Sắp tốt nghiệp: “Ôi sao mà khổ!”

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Hối hả, lo lắng, vội vã chạy đua trả nốt những “món nợ” còn tồn đọng, hay hào hứng chuẩn bị cho công việc trong tương lai... đó là tâm trạng của nhiều bạn sinh viên năm cuối các trường đại học trên địa bàn TPHCM.
tot-nghiep050309.jpg

Ngày nhận bằng hân hoan nhưng vẫn pha chút lo âu về những ngày ngược xuôi tìm việc sắp tới.
Tăng tốc… trả nợ
Sinh viên năm cuối, đồng nghĩa với việc phải thanh toán đủ thứ “nợ” trước khi ra trường. Đó có khi chỉ là một cuốn sách mượn của thư viện vô tình đánh mất, phải tìm mua lại sách mới hoặc chuẩn bị tiền đền...
Tuy nhiên, những món nợ lặt vặt này không đáng lo ngại bằng “nợ môn học”. Bước vào học kì hai, nhiều SV tỏ ra căng thẳng về việc nợ môn học của mình. “Năm cuối mà còn nợ môn, nhất là Anh văn thì đừng hy vọng ra trường đúng hẹn”, đó là lời nhắc nhở của một thầy chủ nhiệm trước lớp.
Vũ Văn Phúc năm nay đã vào năm cuối ĐH Bách khoa thế mà số tín chỉ còn nợ thì chồng chất. Khuôn mặt bơ phờ vì mấy ngày nay lo chạy lên, chạy xuống để đăng kí học lại, Phúc cho biết: “Lúc trước do mê chơi game quá không lo học hành giờ không biết có chạy kịp không, chắc “được” nhà trường giữ thêm năm nữa quá!”.
Nợ môn học ngày nay, gần như phổ biến trong giới SV, nhất là môn Anh văn. Theo khảo sát một lớp tại Trường ĐH KHXH&NV (DHQG TPHCM) thì có gần 40% SV năm cuối còn nợ môn Anh văn. Nhắc đến môn này, hầu hết các bạn SV đều toát mồ hôi.
Bên cạnh việc nợ môn thì “nợ tiền bạc” cũng làm không ít “cử nhân tương lai” phải đau đầu. Trương Mạnh Hùng, SV ĐH KHTN do “âm” tiền vào lô đề nên đem cả máy tính, điện thoại, xe máy đi cầm nhằm gỡ gạc lại nhưng cuối cùng vẫn trắng tay, đành phải vay mượn bạn bè. Dù chưa hết năm học nhưng Hùng bắt đầu phải “chắt chiu” lo trả nợ. Không chỉ riêng Hùng mà nhiều SV trường khác cũng rơi vào tình cảnh “khốn đốn” này, nhiều bạn phải cầu cứu gia đình để việc ra trường được suôn sẻ.
Còn nhiều SV không mắc nợ cũng tỏ ra thận trọng không kém. “Năm cuối mà để thi lại môn nào, không qua được phải học lại mất thêm một năm tốn kém, tốt nhất nên tập trung vào học tập vẫn hơn” - Nguyễn Tiến Trung, SV ĐH KHXHNH&NV tâm sự.
Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận SV năm cuối ngày càng rệu rã, càng về cuối năm, sức học giảm sút, bỏ bê bài vở. Tính - SV Khoa Kinh tế còn nợ cả chục tín chỉ nhưng cậu “mặc kệ, đến đâu thì đến, nếu học thêm một năm nữa có sao đâu? Sinh viên lưu ban, học lại... có gì đâu mà lạ!”
Không biết “về đâu”
Áp lực phải sống tự lập và tìm được công việc ổn định sau khi ra trường khiến nhiều SV cảm thấy lo lắng. Không chỉ thế, nhiều bạn còn nghi ngại rằng kiến thức mấy năm học trên giảng đường không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Khi được hỏi sẽ tìm việc ở đâu, Thu Trang, SV khoa Thư viện Thông tin - ĐH KHXH&NV bi quan: “Mình còn chưa biết thực tập ở đâu, chứ nói gì đến việc làm, học xong ra trường không biết tìm việc có được không nữa”.
Lo lắng, không biết làm gì trong tương lai là tâm lí chung của SV năm cuối khi nói đến vấn đề việc làm. Trong khi còn lay hoay “tìm đường đi” thì các bạn gần như chưa nhận được sự hỗ trợ tìm việc nào từ phía nhà trường.
Đa phần các SV đã lường trước được những khó khăn khi ra trường nên giải pháp mà SV năm cuối đưa là tìm một công việc tạm thời. “Mình xác định rồi, ra trường chắc phải mất 1,2 năm “long đong” sau đó may ra mới mong tìm được một công việc ổn định” - Minh Hải, SV ĐH Hồng Bàng chia sẻ.

Theo Dân Trí
 
mới năm 2 mà cũng đang lo gần chết rồi, không biết các anh chị năm cuối sao mà ... tinh thần nước đến chân mới nhảy thế không biết
 
×
Quay lại
Top