Sinh viên tiêu tiền: Những mảng màu đối lập

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Gia cảnh vừa phải nhưng vung tay quá trán, chi tiêu bất hợp lí dẫn đến phải vay tiền, cắm quán, thậm chí bỏ học. Tiêu pha thoải mái, ăn chơi xông xênh không cần quan tâm tiền nong vì đã có "hậu phương" chu cấp. Sinh hoạt tiết kiệm, làm thêm và chắt chiu để có tiền trang trải cho học hành và sinh hoạt. Đó là nhiều mảng màu đa dạng trong bức tranh chi tiêu của sinh viên

Vung tay quá trán

Tuần này, đã không dưới 3 lần, Thành tìm đến hàng bánh mì gần nhà, đó là chưa kể quầy mì tôm đã “nuôi” cậu 4 hôm nay. Đầu tháng đưa 1 triệu, bố mẹ cậu tưởng như thế là đã có thể yên tâm cho cuộc sống của con.

627165-75165327-137822-1.jpg
Nhiều SV may mắn có điều kiện kinh tế khá giả (Ảnh minh hoạ)

Lên Hà Nội được 2 tuần, số tiền đã cạn kiệt. 2 bữa nhậu tuý luý với bạn bè lâu không gặp đã đẩy Thành vào cảnh “chạy từng bữa” như thế này.

Còn Liên, cô sinh viên ĐHQG Hà Nội khá “nổi tiếng” trong một xóm trọ ở Cầu Giấy vì luôn là người dám bỏ ra khá nhiều tiền để mua sắm, trang điểm, làm đẹp. 1 triệu bố mẹ cho hàng tháng thì số tiền Liên mua đồ đã chiếm đến gần một phần ba.

Để bù lại các khoản mua sắm thời trang, Liên ăn uống rất hạn chế. Tiền mua sách thì gần như không có. Nhiều khi, chưa đến cuối tháng nhưng Liên đã hết tiền và thường phải vay mượn bạn bè tạm một vài ngày.

Liên cười khi tôi hỏi sao không mua những thứ vừa sức để đỡ phải vay mượn: “Mình cũng hay mua sắm. Thành thói quen mất rồi. Nhiều khi biết là tiêu hơi quá khả năng cho phép nhưng thôi, tháng sau sẽ xin thêm bố mẹ để bù vào”.
Hàng ngày, Đăng “mài đũng quần” ở quán Internet, có khi từ 5h chiều đến 11h đêm chơi game, chát chít. Nếu “chịu khó” ngồi cả tháng như thế, riêng tiền net đã chiếm một nửa tổng số tiền bố mẹ chu cấp.

Thế mới có cảnh, hàng ngày, Đăng cứ cắm cơm để đó, đến bữa thì cho vào rang lên mà không cần phải mua thức ăn, thức uống. Bác chủ nhà liên tục xuống thúc đóng tiền nhà và tỏ ra ngán ngẩm với lũ thanh niên sống không có mục đích này, doạ sẽ “tống cổ” sớm.

Thảm hại hơn cả trong số những người tôi biết là Hưng – SV ĐH Thể dục thể thao Từ Sơn. Chiếc xe máy của cậu đã dăm ba bận “nằm nghỉ” ngoài hiệu cầm đồ cũng chỉ vì cái thói chi tiêu không biết đến ngày mai. Có bao tiền bạc, Hưng đều ném vào các quán bi-a, quán game, ăn nhậu, rượu chè, đề đóm. Đến khi túi cháy và dạ dày cũng không chịu nổi những gói mì tôm, Hưng đem xe máy ra hiệu cầm đồ cắm để lấy tiền ăn. “Việc lấy lại sẽ tính sau”, Hưng khoát tay thoải mái, không một chút lo lắng, đắn đo.

Cũng theo lời kể của Hưng thì Ngọc - bạn cậu, một cựu sinh viên khoa Cầu lông, ĐH TDTT Từ Sơn - thậm chí phải dừng học vì nợ nần nhiều quá. Đánh lô đề, trông chờ vào may mắn thần đỏ đen mang lại, Ngọc là “con nợ” của nhiều chủ quán đề đóm trong làng Trang Liệt (Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Bố mẹ cậu phải xuống trả nợ thay, còn cậu thì bị tạm dừng học vì nợ môn quá nhiều.

Nhẹ gánh áo cơm

Mẹ làm ngân hàng, bố làm kinh doanh nên Dũng, SV năm thứ 4, ĐH Bách khoa Hà Nội chi tiêu rất “xông xênh”. Năm thứ nhất, cậu đã làm bạn bè “lác mắt” vì xách laptop xịn đến lớp. Xe Dũng đi cũng là loại xe sành điệu nhất,điện thoại bao giờ cũng thuộc loại “độc” và được đổi mốt liên tục, Ipod loại xịn, áo quần hàng hiệu. Bao giờ Dũng cũng là người khởi xướng các hoạt động vui chơi, giải trí của lớp, vì nhà Dũng có điều kiện, Dũng thường xuyên được đi đây đi đó nên biết khá nhiều.

Thuỳ Trang, sinh viên năm 3 Khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân, cũng thuộc thành phần không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc. Mẹ làm ở nước ngoài, bố là kĩ sư, hàng ngày, Trang vẫn mua những đồ ăn ngon nhất, mặc những bộ đồ đẹp nhất, dùng điện thoại và xe máy cao cấp hơn hẳn bạn bè.

Trang nhận mình là người “nghiền” mua sắm, trong tủ quần áo chứa mấy chục bộ đồ hàng hiệu. Đó là chưa kể đến đồ trang sức, đồ trang điểm bày la liệt trên bàn.

Dân Học viện Tài chính đều biết tiếng Bảo Ngọc không phải cậu ta học giỏi mà chơi giỏi.
Túi quần luôn giắt 4 chiếc điện thoại đời mới, chưa kể đến việc phải “nuôi” 2 chiếc nữa của 2 cô bồ. Mỗi tháng “xì ra khói” hết nửa triệu tiền xăng, tuy trọ gần trường nhưng thường xuyên cưỡi xe đón các nàng đi mua sắm và ăn uống. “Hậu phương” của Ngọc luôn chi viện cho cậu quý tử hết mình bởi mẹ đang làm giám đốc một công ty TNHH còn bố đang là công an.
Có bữa ăn của thằng ấy hết mấy trăm nghìn, nó toàn đưa người yêu đi shopping thôi, nó tiêu tiền như phá” - một sinh viên trong trường kể.

Gia đình có điều kiện, kéo theo nhu cầu và khả năng chi tiêu cũng được mở rộng hơn. Đó là một may mắn với nhiều sinh viên nhưng còn rất nhiều bạn đồng môn của họ ở một mảng sống đối lập.

Mừng lo xen lẫn

627165-75165327-137823-2.jpg
Nhiều sinh viên đang nỗ lực trên giảng đường (Ảnh minh hoạ)

Một trong những tân sinh viên xuất sắc đã suýt bỏ học vì nhà quá nghèo là Nguyễn Đăng Chuẩn, thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội. Mắt bác Sinh, mẹ Chuẩn, ngấn lệ khi trả lời báo chí “Gia đình cũng phấn khởi nhưng lo về kinh tế, lo vì gia đình ngày càng túng bấn”.
Đằng sau đôi mắt ấy là cả một nỗi u buồn. Bố mẹ đều bị bệnh, không thể lao động nặng, ước mơ bước vào ĐH sẽ đứt đoạn nếu không có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cậu học trò nghèo hiếu học.

Hàng chục nghìn tân sinh viên nghèo cầm giấy báo điểm là ngần ấy ông bố bà mẹ lo âu làm sao có đủ tiền cho 4, 5 năm học và khoản đầu ra.
Lan,sinh viên ĐHDL Thăng Long năm cuối mỗi tháng chỉ có vỏn vẹn 800.000 đồng để chi tiêu cho tất cả các khoản nên cô rất tằn tiện. Lan ở cùng một người bạn và cả hai đều phải tính toán chi tiết từng khoản tiền thuê nhà, ăn ở, học tập, đi lại để cuối tháng không “thâm hụt”.

Nhà làm ruộng, chỉ có thêm nghề khâu nón nên Lan cũng không dám xin nhiều tiền hơn. Vì thế mà bạn bè mới hay trêu Lan là người “cổ điển”, cả tuần chỉ có 4 bộ quần áo mặc đi học mà mãi vẫn không thay đổi trong vòng 2 năm nay.
Một trong những giải pháp hữu hiệu của con nhà nghèo là thi vào các trường an ninh, cảnh sát hoặc sư phạm. Học ở trường khối quân sự, quốc phòng, sư phạm, hàng tháng không phải đóng học phí lại được nhận “lương” 120.000đ đến 150.000đ.

Ngày 12/9, Học viện An ninh tổ chức nhập học cho tân sinh viên, bác Trần Văn Hoan đưa con Trần Văn Quang đi nhập học mà lòng nhẹ tênh. “Vui lắm cháu à, gia đình cũng hướng em nó thi vào đây, không phải lo đóng học phí, ăn tiêu. Gia đình bác cũng chỉ bám lấy mấy sào ruộng mà sống, thằng anh bỏ học sớm đi làm rồi, bây giờ anh em nó có thể tự nuôi nhau”.

Nuôi cái chữ hơn giữ tiền vàng, không ít sinh viên nghèo đã tự mình kiếm tiền để trang trải và thậm chí đỡ đần gia đình.
Lê Văn Hải, K50 ĐHBK Hà Nội, đã sắm cho mình chiếc máy vi tính từ tiền đi gia sư trong hè. “Nếu để gia đình mua cũng được nhưng phải đi vay ngân hàng, thế thì khổ cho bố mẹ quá, làm nông đâu có nhiều tiền. Tự lo được đến đâu hay đến đó”. Được biết, chị và em gái Hải cũng đã nghỉ học đi bán hàng, duy chỉ có Hải được nhà ưu tiên quyết lập nghiệp bằng chữ.
Thân Văn Hoàng, sinh viên khoa báo, Học viện BC-TT là một điển hình về sự đam mê nghề nghiệp. Hơn 30 bài báo được đăng, tiền nhuận bút, Hoàng tích cóp lại để mua điện thoại và máy ảnh.

Bố mẹ tôi đều buôn bán ở quê, nhưng làm ăn cũng chẳng khấm khá gì, ngành mình học mà không có máy ảnh thì chỉ như đi cày quên trâu, bố mẹ không thể tự lo được, mỗi lần về quê lấy tiền tôi không dám xin nhiều, mẹ bảo: nhà còn tiền mà con, nhưng tôi biết mẹ nói thế để tôi yên tâm cầm lấy, chứ tôi biết cả, có lần tôi sắp khóc vì mẹ cho thêm 100.000 đồng để mua áo rét”.

(Theo VNN)
 
×
Quay lại
Top