Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Đề bài:“Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thươngnhiều hơn”. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nhắn gửitrên với tuổi trẻ ngày nay.

Bài làm
Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người khôngphải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn nhữngmảng màu lắp ghép, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn-vui, thất vọng-hivọng, chán nản-hạnh phúc, khinh ghét-yêu thương…Giữa những nốt bổng và nốttrầm, giữa lúc buồn mà không bế tắc, tuyệt vọng; giữa lúc vui mà không mải mê,chủ quan, ta có những “nốt lặng”. Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho conngười, cho tuổi trẻ thời gian để “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiềuhơn”. Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộcđời.
Sớm ra đường, xe cộ qua lại tấp nập, ai cũng mải miết và hối hả. Dừng lại đôiphút đèn đỏ, ai cũng sốt ruột, vẻ mặt thoáng chút lo âu và nghiêm nghị như đangsuy nghĩ một việc rất hệ trọng. Đường ai nấy đi, việc ai nấy làm, chúng ta đanglao đi như những con thiêu thân trên một hành trình bất định.
Sống-chậm-lại.
Vẫn biết với con người và đặc biệt là tuổi trẻ, sống là không chờ đợi…
Vẫn biết nếu không nhanh nhẹn, không biết chạy đua, làm sao có được những gì màmình muốn: thành công, tiền bạc, hạnh phúc…
Vẫn biết xã hội đương phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắnmột cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để mộtnăm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cảitạo với công suất nhanh nhất; Internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đếnchóng mặt...Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác làtụt hậu. Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội khi lượng ngườibị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều hay với lớp trẻ tình trạng“sống thử”, “sống vội’, “sống sơ sài’ diễn ra như một định hướng chung.
Con người cần phải sống-chậm-lại…
Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống:
Ta dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếngchim đang ríu rít, lặng mình trong bản nhac nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìntrời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất với những mầm non vậy, nếu khôngcó những thứ ấy tưới tắm, bón trồng thì đất sao màu mỡ và mầm xanh bé bỏng saovươn lên tốt tươi được. Đó cũng là lí do tại sao mà không phải vô duyên vô cớ,có rất nhièu người ở Mĩ , ở châu Âu hay Úc ngày nay muốn trở về với bà mẹ thiênnhiên, tránh xa cuộc sống ồn ã, náo nhộn và gánh nặng những ước lệ rườm rà củathành phố, những thứ tiện nghi làm cho người ta bạc nhược yếu ớt đi để tìm vàorừng sinh sống, sống ở trên cây, sống chung với thiên nhiên, động vật. Sốngchậm một chút nhưng cảm thấy thế giới xung quanh tươi đẹp và đáng sống hơn.
Sống chậm là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh.
Có một câu chuyện cổ tích hiện đại kể về chú mèo Kitty đáng yêu của Nhật Bản.Chú mèo trắng trẻo, mắt to tròn, hiền lành và ngộ nghĩnh nhưng không có miệngbởi chú là hiện thân cho người bạn luôn luôn lắng nghe, cảm thông, thấu hiểucủa cô bé đáng thương, cô đơn khi cha mẹ mải công việc, bạn bè bắt nạt, học tậpmệt mỏi…và sau này là bạn của toàn trẻ em Nhật. Câu chuyện là bi kịch của côgái nhỏ trong thời đại nước Nhật chạy đua trong công nghiệp, khoa học kĩ thuật,điện tử, nhịp sống xô bồ đã đẩy những tâm hồn non nớt vào tình trạng khủnghoảng, trầm cảm về tâm lý. Sống vội vã gây cho con người áp lực, căng thẳng vàkhô héo tâm hồn, là vội vã, lạnh lùng với những người xung quanh. Ta chậm mộtchút để chia sẻ tình thương với em gái nhỏ bán rong trên đường, giúp một bà lãoăn xin tội ghiệp, giúp đẩy gánh hàng nặng của bác xích lô trên con dốc dài…Mộtnụ cười, một cái siết tay, một ánh mắt cảm thông là món quà quý giá nhất vớinhững ai đương cô đơn, bế tắc và lạc lõng.
Sống chậm còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gìsắp tới, những gì được mất. Sống chậm không phải lãng phí thời gian mà là trântrọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, thấy quý những gì đã mấtnhư món đồ chơi, chiếc răng sữa thưở ấu thơ…cho đến những gì to tát hơn saunày, một chút sống chậm nhưng biết quý giá “món quà” hiện tại. Sống chậm cho takhoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai.Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởngthành hơn.
Sống chậm như vậy đó, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cáchkĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; tránh những lối sống gấp,sống ẩu, sống vì những mục đích hiện sinh tầm thường. Sống chậm không phải làsống ít mà thực chất là sống được rất nhiều.
Trong một số cuôc bàn luận gần đây về những thay đổi trong cách nghĩ, lối sốngsống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những khuyết điểm lớn nhấtcủa thế hệ 8X, 9X, 10X…là sống một cách công thức, thiếu sáng tạo và tự giớihạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và khôngbiết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy:
Suy-nghĩ-khác đi…
Là biết nhìn nhận, đánh giá, biết lựa chọn những lối đi riêng. Từ khoảng hơnmột thế kỉ trước trở về đây, người Việt Nam dần xoá bỏ thế giới phi ngã, giáođiều và chủ xướng phát hiện, đề cao cái “tôi” cá nhân. Bởi vậy, muốn khẳng địnhđược một cái “tôi” sắc nét thì trước hết phải có cách nhìn nhận mới mẻ, có tínhchất đột phá, dám vượt thoát khỏi những lối tư duy sáo mòn, cổ hủ, lạc hậu,dũng cảm chọn cho mình một cách nhìn nhận riêng. Không nói đâu xa, khoảng gầnthế kỉ trước, xã hội đương cảnh rối ren dưới sự thống trị của thực dân phongkiến, cũ mới giao tranh, Á, Âu lẫn lộn, những người yêu nước chỉ biết nghiếnrăng trông cảnh đất nước làm thân nô lệ thì có những chí sĩ ái quốc như PhanBội Châu, Phan Châu Trinh tìm cho mình những lối đi riêng. Họ yêu cầu cải cáchvà thay đổi, họ đề ra những đổi mới duy tân tiến bộ, họ đấu tranh theo nhữngphương pháp khác nhau. Tuy không thành công nhưng những vị chí sĩ ấy đã xây nênmột tiền đề vững chắc cho một cuộc cách mạng sau này.
Dẫu vậy nhưng không phải ai sinh ra đã được trời phú cho tư chất và “cá tính”rõ ràng và không phải ai cũng có khả năng luôn tìm được cái mới có tính chấtđột phá. Vì vậy “suy nghĩ khác” còn có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực,vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng. Còn nhớcâu chuyện về nhà bác học Ê-đi-sơn đã phải thử 1000 nguyên liệu và thất bạihàng nghìn lần mới tìm ra được chất làm dây tóc bóng đèn. Học trò của hoạ sĩthiên tài Lê-ô-na Đơ-vanh-xi phải học vẽ bắt đầu từ một quả trứng hơn ba mươilần mới được vẽ những cái tiếp theo. “Điều thiết yếu trong cuộc sống luôn làmột người học trò” chăm chỉ ưa tìm tòi học hỏi và khám phá(Hazan) không sợnhững thất bại trước mắt và từ những thất bại ấy rút ra kinh nghiệm cho bướctiến sau này. Suy-nghĩ-khác còn là cách học để đối diện với thất bại và vươnlên từ thất bại, không bao giờ tự giới hạn chính mình.
Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻchâu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thitrượt đại học, bố mẹ bỏ nhau, sức ép học tập căng thẳng hay vì một lí do riêngmà bị nhiều người xa lánh…thường quẫn chí tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có nhữngvụ tự tử tập thể, tự tử nhóm bằng nhiều hình thức và vì những lí do không đángthiếu suy nghĩ. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực,lạc quan và hướng tới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữalành những vết thương và con người có tự tin, nghị lực để sống tiếp.
Tuy nhiên, suy-nghĩ-khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị,quái đản cổ suý và làm “bệnh hoạn” một bộ phận xã hội. Suy nghĩ khác phải lànhững suy nghĩ đem lại sức sống cho bản thân, từ đó tích cực và có ích đem lạinhững điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống xã hội.
Ngày nay, có một thực tế khá ngược chiều đang xảy ra và ngày càng lan tràntrong xã hội. Khoa học kĩ thuật đang tìm mọi cách để “con người hoá” rô bốt, rôbốt không chỉ biết hành động, làm việc mà còn có những cử chỉ, ý nghĩ và dần cómột số cảm xúc như con người. Ngược lại, con người thì lại ngày càng “rô bốthoá” sống trống rỗng và vô hồn vô cảm. Cái mà xã hội hiện đại thiếu nhiều nhấtkhông phải về vật chất mà về mặt tinh thần: sống thiếu tình thương.
Đặc biệt với giới trẻ, sự lãnh đạm, thờ ơ đang diễn ra như một điều bình thườngtrong cuộc sống. Thờ ơ với lịch sử dân tộc, thờ ơ với những giá trị văn hoá cổtruyền , thờ ơ với những người ăn xin trên đường, thờ ơ với bà cụ muốn ngườigiúp qua đường …Và đáng sợ hơn, chúng ta đang dần vô cảm, thờ ơ với cả cái xấu.Vô cảm khi thấy một người đương móc túi người khác, vô cảm với những văn hoáđồi truỵ tràn lan trên mạng, vô cảm khi nữ sinh, nam sinh nhìn bạn học của mìnhbị đánh đập và còn sung sướng cổ vũ, reo hò…Cái mà con người hiên đại và giớitrẻ ngày nay cần nhất là:
Yêu-thương-nhiều hơn.
Vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảngđể một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Thiếu yêu thương là thiếucon người.
Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới ngườikhác nhiều hơn. Đó là một ánh mắt nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nóiquan tâm qiúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cửchỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốtruột, thương xót khi “khúc ruột miền Trung” đang ngập trong biển nước…Yêuthương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Mỗingười hi sinh đi một cái tôi vị kỉ hẹp hòi để người sống với người bằng tìnhthân ái.
Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiềuhơn. Sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại đượcnhững tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn, ngườithầy… Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha bao dung, biết sẻ chia và làm chocuộc sống tốt đẹp.
Yêu thương nhiều hơn chỉ giản đơn là sống chậm lại một chút, nhìn ngắm đườngphố xung quanh và những gương mặt thân quen. Yêu thương thiên nhiên, môi trườngđể không làm huỷ hoại môi trường. Yêu thương bầu trời xanh là thêm yêu nhữngcánh chim hoà bình.
Thanh niên hiện đại được dành cho tình yêu, sự quan tâm lo lắng, nâng niu vàchiều chuộng nhiều hơn nên rất dễ rơi vào lối sống ích kỉ cá nhân hẹp hòi. Nếumỗi người trẻ tuổi biết lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu nhiều hơn một chút làta đã có thể phá bỏ cái cô độc sau này.
“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng củamột vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn cácgiác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực. Sống chậm còn là lúccon người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưngcũng chớ đánh đồng sống chậm trái nghịch với lối sống “vội vàng” của thi sĩXuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình, sống một cách tận độ, sốngsao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyệnsự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”, linh hoạt và hếtmình.
“Chịu sống chậm một chút thì mình sẽ thấy bao nhiêu điều đẹp trong dòng đờinày. Cái đẹp của đèn đêm về sáng họp chợ. Cái đẹp của người buôn thúng bánbủng. Cái đẹp của chú bé thổi còi…”(Trích kịch bản phim Sống chậm).
Cuộc sống xung quanh tôi vẫn thế, lao vun vút như một mũi tên khổng lồ, tôi sợtôi và những người quanh tôi sẽ đi lạc, lạc vào những thói xấu ở đời, lạc vàocái sân khấu ranh mãnh giả tạo. Nên tôi đôi lúc muốn h.ãm phanh lại. Tôi sốngchậm theo cách của riêng mình: dùng một ít thời gian để hít thở không khí tronglành, một ít thời gian để đọc cuốn sách bồi bổ tâm hồn, một ít thời gian đểlắng nghe những tâm sự của người thân và quan tâm hơn đến mọi người. Những giâyphút thảnh thơi ấy khiến tôi nhận ra được nhiều điều đáng quý và thêm yêu cuộcsống.
Còn với bạn, bạn nghĩ sao?
------------------
(Hoài Phương - Học sinh lớp 12 Chuyên Văn - TRường THPT chuyên Lê Hồng Phong –Nam Định)

Nguồn: https://vanmauvn.net

----------

:KSV@16: Lại bị lỗi phông.

----------

Mọi người có thể xem bản gốc tại đây: https://www.mediafire.com/?z43uamn7aj6k70o
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top