Sinh viên...nói dối

cacabala00

Cựu quản lý
Tham gia
26/5/2010
Bài viết
811
Lâu nay ta tưởng hai tiếng “nói dối” chỉ có ở học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3. Thế nhưng tỉ lệ sinh viên nói dối khiến ta phải giật mình.

Theo khảo sát của Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam thì 80% sinh viên nói dối cha mẹ.
.
doi.jpg




Nói dối cha mẹ

Khi là sinh viên chúng ta được tự do trong cách chi tiêu từ những khoản tiền do gia đình chu cấp. Chính khả năng độc lập trong cách chi tiêu đó là nguyên nhân gây nên hiện tượng nói dối phụ huynh của sinh viên. Một kết quả khảo sát khiến ta không khỏi giật mình “Ở bậc tiểu học, đã có tới 22% “sinh viên đại học chữ to” biết nói dối cha mẹ, còn ở bậc THCS và THPT thì có tới 50% và 64% học sinh “lừa cha dối mẹ và ở bậc ĐH, CĐ có đến hơn 80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh (Thông tin tại hội thảo “ giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp” của Hội Khoa học Tâm lí- giáo dục Việt Nam).
Sinh viên thường nói dối cha mẹ để xin thêm tiền tiêu vào việc khác ngoài việc học tập. Sinh viên nói dối về kết quả học tập của mình trong năm học khi được phụ huynh hỏi hoặc gọi điện từ xa “chất vấn”. Với quan điểm lâu nay của giới sinh viên rằng “Nếu không thi lại thì không phải sinh viên” các bạn vẫn “vô tư” nói với bạn bè như thế nhưng lại nói dối gia đình. Do các bạn sợ cha mẹ mắng hay sợ vì xấu hổ?. H (sinh viên năm 3) cùng lớp với tôi có vẻ rât thoải mái khi nói chuyện này “Pa pa (bố) của tớ suốt ngày gọi vào hỏi thăm, gần cuối kì nào cũng hỏi xem tổng kết được bao nhiêu, nói thật tớ cứ nói trên 7 phết cho bố mẹ ở nhà mừng chứ kì nào cũng thi lại vài ba môn, sinh viên mà” (cười)...
Không ít sinh viên nói dối cha mẹ trong mọi tình huống. Những sinh viên học gần nhà, được sự quản lí chặt chẽ của các bậc phụ huynh thì tần xuất nói dối có vẻ khiêm tốn hơn các bạn ở xa gia đình. Sinh viên xa nhà độc lập trong cách chi tiêu các khoản phí nên cũng tự do, độc lập luôn trong việc nói dối. Các bạn có thể biện ra hàng tá lí do kiểu như: Tháng này con phải đăng lí lớp học ở trường, tiền nhà tăng ông chủ bắt đóng thêm hay kì này học nhiều nên giáo trình cũng nhiều, có khi cả lí do bị ốm phải nhập viện nhưng không đủ kinh phí...Và các bậc phụ huynh lại tức tốc gửi tiền vào theo những “nổi khổ” mà con em mình liệt kê. Không một phụ huynh nào lại không gửi tiền khi nghe con cái mình gọi điện về xin (ngoài khoản phí gửi hàng tháng). Và các bạn sinh viên dùng những khoản thêm đó vào việc gì?
Nói dối trong học tập

Phải chăng càng lên cao, phong cách sống cũng như đạo đức của học sinh, sinh viên càng “có vấn đề”. Năm 2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH-CĐ trong cả nước do Vụ Văn hóa - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phối hợp với Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD-ĐT) đã đưa ra một con số rất đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên cho rằng “sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến” và được coi là “bình thường”, có 1.234 học sinh, sinh viên nghiện ma túy”. Và hiện tượng gian lận trong học tập của sinh viên càng đáng quan tâm. Sinh viên gian dối trong học tập, trong thi cử và làm luận văn, khóa luận tốt nghiệp, các hiện tượng học hộ, thi hộ, mua bằng và bán điểm trong sinh viên...còn rất nhiều. Những tiêu cực mang tính giáo dục đó trong giới sinh viên là các biểu hiện khác nhau của”nạn nói dối”. Các hành vi đó không chỉ là dối nhà trường, là vi phạm nền đạo đức giáo dục mà còn dối chính bản thân mình.Dối chính bản thân mới là cái nói dối khó thay đổi nhất, là cái mà sinh viên sẽ phải sống chung với chúng theo kiểu “ ngựa quen đường cũ”. Không ít trường hợp sinh viên thi hộ bằng A tiếng Anh cho bạn bè bị nhà trường phát hiện và lập biên bản buộc nghỉ học một năm, hay sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp nhưng coppy y nguyên bài của các anh chị khóa trước, sinh viên đi học hộ để điểm danh thay cho bạn thân hay đi học hộ cho anh chị học văn bằng hai có phí...

Một trường hợp điển hình của H.Kh lớp tôi: Cô giáo giao đề tài về nhà làm tiểu luận tuần sau nộp cô nhưng tuần đó Kh đi chơi Nha Trang với bạn nên không có làm kịp bài, gần tới ngày phải nộp Kh coppy y nguyên của cậu bạn trong nhóm, kết quả là khi chấm bài cô giáo phát hiện bài của hai bạn giống y đúc nhau, Kh và người bạn thân của mình mỗi người mỗi con “ nghỗng” điểm cuối kì”. Còn rất nhiều trường hợp sinh viên vì nể bạn bè hay vì thành tích không thực chất của mình mà tự gian dối mình, tự nói dối với bản thân hoặc gia đình.

Nói dối người yêu

Không ít sinh viên khi bước vào năm nhất, năm hai đã có người yêu. Tình yêu sinh viên cũng lắm những buồn vui. Nói dối người yêu nghe có vẻ hơi hiếm, sinh viên khi yêu là yêu là yêu hết mình, khi chơi cũng chơi hết cỡ, những trường hợp nói dối người mình yêu có vẻ hơi nghich lí, thế nhưng không phải không có trong giới sinh viên. Vì một chút sĩ diện nho nhỏ mà một bạn nam sinh viên có thể sẵn sàng nói dối người yêu về kết quả học tập của mình hay một cái tôi mà không nói thật về bản thân mình, về hoàn cảnh gia đình mình. Đó là sự thiếu chân thật trong tình cảm hai bạn, và một bạn nam mà thường xuyên nói dối như thế liệu có đáng tin trong mắt bạn nữ?
Nói dối người yêu của giới sinh viên nhiều lúc thật dễ thương nhưng nhiều khi cũng lạm dụng quá mức khiến bên kia thấy khó chịu. Không thể đang đi chơi game mà lại nhắn tin với bạn gái là đang đi học trên lớp hay mượn tiền thằng bạn dài dài mà nói gia đình mình giàu...Sinh viên nữ nói dối người yêu cũng phong phú không kém: Đi chơi với một bạn nam ở trong lớp nhưng không dám nói thật với người yêu, nói dối về lịch học để được đi chơi dài dài, nói dối đủ thứ chuyện khi giận hờn...
Ng.B (sinh viên năm 3 trường ĐHKHXH & NV) nói có vẻ tự hào: “Khi mình nói rằng mình để ấy đợi nửa tiếng là do mải mê ngồi giải đề toán hóc búa mà hôm bữa ấy nhờ chỉ giúp, mải mê đến nỗi quên mất thời gian... Sự thật là mình đi trễ do...chơi game và mình vẫn chưa tìm ra đáp án cho bài toán đó, nhưng vì mình diễn đạt cảm xúc quá trọn vẹn và thể hiện lại chân thật nên ấy tin sái cổ. Mình phục mình quá!". Qủa thật chuyện nói dối của sinh viên có muôn hình muôn vẻ.
Không nên nói dối

Tạo một thói quen thiếu trung thực trong cuộc sống là điều nguy hiểm nhất sinh ra từ những cách nói dối tưởng chừng như vô hại, cỏn con
Nói dối sẽ mất lòng tin nơi bạn bè, gia đình và cả những người thân thiết với chúng ta. Khi đã mất đi lòng tin nghĩa là chúng ta đang đánh mất đi giá trị bản thân mình, và khi lòng tin tưởng nơi mọi người đối với bạn mất đi, bạn sẽ thất bại trong mọi công việc.
Nói dối tức là chính mình đang không thừa nhận mình trong tổng hòa các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội.
Dối gian chính là biểu hiện của một đạo đức không tốt nếu như bạn không muốn rèn luyện bản thân trong môi trường đại học.
Điều quan trọng nhất là ban đang đánh mất mình khi bạn nói dối.

Vậy hãy rèn luyện cho bản thân luôn chân thành trong mọi tình huống bạn nhé!

MTI
 
Đúng là lên đh thì sv nối dối nhiều hơn thật,đôi khi m cũng phải nối dối,hjx
 
×
Quay lại
Top