Sống chậm

hatthoc30

Đang từng ngày lớn lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/12/2010
Bài viết
2.416
Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, cả thế giới mắc bệnh thời gian. Tất cả chúng ta đều thuộc cùng một giáo phái tôn sùng vị thánh mang tên Tốc – Độ. Chúng ta đã chuyển sang thế giới "nhanh nuốt chậm". Chế độ ăn kiêng chậm hiệu quả? Đi hút mỡ! Quá bận để nấu ăn? Hãy mua lò vi sóng hoặc đi nhà hàng!

Những truyện cổ tích được rút gọn. Slogan của những cuộc tranh tài tại Olympic là “Nhanh hơn - Cao hơn - Xa hơn” chứ không phải “Đoàn kết hơn - Trung thực hơn - Cao thương hơn”. Một người nói: “Ôi, tôi bận quá đi mất, tôi chạy rã cả cẳng, tôi chẳng còn thời giờ làm việc gì nữa” thì có nghĩa họ muốn nói “Nhìn tôi đây: Tôi quan trọng lắm, năng động lắm, nghị lực lắm”.

Trong thời đại này, nhắc đến chậm là nghĩ đến tụt hậu, kém phát triển, nghèo đói. Vậy mà, vẫn có những phong trào sống chậm nhen nhóm và phát triển mạnh ngay trong lòng những nước phát triển.

Sống chậm thức tỉnh những mê muội về một cuộc sống tốc độ điên rồ bòn rút đến cùng kiệt những sinh lực sống, những mối quan hệ chân tình, những niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày. Sống Chậm không có nghĩa tất cả đều phải chậm lại. Nhanh và Chậm không đơn giản chỉ là tốc độ đơn thuần. Nhanh là bận rộn, kiểm soát, xông xáo, vội vàng, phân tích nhanh nhạy, stress, hời hợt, nôn nóng, tích cực chủ động, số - lượng – trên - chất - lượng. Chậm có nghĩa ngược lại: thư thái, cẩn trọng, tiếp thu, điềm tĩnh, trực giác, không vội vàng, kiên nhẫn, suy nghĩ thấu đáo, chất – lượng – trên – số - lượng. Tức là tạo lập những kết nối thực sự và có ý nghĩa – với con người, văn hóa, công việc, dinh dưỡng, và mọi thứ… Phong trào Chậm không nhằm tiến hành mọi việc theo tốc độ sên bò. Cũng không phải một nỗ lực bột phát hòng kéo toàn thể hành tinh trở về thời kỳ tiền công nghiệp không tưởng. Trái lại, phong trào tập hợp những người muốn sống tốt hơn trong một thế giới hiện đại, tốc độ cao. Chính vì vậy, triết lý sống chậm có thể tóm tắt chỉ trong một từ duy nhất: CÂN BẰNG.

Thực sự rằng, nói không với tốc độ đòi hỏi hết sức dũng cảm. Dũng cảm chứ không chỉ là dũng khí. Như người lính trên chiến trường. Lòng dũng cảm thôi thúc họ dấn thân vào nguy hiểm để đạt được mục đích. Điều này đòi hỏi một quá trình suy nghĩ chín chắn. Còn những hành động bột phát chỉ là liều lĩnh mà thôi. Nhưng liệu bạn đã nghĩ rằng, chủ nghĩa tôn thờ tốc độ là kẻ thù của mỗi chúng ta?!

 
×
Quay lại
Top