PHÒNG ĐỘT QUỴ DO NẮNG NÓNG

Tham gia
10/6/2015
Bài viết
0
34605214_599585510440345_7719096579365273600_n.jpg

Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, đột quỵ do nắng nóng cũng thường xảy ra ở người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì hoặc người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng.

Dù rất nguy hiểm và khó lường nhưng 80% việc chủ động phòng tránh đột quỵ lại bằng việc chú ý khẩu phần ăn uống kết hợp tập thể dục đều đặn, giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Ngoài ra khi thời tiết oi bức, chúng ta thường sử dụng máy lạnh để giải nhiệt nhưng cần lưu ý một số điều để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi:

– Không nên để máy lạnh thổi trực tiếp vào người, giữ nhiệt độ an toàn ở khoảng 26-27 độ C. Tránh tình trạng sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài, tắt máy lạnh trước 30 phút trước khi rời phòng và thường xuyên vệ sinh máy lạnh để có nguồn không khí sạch sẽ hơn.
35062756_599585733773656_5660457619827982336_n.jpg

– Hạn chế làm việc ngoài nắng quá lâu.

– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

– Không nên tắm ngay khi vừa đi nắng về hoặc tắm xong vào phòng điều hòa.

– Hạn chế ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong thời gian từ 10h đến 16h.

– Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.

– Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày.

– Rèn luyện th.ân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.

– Người lao động cần chú ý hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính; mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi.

– Tránh đồ uống có cồn, chất kích thích…

Thaoduockhoe.com
 
×
Quay lại
Top