tán làm sạch, khử độc tự nhiên trong không khí…

Phụ nữ sắp sinh thời xưa hay tắm trong bồn tắm hoa oải hương (hoặc tinh dầu hoa cúc, kinh giới ngọt, gỗ đàn hương…) để giảm các cơn co thắt, giúp sinh nở thuận lợi. Có nhiều loại tinh dầu, với hàng trăm hương thơm và tác dụng gián tiếp, trực tiếp khác nhau đến sức khỏe, qua đường hô hấp, qua da (massage, xông hơi) vào cơ thể.

Cẩn trọng với tinh dầu giả, pha hóa chất

Gần đây, các loại chai tinh dầu thủy tinh công nghiệp đang bùng nổ. Hầu hết mọi người tin nó có những tác dụng chữa đau nửa đầu hay viêm dị ứng eczema... Tuy nhiên, không phải nó có nguồn gốc từ thực vật thì an toàn tuyệt đối. Nếu bạn dùng không đúng cách sẽ gây tác hại bất ngờ.



1. Đổi màu da. Một số loại tinh dầu có thể làm đen da dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trước khi đi ra ngoài, đừng nên dùng loại tinh dầu photosensitizing. Chờ tối thiểu là sáu giờ đồng hồ trước khi phơi bày da dưới tia UV.



2. Có hại cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai , cho con bú. Những loại dầu như Rosemary và spike lavender là cấm kị đối với phụ nữ mang thai, kể cả pha loãng. Những loại tinh dầu như dầu dừa nếu dùng cho hai đối tượng này cũng phải pha theo tỷ lệ dầu/nước 1/100.



Hiệp hội Tinh dầu thơm Holistic cho biết, phụ nữ mang thai muốn dùng tinh dầu hãy hạn chế những loại sau đây: Tinh dầu xô thơm, tinh dầu ngải cứu, tinh dầu giấm, tinh dầu lộc đề.



3. Kích ứng da và ngứa. Một giọt tinh dầu bạc hà có thể làm dịu cơn nhức đầu, song nó cũng gây kích ứng da đối với những người có làn da mẫn cảm. Hãy thử một lượng nhỏ cho lần đầu tiên dùng tinh dầu. Có một số loại tinh dầu sau có thể gây kích ứng: Tinh dầu sả, tinh dầu quế …



4. Một số tinh dầu gây tác dụng phụ cho người có vấn đề về sức khỏe như hen suyễn hoặc các vấn đề về tim. hững người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với hóa chất có mùi trong tinh dầu sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn...



Thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, tích đủ lượng thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.



5. Có thể gây tử vong nếu nuốt phải. Tinh dầu được chế từ cây bạc hà hăng và cây lộc đề có thế gây tử vong nếu nuốt phải. Một số loại tinh dầu khác có thể gây sẩy thai khi nuốt. Những loại khác gây đau bụng, buồn nôn. Tốt hơn hết, không nên nếm nuốt, trừ khi có sự chỉ định y tế.



6. Tinh dầu bắt lửa nhanh. Hãy chắc chắn để xa tầm tay với của trẻ con và xa lửa, chỉ cần hơi nóng quá mức sẽ khiến tinh dầu nóng và bắt lửa. Do vậy, hãy để tinh dầu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ lạnh.



7. Gây hại nếu bạn vô tình dây vào mắt. Các hóa chất trong tinh dầu hoặc các chất từ cây được tinh chế rất có hại cho mắt. Vô tình dây vào có thể xót mắt, đau mắt thậm chí gây mù lòa với lượng lớn.



8. Theo ghi nhận, khi đốt tinh dầu tinh chất tương tác với không khí và tạo ra những hạt nhỏ gây kích thích. Trong đó, tinh dầu thơm để massage thư giãn, mật độ hạt có hại trong không khí sẽ tăng gấp 10 lần khi đốt. Những hạt này gây ngứa mắt, viêm mũi và họng, ngoài ra còn có thể gây đau đầu, buồn nôn và nguy hiểm hơn, gây tổn thương gan và thận.



Việc đốt tinh dầu ở nhà cũng giải phóng ra các hạt gây kích ứng tương tự nhưng với mức độ nhẹ hơn. Trong báo cáo đăng trên Tạp chí Khoa học Môi trường (Mỹ), các tác giả cho biết, tất cả các loại tinh dầu thơm đều phát tán hóa chất độc vào không khí. Trong đó, độc hại nhất là tinh dầu oải hương, trà xanh, bạc hà, chanh và khuynh diệp.

Không phải ai cũng dùng được.

Cũng giống nhữ mỹ phẩm, có những người không thích hợp với một số loại phấn, son môi,... mà khi trang điểm sẽ bị kich ứng da nổi mẩn đỏ, nặng hơn là viêm da sau này. Những người dị ứng với hương tinh dầu khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát..., thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, "tích" đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi dùng mỹ phẩm mà chị em cần lưu tâm

Dùng tinh dầu hợp lý rất tốt, nhưng lạm dụng sẽ gây khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không nên dùng quá 6 tháng. Nên sử dụng các chai đựng tinh dầu 10ml hoặc 15ml

chai-dau-thuy-tinh-15ml-nap-nhua--trang-vanh-mong-1.jpg


Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.

Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.

Nếu người từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận cần tránh xa tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.

Người có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu melissa…

Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và pha chế thật loãng.

Tốt nhất trước khi dùng loại tinh dầu nào cũng nên hỏi ý kiến của chuyên gia.

Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại tinh dầu tốt và phù hợp với bạn và gia đình.

Công ty TNHH xuất nhập khẩu cung cấp chai lọ T&K Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 221/3M Phan Văn Khỏe, phường 5, Quận 6, TP HCM

Phạm Tiến Mạnh
Phụ trách kinh doanh miền Nam
Tel: 0981.199.773

Email: nhapkhaubaobi@gmail.com
Nguồn: https://chailosaigon.com/tinh-dau-tu-thien-nhien-khong-phai-ai-cung-dung-duoc-nd,13245
 
Thật là kì diệu, thế mà từ trước tới giờ mình chưa dùng bao giờ cả :( với lại cũng nghĩ tinh dầu sẽ đắt nên cũng không mua
 
@Hải_heo tinh dầu tràm thì không đắt đâu bạn. Tinh dầu tràm theo suy nghĩ của mọi người là chỉ dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nhưng thực tế công dụng của nó tuyệt vời lắm. Mình ở gần chỗ chế biến tinh dầu tràm thủ công nên mình biết rõ lắm
 
×
Quay lại
Top