Sống thử giữa những khó khăn thật

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
“Nó khác xa với những gì mình từng nghĩ” - một bạn gái từng sống thử đã thốt lên như thế.
Sống thử là chuyện không mới trong cộng đồng sinh viên hiện nay. Nhưng với mỗi cặp đôi, vị ngọt bùi, cay đắng luôn là những bất ngờ lần đầu nếm trải. “Nó khác xa với những gì mình từng nghĩ” - một bạn gái từng sống thử đã thốt lên như thế.

Tiểu gia đình ra đời

Cặp đôi Đức Thắng (SV năm I, ĐH T.) và Ngọc Hà (SV năm I, trường CĐ V.) về chung mái… trọ đã hơn nửa năm nay với lí do: tiết kiệm chi tiêu, cho tiện gần gũi và chăm sóc nhau… Công việc hằng ngày của “gia đình” như nấu cơm, giặt giũ, quét tước… ai rảnh thì làm. Thứ 7 và chủ nhật mỗi tuần, Thắng về Long An tham gia dạy vẽ cho lớp vẽ mới thành lập, Hà làm phục vụ nhà hàng tiệc cưới để kiếm thêm thu nhập. Những ngày nghỉ học hai bạn chở nhau bằng xe đạp đi chơi đây đó… Tuy nhiên, cuộc sống không thật sự êm đềm như viễn cảnh vẽ ra trước khi về ở chung. Cả hai phải đối mặt với những lời bàn ra tán vào của bạn bè cùng quê và hàng xóm, chưa kể lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị ba mẹ phát hiện.

songthu-1-838102-4394.jpg


Tháng rồi, mẹ Hà lên thăm đột xuất. Cũng may, đến trước cổng trường ĐH Nông Lâm, do không biết đường nên mẹ Hà đã nhờ người bạn thân của Thắng đang vô tình đứng gần đó chỉ đường giúp. Mẹ Hà đã nhắc tên, ngành, trường, khu nhà trọ của con gái mình để anh bạn ấy tiện chỉ đường. G. bạn thân này liền dắt mẹ Hà đi dạo quanh trường rồi đi đường vòng về nhà trọ để “câu giờ”, đồng thời nhắn tin cho Thắng, Hà biết. Hai bạn tức tốc xóa mọi dấu vết của Thắng trong căn phòng của Hà. “Sau lần “chết hụt” ấy, mỗi lần có ai réo đầu ngõ là muốn… lên cơn đau tim. Ba mẹ mình mà biết được thì chết mất!” — Hà chia sẻ. Riêng bạn bè xung quanh xem đấy như một câu chuyện bi - hài kịch, thường đem ra châm chọc sau lưng Thắng và Hà.

Đồng “cảnh ngộ giấu diếm” như Thắng, nhưng mái ấm của Thanh Tú và Hải Yến (SV năm 3, ĐH K.) đông đúc hơn và cũng chật vật hơn với một baby vừa tròn 6 tháng tuổi - kết quả của một năm rưỡi “thổi cơm chung”. Thời gian đầu mang thai, Yến phải dùng vải bó bụng và mặc quần áo rộng để bạn bè không nhận ra.

Nhưng sau không giấu được bằng cách bó bụng nữa, Yến đành xin bảo lưu điểm để sau khi sinh con sẽ học lại. Nghỉ hè, Yến lấy cớ học thêm để ở lại không về quê. Cả hai phải luân phiên trông con để đến lớp, hôm nào trùng giờ thì gửi bạn chăm hộ. Tiểu gia đình có thêm một thành viên, tiền chi tiêu cứ tăng hối hả vì phải tính thêm khoản sữa, tã giấy, tiền thuốc khi con yêu đau bệnh... Yến chỉ có thể vừa trông con vừa làm việc nhà nên ngoài giờ học, Tú làm đủ mọi việc: làm gia sư, phát tờ rơi, phục vụ nhà hàng… để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Công việc vất vả lại nặng áp lực sợ gia đình biết chuyện, Tú ngày càng hốc hác, gầy gò. Tết vừa rồi, hai bạn lại viện cớ đi làm thêm kiếm tiền học ngoại ngữ để ở lại chăm con. Nhưng nỗi sợ gia đình, sự vất vả cứ càng ngày càng đè nặng.

Đổ vỡ…

Thanh T. (SV năm 4, Đại học KHXH &NV) lại lâm vào tình trạng bi đát khi phải gánh chịu sự ghen tuông vô cớ của bạn trai từng sống chung tên Hải. Là cầu thủ trong đội bóng liên trường quốc gia, Hải hay đi thi đấu xa và thường về nhà khi đã say mèm. Cả hai liên tục cãi nhau và không ít lần Tâm bị đánh. Không thể chịu đựng thêm nữa, Tâm đòi chia tay nhưng Hải không đồng ý và dọa sẽ không để yên nếu Tâm dọn đi. Nghe theo lời khuyên của cô bạn thân, Tâm bỏ trốn qua nhà bạn ở. Cũng từ đó, mỗi ngày, Hải đều đứng đợi trước cổng trường Tâm với vẻ mặt hung tợn. Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi bạn trai mới của Tâm gọi điện yêu cầu Hải không được làm phiền Tâm. Sau đó hai chàng trai đã gặp mặt, suýt đánh nhau đến một còn một mất nếu như Tâm không có mặt kịp thời để dàn xếp. Từ đó, tinh thần Tâm trở nên suy sụp, việc học sa sút dần.

Câu chuyện của Ánh Ngọc (SV năm 2, CĐ V.) không mang “màu sắc” bạo lực, nhưng cũng để lại nhiều khổ tâm cho người trong cuộc. Sau một năm chung sống, tình cảm của Ngọc và Hùng cứ nhạt dần. Những ngày đầu họ luôn quấn quýt, vui vẻ. Về sau những chuyện nhỏ nhặt nhất như: vỏ quýt rơi trên sàn nhà, mùi cá tanh lan trong phòng, chén ăn xong mà Hùng không phụ rửa, đặt quạt máy không đúng hướng… cũng khiến cả hai bực bội, cãi vả. Nhiều hôm Hùng đi mấy ngày liền không về. Ngọc gặng hỏi nhưng không nhận được câu trả lời mà còn bị kết tội hay ghen. Một lần, Ngọc vô tình thấy Hùng đang t.ình tứ với một cô bạn lạ. Tra hỏi, Hùng không thừa nhận. Nhưng khi bị dồn vô chân tường, không thể chối cãi được nữa, Hùng quát thẳng thừng: “Tui chán rồi, chia tay đi” rồi xếp quần áo bỏ đi ngay trong đêm. Chuyện hai người sống chung bạn bè đều biết. Hùng dễ dàng bắt đầu một cuộc tình mới, nhưng đến giờ vẫn chưa có một chàng trai nào chấp nhận quá khứ của Ngọc.

Đến nghĩa trang online

Khi biết minh co thai, Thuy D. (CĐ Văn hóa - Nghệ thuật) đã thông báo với người yêu để rồi nhận lấy lời chia tay ngay lúc đó. Đứng trước sự phũ phàng của người minh hết lòng tin tưởng, bạn bè xung quanh chỉ co thể bàn tán nhiều chứ không giúp được gì, Dung quyết định đi đến một phòng kham tư để giải quyết cái thai. Sau đó, nghe bạn be kể về một nghĩa trang online, Dung tìm đến trang www.nhomai.vn để lập một phần mộ với hi vọng tim thấy sự thanh thản. “Mỗi tuần minh đều lên thắp nến, hi vọng bé sẽ được binh yên trên thiên đàng.” - Dung thỏ thẻ. Nhưng dù đã chuyển nhà trọ, lập mộ (online) cho con, tránh mặt người quen, cuộc sống của Dung từ đó vẫn không được yên bình, cảm giác tội lỗi cứ đè nặng

. Nghĩa trang online cũng là nơi ma Ngọc Thùy và bạn trai Hoang Dũng chọn để lập mộ cho đứa con chưa kịp rõ hình hài. Mỗi ngày, cả hai luan phiên nhau lên thắp nhang, thắp nến và không quên để lại những lời thú tội, những lời cầu xin tha thứ. “Trước khi mang thai, minh không xem chuyện phá thai là ghê gớm. Nhưng khi cảm nhận được sự sống của con mình và sau đó quyết định bỏ nó đi, cảm giác đó rất tội lỗi và ám ảnh”.

- Thùy từng chia sẻ cảm xúc ấy trên một diễn đàn bằng nick ảo. Trong giờ học tâm lý, một người thầy đã từng chia sẻ: “Sống thử giống như bạn có một cuộc hôn nhân mà không ràng buộc về trách nhiệm. Nhưng những hệ quả sau đó là có thật. Vậy ai sẽ san sẻ cho ai những đau khổ, thiệt thòi nếu không có ràng buộc về trách nhiệm, hay chỉ riêng một người gánh chịu?


Những điều cần “chuẩn bị” nếu bạn muốn sống thử


- Bạn có thể tự gánh TẤT CẢ hậu quả?

Nếu muốn sống thử, trước tien bạn tự xet xem bản than minh co khả năng tự ganh mọi hậu quả khong. Tuyệt đối khong nen ki vọng vao sự chia sẻ của người bạn yeu, vi luon luon co khả năng: bạn bị bỏ rơi (bằng cach nay hoặc cach khac) du bạn la nam hay nữ.

- Bạn có dễ chán và có khả năng giải quyết mâu thuẫn không? Khi sống chung, bạn sẽ co cơ hội thấy tất cả khuyết điểm của đối phương từ hinh thể đến tinh cach. Từ đo, mau thuẫn sẽ rất dễ nảy sinh. Hai bạn (cả 2 luon nhe) co khả năng dan xếp khong hay sẽ để mọi chuyện đi vao bế tắc.

- Điều kiện vật chất? Cả hai bạn phải co điều kiện kinh tế ổn định va ngang bằng nhau. Khong nen để xảy ra tinh trạng bao bọc, một người nuoi một người. Điều đo dễ thanh ganh nặng va sinh ra những y nghĩ tieu cực: Anh la con trai ma sao vo dụng vậy? Toi nuoi em thi em phải ngoan ngoan chứ! Tại sao toi phải nuoi người khac, sau nay chia tay nhau thi “mất vốn” a?...

Chia sẻ của Kim Loan - một cô bạn từng sống thử

Theo Mực Tím
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top