Phát triển nhà lãnh đạo trong bạn

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Đây là một trong những cuốn sách best seller của John C Maxwell về leadership. Cuốn sách đưa ra 10 nguyên tắc lớn mà mỗi nhà lãnh đạo nếu muốn phát huy tối đa tiềm năng của bản thân và của tổ chức đều cần nắm vững. Trân trọng giới thiệu bài tóm tắt của cuốn sách tới các bạn.


555-729460-3597.jpg

Ý tưởng lớn
Những nhà lãnh đạo và những nhà quản lý không phải là một. Khi những nhà lãnh đạo có thể là những nhà quản lý hiệu quả thì không phải mọi nhà quản lý đều có thể được gọi một cách đúng đắn là nhà lãnh đạo. Những nhà quản lý được gọi là lãnh đạo khi họ truyền cảm hứng, động viên và tiếp sinh lực cho mọi người bằng một tầm nhìn rõ ràng và những chiến lược hướng tới mục tiêu chung. Mặt khác những nhà quản lý truyền thống và chủ đạo đều chỉ hướng vào mục tiêu ngắn hạn, và quan tâm nhiều hơn tới những hoạt động diễn ra hàng ngày. Dù sao họ cũng là những người hiệu quả trong việc tổ chức, sắp xếp, điều hành và theo dõi các nguồn tài nguyên của tổ chức.

Trong cuốn sách này, người thầy danh tiếng John C. Maxwell đã phát biểu rằng phẩm chất lãnh đạo có thể học và phát triển được. Maxwell chia sẻ 10 nguyên tắc lãnh đạo mà ai muốn vượt qua việc quản lý đơn thuần để bắt đầu lãnh đạo đều cần phải biết và hiểu nó. 10 nguyên tắc đó là : Gây ảnh hưởng tích cực, Sắp đặt trình tự ưu tiên đúng đắn, hình mẫu nhất quán, Tạo những thay đổi tích cực, Giải quyết vấn đề, Có thái độ đúng đắn tích cực, Phát triển con người, Tầm nhìn rõ ràng, Tự kỷ luật và phát triển đội ngũ chiến thắng.

I. Nguyên tắc số 1 : Gây ảnh hưởng tích cực

Mỗi cá nhân đều có khả năng sử dụng tầm ảnh hưởng trong một bất cứ tình huống nào hoặc với bất kỳ nhóm người nào. Có 5 giai đoạn của ảnh hưởng mà mỗi cá nhân sẽ trải qua dọc theo 5 cấp bậc của lãnh đạo. Chìa khóa của sự tiến bộ là hiểu được nguồn gốc gây ảnh hưởng và cấp bậc lãnh đạo của bản thân. Hơn nữa, cấp cao hơn chỉ có thể đạt được khi một cá nhân đã thực sự xuất sắc ở cấp hiện tại.

Năm cấp độ của lãnh đạo

Cấp độ 1 : Chức vị.
Ở cấp độ 1 này, một người có quyền lực kiểm soát được nhiều việc là nhờ vào vị trí của ông ta. Thường thì một lãnh đạo ở cấp này sẽ lãnh đạo mọi người dựa vào sự dọa dẫm. Mọi người đi theo ông ta bởi vì họ phải làm vậy. Mặt khác, nhân viên sẽ không có nỗ lực hoàn thành tốt hơn những việc đang làm hiện tại hoặc những việc được giao theo miêu tả. Tại cấp độ này, đội ngũ thiếu sự cam kết sẽ dẫn tới tình trạng bỏ việc cao và tinh thần của tổ chức sẽ giảm xuống.

Chỉ dẫn để xuất sắc ở cấp độ này là :


  • Kỹ năng nghề nghiệp tốt.
  • Hiểu rõ miêu tả công việc
  • Khởi đầu vững chắc.
  • Chủ động thực hiện công việc.
  • Có trách nhiệm cao.
Cấp độ 2 : Sự chấp thuận/Các mối quan hệ
Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo dựa vào các mối quan hệ và nhấn mạnh vào việc mang mọi người tới gần nhau hơn. Điều họ quan tâm không phải là thứ bậc mà là phát triển con người. Ở cấp độ này, thời gian, năng lượng, sự quan tâm tập trung vào nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân.

Chỉ dẫn để xuất sắc ở cấp độ này :

  • Thành thật quan tâm tới mọi người
  • Quan hệ bền vững với mọi người.
  • Tin tưởng vào kết cục win-win.
  • Biết cách quan hệ với những người khó tính.
Cấp độ 3 : Định hướng kết quả.
Ở cấp độ 3, nhà lãnh đạo đưa mọi người vào cuộc hành trình để hoàn thành mục tiêu, để cho phép họ cùng tận hưởng vinh quang từ những gì đạt được. Mọi người đi theo nhà lãnh đạo để cùng thực hiện mục tiêu đó.

Chỉ dẫn để xuất sắc ở cấp độ này:

  • Được định hướng bởi mục tiêu.
  • Mục tiêu phải rõ rang.
  • Biết và làm những điều mang lại lợi ích cao.
  • Chấp nhận gánh vác trách nhiệm.
Cấp độ 4: Phát triển con người
Nhà lãnh đạo ở cấp độ này trao quyền cho những người đi theo và giúp họ phát triển bản thân. Mọi người đi theo ông ta vì lòng trung thành có được từ những điều mà nhà lãnh đạo đã làm cho họ.

Chỉ dẫn để xuất sắc ở cấp độ này:

  • Nhận ra con người là tài sản giá trị.
  • Đóng vai trò làm mẫu để mọi người noi gương.
  • Phát triển con người.
  • Chia sẻ mục tiêu.
  • Luôn có một nhóm hạt nhân xung quanh để bổ xung triết lý lãnh đạo.
  • Kỹ năng lãnh đạo được truyền bá thông qua nhóm hạt nhân này.
Cấp độ 5 : Cá nhân
Nhà lãnh đạo ở cấp 5 đá dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức. Mọi người đi theo ông ta vì những gì ông ta đại diện cho.

Chỉ dẫn để xuất sắc ở cấp độ này:

  • Những người đi theo đều trung thành và cống hiến.
  • Nhà lãnh đạo hướng dẫn và đúc nặn những nhà lãnh đạo khác.
  • Nhà lãnh đạo vượt trên cả tổ chức.
  • Niềm thích thú tốt bậc của nhà lãnh đạo là chứng kiến những người khác phát triển và thành công.
II. Nguyên tắc thứ hai : Sắp đặt trình tự ưu tiên đúng đắn.

Điều tạo nên sự khác biệt của nhà lãnh đạo đó là khả năng nghĩ xa về phía trước và ưu tiên các trách nhiệm.

Nguyên tắc của sự ưu tiên

  • Sử dụng nguyên lý Pareto làm chỉ dẫn. Nguyên lý này nói rằng 20% những ưu tiên của bạn sẽ mang đến 80% kết quả. Dành thời gian, sức lực, tiền bạc và nguồn lực của tổ chức vào 20% này. · Tổ chức. Nhận ra 3 hoặc 4 dự án quan trọng nhất. Cần phải nhớ rằng: “ Một cuộc sống mà mọi thứ đều xảy ra rốt cuộc sẽ trở thành cuộc sống mà không có thứ gì xảy ra cả”. Đánh dấu những những dự án theo những nhãn sau : Quan trọng/cấp thiết; Quan trọng/ít cấp thiết; Ít quan trọng/cấp thiết; Ít quan trọng/không cấp thiết. Tạm dừng vô thời hạn những dự án ít quan trọng/không cấp thiết.
  • Giữ vững những ưu tiên trong các hoạt động đánh giá, loại bỏ và dự đoán thường lệ. Đánh giá những yêu cầu, đầu ra và phần thưởng đạt được. Loại bỏ khỏi danh sách những thứ có thể được hoàn thành bởi người khác. Dự đoán những dự án quan trọng nhất cần phải hoàn thành và ước lượng thời gian hoàn thành nó.
  • Học cách bỏ qua những thứ không quan trọng, không đáng kể. Tránh những thứ nhỏ nhặt, tầm thường vì chúng có thể làm ta tốn rất nhiều thời gian.
  • Biết rõ mình muốn gì. Hiểu rằng không ai có thể có tất cả mọi thứ. Để đạt được một điều gì đó thì 95% thành công phục thuộc vào việc bạn biết mình muốn gì.
III. Nguyên tắc thứ 3 : Hình mẫu nhất quán.

89% những điều chúng ta học được là bằng cách quan sát, 10% học được từ việc nghe, 1% học được bằng những giác quan khác. Vì vậy, một nhà lãnh đạo chân chính cần có sự nhất quan trong lời nói, hành động và cử chỉ.

Nguyên tắc của sự nhất quán.

  • Tính nhất quán tạo dựng sự tin tưởng. Để có thể lãnh đạo thành công những người đi theo, nhà lãnh đạo cần có được lòng tin của họ.
  • Nhất quán ở đây ám chỉ một chuẩn mực cao mà nhà lãnh đạo phải làm mẫu. Một cá nhân phát triển để thành một nhà lãnh đạo phải gánh vác trách nhiệm và thể hiện một chuẩn mực cao mà mọi người trông đợi từ một nhà lãnh đạo.
  • Tính nhất quán chính là con người thực của bạn. Nó không thể là những hình ảnh sai lệch hay những nhận thức không có cơ sở.
  • Tính nhất quán đóng vai trò làm hình mẫu. Khi những nhà lãnh đạo không làm đúng theo những gì họ nói thì họ sẽ để mất sự tín nhiệm. Nhà lãnh đạo phải nghĩ và hành động theo đúng những gì đã nói.
  • Tính nhất quán có thể học được. Tính nhất quán là kết quả của kỷ luật bản thân và tính trung thực của nhà lãnh đạo cũng như từ niềm tin của những người đi theo.
IV. Nguyên tắc thứ 4 : Tạo thay đổi tích cực.

Một nhà lãnh đạo dễ lĩnh hội những ý tưởng mới và sẵn sàng thay đổi bản thân trước khi yêu cầu những người đi theo ông ta thay đổi.

Tại sao mọi người lại kháng cự lại những thay đổi.

  • Ý tưởng thay đổi không phải của tôi!”. Khi ý tưởng không phải là của mình thì người ta có thói quen phản ứng lại nó, ngay cả khi nó mang lại lợi ích lón nhất.
  • Những thay đổi phá vỡ những thói quen cũ buộc mọi người phải từ bỏ những thói quen hàng ngày và xây dựng cái mới.
  • Thay đổi tạo ra sự bất tiện, sự không an toàn, và những sợ hãi từ việc chưa biết rõ kết cục cũng như sợ thất bại.
  • Thiếu các thông tin liên quan tới sự thay đổi cần diễn ra.
  • Thiếu niềm tin và sự tôn trọng nhà lãnh đạo.
  • Cảm thấy những lợi ích mang lại không thể bù đắp được những mất mát phải trả.
  • Nhà lãnh đạo dễ bị sự chỉ trích cá nhân làm tổn thương. Ví dụ ông ta đang phát triển một chương trình nào đó nhưng một chương trình khác tốt hơn đang dần thay thế nó và điều này tạo cho họ sự kháng cự với thay đổi.
  • Những thay đổi đòi hỏi mọi người phải cam kết lớn hơn.
  • Những thói quen và truyền thống cũ cản trở sự thay đổi.
  • Tư tưởng hẹp hòi và suy nghĩ tiêu cực cũng cản trở sự thay đổi. Làm sao để tạo ra sự thay đổi.
  • Nhà lãnh đạo phải xây dựng lòng tin ở mọi người.
  • Nhà lãnh đạo phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi.
  • Nhà lãnh đạo giỏi phải hiểu lịch sử của tổ chức. Điều này đảm bảo với nhân viên rằng nhà lãnh đạo hoàn toàn nắm được những sự kiện trong quá khứ trước khi tạo ra những thay đổi cho tương lai.
  • Đặt những người có ảnh hưởng vào vị trí lãnh đạo.
  • Để cho mọi người thực sự làm chủ sự thay đổi bằng cách cung cấp thông tin, giải thích cho họ mục tiêu của những thay đổi, tìm kiếm những người tham gia vào quá trình thay đổi, nuôi dưỡng một cộng đồng mở, nhấn mạnh vào sự tin tưởng và cam kết để thay đổi và nuôi dưỡng sự nhiệt huyết, sự giúp đỡ, kinh nghiệm của những người thực hiện thay đổi.
  • Xây dựng một chương trình nghị sự để hỗ trợ quá trình thay đổi.
  • Tin tưởng rằng thay đổi sẽ diễn ra và không bao giờ là muộn để thay đổi.
V. Nguyên tắc thứ 5 : Giải quyết vấn đề.

Thuốc thử của nhà lãnh đạo là khả năng nhận ra vấn đề trước khi nó trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, khi nảy sinh vấn đề, những nhà lãnh đạo chân chính đều đã được chuẩn bị và sẳn sàng ứng phó với nó.

Làm sao để nhận biết vấn đề.

  • Trực giác. Những nhà lãnh đạo chân chính có thể cảm nhận được vấn đề trước khi nó trở nên rõ ràng.
  • Tính hiếu kỳ. Người luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
  • Quá trình. Thu thập thông tin và dữ liệu chính xác.
  • Trao đổi. Nhà lãnh đạo thực sự chia sẻ cảm nhận và những gì họ tìm kiếm được với những cộng sự và những người đi theo đáng tin tưởng.
  • Tài liệu. Định nghĩa và viết ra giấy rõ ràng về vấn đề gặp phải.
  • Đánh giá. Kiểm tra và đánh giá những tài nguyên sẵn có.
  • Lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo đưa ra quyết định cho vấn đề nảy sinh.
Các bước để giải quyết vấn đề.
  • Xử lý các vấn đề theo trình tự ưu tiên.
  • Xác định rõ vấn đề. Định nghĩa vấn đề bằng cách đặt đúng câu hỏi, hỏi đúng người, lấy đúng thông tin chính xác và tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề. Những vấn đề cần phải được giải quyết ở cấp thấp nhất ngay khi nó xuất hiện.
  • Chọn lựa những người có thể giúp đỡ trong quá trình giải quyết vấn đề.
  • Lập danh sách những nguyên nhân của vấn đề thông qua đặt đặt câu hỏi về nguồn gốc của vấn đề.Tìm cách tránh những vấn đề này trong tương lai.
  • Lên danh sách càng nhiều hướng giải quyết càng tốt.
  • Chọn lựa giải pháp tốt nhất bằng cách hỏi xem giải pháp nào có tiềm năng nhất, giải pháp nào được quan tâm nhất trong toàn tổ chức, giải pháp nào có động lực thúc đẩy và có thời hạn đi kèm và giải pháp nào có cơ hội thành công lớn nhất.
  • Thực hiện giải pháp tốt nhất tìm được.
  • Đánh giá giải pháp. Xác định những vấn đề có thể theo dõi được trong quá trình thực hiện giải pháp và đánh giá chúng.
  • Thiết lập các nguyên tắc hoặc chính sách để đảm bảo vấn đề không lặp lại trong tương lai.
VI. Nguyên tắc thứ 6 : Có thái độ đúng đắn tích cực

Không có thái độ tích cực đúng đắn, những nhà lãnh đạo không thể vươn tới được tiềm năng mà họ có.

Tại sao thái độ đúng đắn lại quan trọng?

  • Sự lãnh đạo có nhiều thứ để làm với tâm tính và có ít thứ để làm với chức vị của mình. Tâm tính của một nhà lãnh đạo quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới cách những người đi theo suy nghĩ và cảm nhận. Tạo ra một bầu không khí hợp lý sẽ khiến mọi người có những phản ứng hợp lý với nó.
  • Không ai có thể thành công với những suy nghĩ tiêu cực cả. Nhiều người tự hủy hoại mình chỉ vì suy nghĩ không đúng đắn và đánh mất lòng tự trọng của bản thân. Nhà lãnh đạo chân chính tin tưởng vào bản thân họ.
  • Thái độ của nhà lãnh đạo quyết định thái độ của những người đi theo họ. Làm sao để có được một thái độ tích cực
  • Đánh giá bản thân. Nhận ra những vấn đề về cảm nhận, cư xử, cách nghĩ.
  • Nhận ra những ý nghĩ đúng đắn. Có cam kết suy nghĩ đúng đắn trước mọi người và xây dựng một kế hoạch để thực hiện điều đó. Kế hoạch để suy nghĩ tích cực phải bao gồm :

-Viết ra những câu phát biểu về mong muốn suy nghĩ tích cực.
-Hoàn thành báo cáo về tiến độ thực hiện suy nghĩ tích cực.
-Nhận ra những người có thể tin tưởng.
-Hàng ngày đọc những tài liệu sách báo giúp cải thiện bản thân.
-Kết hợp với những người cũng suy nghĩ tích cực.
  • Kiên quyết thay đổi.
  • Cải thiện thái độ. Hãy nghĩ, “Tôi có thể, tôi sẽ và tôi là..”.
  • Ghi nhận. Bắt đầu thay đổi trong hành vi. Hành động theo đúng con người muốn trở thành. · Lặp lại. Biến những thay đổi trở thành thói quen. Một hành động lặp lại đều đặn sẽ trở thành thái độ.
  • Đổi mới. Sau một giai đoạn, thái độ tích cực được thay thế bằng những thái độ tiêu cực. Loại bỏ ngay những thói quen và cách nghĩ tiêu cực.
VII. Nguyên tắc thứ 7: Phát triển con người.

Nhà lãnh đạo thành công là người hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển con người, những người có thể giúp nhà lãnh đạo hiện thực hóa những giấc mơ và tầm nhìn.

Nguyên tắc phát triển con người.

  • Nghĩ đúng đắn về con người. Suy nghĩ tích cực về con người sẽ tạo nên một nhà lãnh đạo tích cực, trong khi suy nghĩ tiêu cực về con người tạo nên một nhà lãnh đạo tiêu cực. Những suy nghĩ đúng đắn về con người là :

-Mỗi người đều muốn cảm thấy quan trọng. Hãy làm cho mọi người thấy mình quan trọng.
-Mỗi người đề cần và phản đáp lại sự khích lệ. Mọi người sẽ làm việc tốt hơn và bỏ ra những nỗ lực lớn hơn dưới sự đồng thuận về mặt tinh thần.
-Mọi người chấp nhận nhà lãnh đạo trước khi họ chấp nhận vai trò lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Thẩm quyền, chức vị, thứ bậc của nhà lãnh đạo không thúc đẩy được mọi người. Chỉ có cá nhân người lãnh đạo làm được điều này.
-Mọi người nghĩ thành công là may mắn. Nhà lãnh đạo càn dạy những người đi theo rằng thành công chỉ là kết quả của kế hoạch đặt ra và nó xảy ra khi sự chuẩn bị tốt và những cơ hội gặp nhau.
-Con người được thúc đẩy một cách tự nhiên. Tạo một môi trường thân thiện thúc đẩy mọi người bằng các thừa nhận những cống hiến có ý nghĩa, khích lệ chia sẻ mục tiêu, nuôi dưỡng văn hóa của những thỏa mãn tích cực, nhận ra đúng người và đặt mức mong đợi rõ ràng.
-Tránh làm nhụt trí mọi người qua việc coi thường, phê phán trước mọi người và cắt lời ; lợi dụng hoặc sử dụng con người; trở nên kém nhạy cảm và không khích lệ những phát triển, tiến bộ cá nhân.
  • Hỏi đúng câu hỏi về mọi người. Điều này nghĩa là hỏi theo 6 câu hỏi dưới đây:

-Câu hỏi 1 : Tôi đang xây dựng con người hay tôi chỉ đang xây dựng giấc mơ của mình và sử dụng con người để thực hiện nó? Câu hỏi này nói về động cơ của nhà lãnh đạo khi mà lợi dụng và thúc đẩy tạo nên những điều hoàn toàn khác nhau. Lợi dụng là cùng hành động vì lợi ích của một người. Thúc đẩy là cùng hành động vì lợi ích chung.

-Câu hỏi 2 : Tôi đã sẵn sàng đương đầu với mọi người để tạo ra sự khác biệt chưa? Khi đối mặt với mọi người hoặc làm rõ vấn đề, quan sát 10 lời răn sau khi đối mặt:

1.Hãy thực hiện một cách kín đáo.
2.Hãy thực hiện ngay khi có thể. Điều đó sẽ tự nhiên hơn là chờ đợi trong một thời gian dài.
3.Chỉ đề cập một vấn đề tại một thời điểm. Đừng làm người khác quá tải với một “lô” các vấn đề.
4.Khi bạn đã đề cập một vấn đề thì đừng lặp lại nó nữa.
5. Chỉ giao việc cho người có thể thực hiện được. Nếu bạn giao việc cho người không thể thực hiện được thì sẽ phá hỏng mối quan hệ.
6.Đừng bao gời chế nhạo hay mỉa mai. Lời mỉa mai thể hiện bạn đang giận dữ với mọi người chứ không phỉa với hành động của họ, và bạn có thể khiến họ phẫn nộ.
7.Tránh dùng những từ như “luôn luôn” hay “không bao giờ”. Chúng thường không chính xác và tạo cho mọi người tư thế phòng thủ.
8.Nên phê bình bằng lời gợi ý hoặc câu hỏi nếu có thể.
9.Đừng xin lỗi vì cuộc gặp mang tính đối đầu. Xin lỗi sẽ làm giảm giá trị cuộc gặp đó và giá trị lời nói của bạn.
10.Đừng quên khen ngợi. Hãy sử dụng ba bước sau, mà tôi gọi là “bánh Sanwich” trong các cuộc gặp: Khen ngợi – Đương đầu – Khen ngợi.

-Câu hỏi 3: Tôi lắng nghe mọi người không chỉ bằng đôi tai? Tôi nghe nhiều hơn những điều họ nói? Đánh giá bản thân dữa theo những điều sau:
* Tôi có để cho người khác nói hết những điều họ muốn nói mà không ngắt lời không?
* Tôi có khách quan lắng nghe không?
* Khi viết một lời nhắn, tôi có chú ý lắng nghe và viết ra các ý chính và các cụm từ quan trọng không?
* Tôi có nhắc lại những điều người khác vừa nói để làm rõ ý của họ không?
* Tôi có thái độ thù địch và/hoặc bị kích động khi không đồng tình với ý kiến của người khác không?
* Tôi có bị phân tâm khi lắng nghe không?
* Tôi có cố gắng quan tâm đến những điều người khác đang nói không?

-Câu hỏi 4: Người này có thế mạnh gì? Khích lệ mọi người làm trong những lĩnh vực sở trường của họ.

-Câu hỏi 5 : Công việc này có phải là ưu tiên quan trọng của tôi? Đảm bảo mọi người luôn được khích lệ bằng cách cho họ thấy tầm quan trọng của những việc mà bạn yêu cầu họ làm. Thường xuyên sử dụng các từ khích lệ nhất trong tổ chức của bạn: “Nó sẽ làm nên sự khác biệt”. Tránh dùng các từ gây chán nản nhất : “Nó sẽ không tạo được bất kỳ sự khác biệt nào”.

-Câu hỏi 6 : Tôi có nói với mọi người về giá trị của mối quan hệ này không?
  • Phải nhận ra rằng để phát triển con người cần thời gian.
  • Hiểu rằng những kỹ năng là cần thiết để thành công. Lãnh đạo của các tổ chức lớn thừa nhận tính cách quan trọng nhất của những người trong vị trí lãnh đạo là khả năng làm việc với tất cả mọi người. Nhà lãnh đạo thành công với những kỹ năng về con người có những phẩm chất sau:
-Họ thừa nhận lỗi lầm và chấp nhận những hậu quả hơn là mắng mỏ người khác.
-Họ bình tĩnh và tự tin hơn là ủ rũ và hay thay đổi.
  • Lãnh đạo là làm mẫu. Mọi người làm những gì họ thấy.
  • Lãnh đạo người khác bằng cách nhìn thẳng vào mắt họ.
  • Nhưng nhà lãnh đạo phải quan tâm tới mọi người để phát triển họ thành công. Một cuộc khảo sát của phố Wall trong số 16 nghìn giám đốc, nhữn giám đốc rất thành đạt (khoảng 13%) quan tâm tới con người chẳng khác gì lợi nhuận. Những người thành đạt cỡ trung bình thì tập trung thực hiện công việc. Trong khi đó những người thành đạt ở mức thấp hơn chỉ quan tâm tới sự an toàn của chính họ.
  • Những nhà lãnh đạo chân chính tìm kiếm các cơ hội để phát triển con người.
  • Những nhà lãnh đạo tin rằng phát triển con người chính là phát triển tở chức. Chi phí lớn nhất trong phần lớn công việc kinh doanh chính là chi phí phát triển con người. Tài sản lớn nhất và giá trị nhất của công ty chính là con người. Các kế hoạch kinh doanh thành hay bại là do những người thực hiện nó.
VIII. Nguyên tắc thứ 8 : Tầm nhìn

Tầm nhìn là một bức tranh rõ ràng của người lãnh đạo về những gì nhóm của họ đang làm. Những nhà lãnh đạo vĩ đại biết nơi họ sẽ tới và thuyết phục mọi người đi theo. Nhưng những nhà lãnh đạo không bao giờ đưa mọi người đi xa hơn những gì họ đã đi tới. Nhà lãnh đạo thế nào, những người theo sau thế đấy.

Những điều cản trở tầm nhìn.

  • Được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo hạn chế. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn hạn chế hoặc thiếu khả năng để đạt được nó là những nhà lãnh đạo hạn chế.
  • Được dẫn dắt bởi những nhà tư tưởng cụ thể người không thể nhìn xa hơn những điều hữu hình.
  • Được dẫn dắt bởi những người giáo điều, những người chỉ biết đi theo những thông lệ.
  • Được dẫn dắt bởi những người thất bại triền miên, những người học từ những thất bại trong quá khứ và phát hủy nỗ lực thực hiện lại của mọi người.
  • Được dẫn dắt bởi những người thỏa mãn, những người đã trở nên tự mãn, hài lòng, dễ đoán biết trước được và yên ổn.
  • Được dẫn dắt bởi những người yêu thích truyền thống.
  • Được dẫn dắt bởi những người nhìn thấy khó khăn trong bất cứ sự thay đổi hoặc giải pháp nào.
  • Được dẫn dắt bởi những người sống chỉ vì bản thân họ.
  • Được dẫn dắt bởi những người bi quan. Thiết lập môi trường cho tầm nhìn
  • Vun sới cho lòng tin bằng cách kết nối tầm nhìn của tổ chức với mục tiêu cá nhân của những người đi theo.
  • Giải thích rõ tầm nhìn. Khiến mọi người hiểu, đánh giá cao và nhìn thấy rõ tầm nhìn. · Chia sẻ những cơ hội và khả năng vô tận của tầm nhìn với mọi người.
  • Tiếp sinh lực. Luôn đảm bảo hy vọng và nhiệt huyết tồn tại.
  • Phát triển nỗ lực của mọi người. Thử thách những người đi theo vượt qua những trở ngại. · Cho php những người đi theo phát triển khi họ theo đuổi viễn cảnh.
  • Hiện thực hóa tầm nhìn đòi hỏi thời gian. Dành thời gian để nhìn nhận lại và tiếp sinh lực cho mọi người trên con đường tiến tới viễn cảnh.
  • Cung cấp cho những người đi theo hướng đi họ cần, nơi bắt đầu và con đường để đi theo. · Cùng mọi người theo đuổi viễn cảnh. Điều này đúc kết nên sự cam kết giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo.
  • Làm cho mọi người hiểu rõ vai trò của họ và những đóng góp giá trị của họ cho tầm nhìn.
IX. Quy tắc 9 :Tự kỷ luật.

Những nhà lãnh đạo kiểm soát cuộc sống của họ và điều khiển những lĩnh vực mang tới cho họ sự thành công và thất bại.

Phát triển kỷ luật cá nhân.

  • Hãy bắt đầu với chính bạn. Đối mặt với những vấn đề nội tại.
  • Hãy bắt đầu sớm. Làm những việc phải làm, khi nó cần phải hoàn thành cho dù bạn có thích hay không.
  • Hãy bắt đầu từ việc nhỏ. Từng bước từng bước một.
  • Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Hành động ngay. Chuyển những ý nghĩ tốt đẹp, những ý tưởng hay và những mục đích tốt thành hành động
  • Tổ chức. Lên sơ đồ nhưng việc bạn muốn thực hiện trước để khi tới thời điểm công việc cần hoàn thành thì mọi thứ không bị loạn lên.
Cách tổ chức

  • Thiết lập thứ tự ưu tiên rõ ràng.
  • Lên lịch cho những ưu tiên đó.
  • Đặt một khoảng thời gian nhỏ cho những điều không mong đợi.
  • Chỉ thực hiện 1 dự án tại một thời điểm.
  • Tổ chức không gian làm việc của bạn.
  • Làm việc theo cảm xúc của bạn nhưng đừng để nó trở thành lý do khi bạn không hoàn thành tốt công việc.
  • Sử dụng cả thời gian lái xe cho các công việc nhẹ nhàng và phát triển bản thân.
  • Phát triển một hệ thống phù hợp cho công việc của bạn
  • Có kế hoạch cho những phút giải lao giữa cuộc họp
  • Hướng vào kết quả chứ không phải quá trình.
  • Sẵn sàng đón nhận trách nhiệm. Nhận trách nhiệm về bản thân và nhưng việc mình làm. Có trách nhiệm với nhân viên và là người làm việc dựa trên phẩm chất cá nhân chứ không phải theo cảm xúc. Bảng dưới đây là sự khác biệt giữa người được hành động theo tính cách và người hành động theo cảm xúc:
HÀNH ĐỘNG THEO TÍNH CÁCH:

  • Thực hiện rồi mới thấy thoải mái.
  • Dựa trên cam kết
  • Quyết định dựa trên các nguyên tắc
  • Hành động kiểm soát thái độ
  • Tin rồi thấy.
  • Tạo ra động lực.
  • Hỏi "Trách nhiệm của tôi là gì?"
  • Tiếp tục tiến lên khi phát sinh vấn đề.
  • Kiên định.
  • Là nhà lãnh đạo.
HÀNH ĐỘNG THEO CẢM XÚC

  • Cảm thấy thoải mái rồi mới thực hiện.
  • Dựa trên sự thuận lợi.
  • Quyết định dựa trên sự ưa thích.
  • Thái độ kiểm soát hành động.
  • Thấy mới tin.
  • Chờ đợi động lực.
  • Hỏi "Quyền lợi của tôi là gì?"
  • Bỏ cuộc khi phát sinh vấn đề.
  • Không vững vàng.
  • Là người theo sau.
X. Quy tắc 10 : Đội ngũ chiến thắng.

Sự phát triển và trưởng thành của mọi người là mong muốn cao nhất của nhà lãnh đạo.

Tạo một đội ngũ chiến thắng

  • Đội chiến thắng có những nhà lãnh đạo tài ba.
  • Đội chiến thắng tiến lên trong môi trường thành công.
  • Nhà lãnh đạo xuất sắc hiểu được nhu cầu cơ bản của con người.
  • Nhà lãnh đạo tài ba luôn kiểm soát được 3 vấn đề lớn : Tài chính, nhân sự và kế hoạch. · Nhà lãnh đạo xuất sắc tránh “bảy sai lầm chết người”:
1. Cố gắng để người khác thích mình hơn là tôn trọng mình.
2. Không cần lời khuyên và sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm.
3. Làm thui một nhân tài khi coi trọng quyền lực hơn kỹ năng.
4. Phê bình không có tính xây dựng.
5. Không nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên.
6. Đối xử với mọi người như nhau.
7. Không kịp thời cung cấp thông tin đến mọi người.

  • Đội chiến thắng chọn những người tài.
  • Đội chiến thắng giúp các thành viên thành công hơn
  • Đội chiến thắng không ngừng hoàn thiện.
Hải Đăng (Developing the leader within you)

LET Team - Lead Eagles - Big Dreams - Kỹ năng lãnh đạo
 
×
Quay lại
Top