[QC] Làm thế nào để nhét đầy ví tiền của bạn?

Kênh Sinh Viên

Cộng đồng sinh viên Việt Nam
Tham gia
20/4/2009
Bài viết
194
Làm sao để có thể giữ được nguồn kinh phí ổn định khi sống xa gia đình?

Sinh viên đại học là mơ ước của hầu hết các bạn trẻ. Cuốc sống sinh viên mang đến cho bạn vô vàn những điều mới mẻ và kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên khi trở thành sinh viên, bạn sẽ phải học cách cân bằng nhiều thứ. Từ trường học, bài tập về nhà, các mối quan hệ xã hội, bạn bè, thậm chí cả những buổi hẹn hò. Vì vậy, ví tiền của bạn phải thật đầy mới có thể trang trải hết những điều trên cùng với nhiều khoản phí sinh hoạt. Tại một khu chợ trong phố Pháo Đài Láng, cầm 50.000 đồng trong tay, Phạm Thị Thơ (sinh viên năm nhất khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội) lúng túng không biết mua gì cho bữa cơm dành cho 3 người với chỉ vỏn vẹn số tiền đó. “Tết nhất đến nơi rồi nên cái gì cũng tăng, em mới chuyển từ kí túc xá ra ở chung với mấy người bạn nên vẫn chưa quen đi chợ. Hôm nay 2 người bạn cùng phòng em đi thi nên em phụ trách chợ búa, cơm nước ở nhà. Nhưng em đang băn khoăn không biết mua thức ăn như thế nào với số tiền ít ỏi này đây.” - Thơ chia sẻ.

SinhVienIT.Net---1969478-tkhc02gxgbmvwj91wmofydlgt2gkf8fzxlcljwi7iauj-t8ilyylwmc76hkreolaqgmnqjlbbczacseowf0nwsti-efntgu7e7kmjapsoqdtqije7xz2755pywh6xkvdhowbfgb5flm.png
Làm sao để cân đối chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày là câu hỏi trăn trở của không ít bạn sinh viên

Ở một góc chợ khác, Nguyễn Minh Thu (khoa Kinh tế, ĐH Giao thông Vận tải) đang thoăn thoắt lựa đồ ăn. Do đã quen với việc đi chợ, Thu không tốn nhiều thời gian chọn đồ. Sau khoảng 10 phút, miếng thịt lợn 25.000 đồng, 3 quả trứng, 3 miếng đậu phụ, 1 cây hoa lơ, nửa cây bắp cải, thêm 2 quả cà chua, tổng chi 67.000 đồng. “Ngày thường chỉ có cá khô, đậu phụ thôi. Chứ hôm nào cũng ăn uống như thế này, ở nhà bố mẹ em lo thế nào được.” – Thu hóm hỉnh nói. Tránh tình trạng vung tay quá trán, nhóm sinh viên trong phòng trọ cùng Thu thống nhất tiền đi chợ mỗi bữa là 50.000 đồng, hôm nào ai có bạn bè đến chơi thì được phép tăng thêm. Thu còn cho biết thêm, ở xóm trọ của cô bạn, mọi người thường xuyên chia sẻ cho nhau những “tuyệt chiêu” tiết kiệm. Từ việc mua thức ăn từ quê lên tích trữ, đến việc tích cực ăn đồ khô như lạc rang muối, trứng, cá khô,...

SinhVienIT.Net---1969478-k92wu9bsjzlf9rderqz6p3fsvpfpt3h6gcytaowkw1xtruw8tl74et2y6cdgc5cip8xuhltcxtsacque2zgbsjpswfymnbeeik4kwz-a-59hgnkvsdhm1tkygj36q-qwirg0nffqqam.png

Ngoài việc chi tiền cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nhiều bạn sinh viên còn nghĩ cách tiết kiệm tối đa cả chi phí đi lại. Nguyễn Văn Thanh (Học viên Công nghệ BCVT) được bố mẹ cho “kế thừa” một chiếc xe máy cũ, mang lên Hà Nội để đi học. Nhưng đường từ xóm trọ đến trường không quá xa, tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng cũng không nhiều, Thanh quyết định chuyển xe máy về quê để bố mẹ đi lại, còn mình mua vé tháng xe buýt để đi học. Giống như Thanh, Đỗ Thanh Hảo (ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng từ chối lời gợi ý mua xe máy của bố mẹ, thay vào đó, cô bạn xin bố mẹ mua xe đạp điện. “Hãng xe điện em thích đang có
chương trình ưu đãi lên tới 1 triệu đồng/xe nên em xin bố mẹ mua xe đạp điện thay vì mua xe máy. Em còn học trên thành phố mấy năm nữa nên tiết kiệm được bao nhiêu thì bố mẹ em càng đỡ vất vả bấy nhiêu. Mà đi xe đạp điện cũng tiện lợi không thua kém xe máy là bao. Em là con gái, đi xe đạp điện vừa an toàn, vừa tiết kiệm.”

SinhVienIT.Net---1969478-muwagpknjgsvojmywp9jljj8ameugk7po6j1z6ntisn9jmukom1zqa3jgd3felbpwiw0y6lhyaix7hgr4wfeggc5nngz0tre-0e0aktwwcoaqzuwtagj07elogglklgijb-dykam5wk.png


SinhVienIT.Net---1969478-ovlt5rwnqdpkbjwe0xsii67eebp4qnqn7mra54cwumsi23gglc5jhyh4r84-6oef5zguybt47rh-ktpmdehwb75ofkph3rp46g7tczocwwftka98xhrl-v2a0thhhrl0r6rborb2lje.png
Xe đạp điện đang trở thành phương tiện đi lại yêu thích của các bạn sinh viên nhờ khả năng tiết kiệm tối đa chi phí di chuyển

Không dừng lại ở việc hạn chế chi tiêu, các bạn sinh viên còn tranh thủ đi làm thêm ngoài giờ học. “Sinh viên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Ở nhà mãi cũng chán nên em lên mạng tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, đỡ đần bố mẹ. Mặt khác, việc làm thêm cũng cho em rất nhiều kinh nghiệm sống mà trong trường không dạy.” –Hà Thị Lan chia sẻ.
 
Học một nghành đã khó. Ra trường kiếm việc càng khó khăn. Hai năm ở nhà lặn lội nạp đơn đủ nơi nhưng khônh xin được một công việc đúng nghành mghề mình được học ra. Không còn đương nào phải bước chân vào đất sài gòn kiếm sống. Vẫn cái bằng điều dưỡng gây mê hồi sức mình đang ôm trong người... Vẫn nạp vào những bệnh viện khác. Nhưng không được đành dừng việc kiếm việc kiếm tiền mà bỏ tiền ra học tiếp kiếm kinh nghiệm mà hai năm qua bỏ sót vì lặn lội kiếm việc mà chẳng thành công. Mỗi tháng nộp 1triệu đồng. Số tiền không nhiều với việc học lấy thêm kinh nghiệm. Nhưng mức sống mỗi nơi mỗi khác. So với Húê miền quê của tôi thì sài gòn cao hơn vượt bậc. Một tô cháo lòng ở Húê quê tôi 5ngàn đã có một bữa ấm bụng. Còn đây 5 nhân 3 hết 15.000. một tô... mỳ ở quê 5 ngàn một ổ vào đây 5 nhân 2 là giá rẻ nhất. .... Với nhiều người ở đây có lẻ nó bình thường. Còn với tôi... không phải không có tiền mà vì gia đình khả năng không khá giả như người ta. Mỗi ngày đến nơi làm việc người ta ăn bữa sáng không tính toán từng đồng như tôi. Đổ xăng không tính lít như tôi. Gửi xe không tính tiền hàng ngày như tôi.... Bao quát một ngày đi học làm tôi tính tiền gửi xe 3 ngàn một ngày.... Mỗi lần không có cơm bới theo ăn tôi mua ba ổ mỳ không 5 ngàn. Sáng một ổ. Ăn trưa hai ổ. Mỗi sáng mệt lắm sẽ cho mình 5 ngàn mua gói xôi bà ven xóm. ... lâu lâu có gì đó ngoài tính toán tôi bớt cho mình vài ngàn để mỗi ngày để mua thứ tôi cần mua... Cuộc sống xa gia đình... xa quê... xa xứ... Cuộc sống tự lập khó thế thấy. Chỉ tính chuyện tiền nông đơn giản ấy đôi lúc cũng tính lên bao nhiêudãy số 0 ở sau mỗi tháng. Muốn kiếm việc làm thêm chi tiêu cũng không làm được. Bởi thời gian học lấy kinh nghiệm một người nghành y như tôi rất hay đầy gìơ mà ít khi có thời gian nghỉ.Tiến độ làm việc ở đây cũng quá nhiều nhịp liên miên không ngừng nghỉ. Chỉ biết cố mà làm cho tương lai cho gia đình khi bố mẹ vẫn cứ lo cho tương lai con cái dù đã lớn. Ngân sách với tôi chẳng hiểu mình chi tiêu tính toán nhỏ nhặt quá có đúng không. Sau này làm có tiền rồi sẽ có mức chi tiêu khác hơn. Ổn định hơn. Ước sao nhanh chóng kết thúc khóa học có thể xin được một công việc .
.
 
Đi làm thêm để kiếm tiền và đừng ăn quà vặt nhiều (nhất là con gái) là đầy tiền ngay ấy mà :KSV@05:
 
×
Quay lại
Top