Quản lý tiền tiêu Tết cho người độc thân

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Dù số tiền dành ra cho dịp Tết là bao nhiêu thì bạn vẫn cần tính toán kỹ lưỡng trước để tránh bị phụ trội.

cung-giao-thua-744707-2348.jpg

1. Bạn gái độc thân, chi tiêu Tết từ 4-6 triệu

Minh Anh, 25 tuổi là một bạn trẻ ở tỉnh lên Hà Nội làm việc. Ngân làm trong một công ty tư nhân với mức lương 8 triệu/tháng. Dịp Tết này, Ngân về quê ăn Tết và dự tính sẽ trích ra khoảng từ 4-6 triệu đồng. Ngân băn khoăn không biết cần chi tiêu thế nào cho hợp lý.

Theo chị Cao Thị Thùy Liên, Giám đốc trang tư vấn tài chính cá nhân BeRich, ngân sách của Minh Anh cần dành phần nhiều cho các khoản về quê sum họp với gia đình, như tiền tàu xe, quà biếu, phụ tiền Tết gia đình. Còn lại, bạn có thể dành một phần ngân sách cho việc riêng của mình ví dụ như thay chăn drap mới cho phòng ở, mua sắm đồ đạc, quần áo... Những sự thay đổi đó sẽ đem lại không khí Tết và niềm vui cho bạn.

Bảng ngân sách chi tiêu của Minh Anh có thể dự trù như sau:

chi-tieu-tet-cho-nguoi-0c2dbbe31f272f3419e00d4371a77007-744707-3511.png


Sau những ngày Tết về quê với gia đình, bạn có thể thay đổi không khí bằng cách dành vài ngày còn lại cho Tết thành phố với bạn bè đồng nghiệp. Khi từ quê vào bạn đừng quên mang theo bánh chưng, bánh tét cũng như các món đặc sản ở quê, cũng như mua thêm một ít thực phẩm Tết để dùng dần hoặc thết đãi bạn bè đến chơi.

2. Bạn trẻ thành đạt, là trụ cột kinh tế trong gia đình

Quốc Bình (Đống Đa, Hà Nội), một bạn trẻ 30 tuổi đang giữ vị trí trưởng phòng kinh doanh của một công ty liên doanh với mức thu nhập 20 triệu/tháng. Bình hiện độc thân và đang ở với gia đình. Bố mẹ Bình đều nghỉ hưu và già yếu nên Bình phải chăm lo cho em trai học đại học. Dịp Tết này, Bình dự định dành ra 15-20 triệu cho chi tiêu Tết của gia đình và bản thân.

Với sự tư vấn của chị Cao Thị Thùy Liên, Giám đốc trang tư vấn tài chính cá nhân BeRich gợi ý cho bạn bảng ngân sách chi tiêu Tết như sau:

chi-tieu-tet-cho-nguoi-d94f218671892f0bc1c61bb451f049ec-744707-1233.png


Ngoài ra, chị Thùy Liên cũng lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với thực phẩm Tết cho gia đình, Bình có thể liệt kê tất cả những thứ cần mua và dành một buổi cùng mẹ đi siêu thị mua một lần cho tiện.

- Chiếm tỷ trọng nhiều trong ngân sách là chi phí vệ sinh nhà cửa, mua sắm vật dụng mới. Những năm gần đây, việc sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà cửa đặc biệt vào dịp Tết khá phổ biến. Càng gần Tết nhu cầu càng nhiều, giá cả càng tăng, gia đình nên chọn những công ty uy tín và đặt làm trước Tết.

- Năm mới cũng là dịp để sắm sửa vật dụng mới, bạn có thể bàn bạc cùng gia đình xem cả nhà có cần thay rèm cửa, chăn drap mới, mua thêm một bộ chén bát hoặc đầu đĩa xem phim hay không.

- Về khoản phục trang, bảng ngân sách dự trù cho mỗi người một bộ quần áo và giày mới. Bình hãy rủ mẹ cùng đi sắm sửa hoặc đặt may đồ mới cho cả nhà. Còn lại, là ngân sách để gia đình cùng đi chơi, chúc Tết bà con, và một ít tiền chi tiêu riêng cho mỗi người.

Theo Ngôi sao
 
×
Quay lại
Top