Phân tích tình tiết cốt truyện chính trong Conan – lỗi dịch của nhà xuất bản Kim Đồng

@toanNQT Again, không phải lỗi nhỏ, đây là bộ truyện mà nhỏ rất dễ xé ra to :v. Trước giờ có không ít những người kêu tác giả lẩm cẩm do các tập mâu thuẫn nhau mà không biết lỗi thực ra nằm ở người dịch :v.
@3dkankita Hell quy ẩn rồi, nên cái đề tài này chưa rõ có ai làm tiếp được không nữa :v.
 
Hiệu chỉnh:
hay quá
sau khi luyện từ đầu tới chap mới nhất thì đọc cái này cứ như được nhắc lại 1 cách thông suốt
bây giờ chuyển sang coi Movie vì trước giờ cứ nghĩ k liên quan tới truyện ai dè giờ có liên quan rồi :'(
Hell có thời gian thì cày tiếp sự nghiệp này nha, có ích cho fan Conan lắm luôn
 
Các bạn mở bài phân tích và chap truyện thành 2 cửa sổ song song để đọc nhé.:p

- Từ series này trở đi, mình không nói rõ lỗi dịch của Kim Đồng ở đâu, một là vì không nên nhắc nhiều về lỗi dịch của họ (tiếng Nhật cách đây mười mấy năm rất khó đối với người Việt), hai là mình không có thời gian để rà phần lỗi, chúng ta nên chú trọng vào cốt truyện chính thì hơn.

- Gosho để gợi ý trong từng câu thoại, bao gồm gợi ý tường minh logic với mạch suy luận và cả những gợi ý ẩn dụ. Những lỗi dịch làm sai mạch truyện khá nhiều. Nhưng dù nhà xuất bản Kim Đồng dịch đúng nghĩa tổng quát/cơ bản thì phần gợi ý vẫn bị mất. Do đó chốt lại một điều: nếu đọc bản dịch của Kim Đồng thì chúng ta rất khó xâu chuỗi được mạch truyện và càng không thể tìm được những gợi ý của Gosho.

Series 66 (chap 231-233/vol.23-24): người đàn ông bị kết tội oan – đội thám tử nhí tập kịch ở bảo tàng nghệ thuật Haido

- vào buổi chiều 1 hôm nọ, đội thám tử nhí lẻn vào khu nhà hoang của bảo tàng nghệ thuật Haido để tập kịch, chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ ở trường.

- đoạn đối thoại của Haibara và Conan: “không còn nghi ngờ gì nữa… cô ấy đã bắt đầu nghi ngờ thân phận thật của cậu rồi… đừng cố gắng giấu giếm….” khiến chúng ta tưởng rằng họ đang nói về Ran. Đột nhiên chuyển thành lời tỏ tình của Haibara dành cho Conan, cuối cùng lòi ra rằng họ đang tập kịch Kamen Yaiba :v => đây là dự báo về chuyện Ran nghi ngờ Conan ở tập 25-26, đồng thời là gợi ý nửa vời/mập mờ về tình cảm mà Haibara dành cho Conan.
-------------231-02

=> đây cũng là gợi ý cho thấy Kamen Yaiba được ví với Conan => kẻ thù của Kamen Yaiba là 1 tổ chức xấu xa với Nam Tước Khoai Tây là trùm, có thể được ví với tổ chức đen và ông trùm Renya. Cái tên “Nam tước Khoai tây” khá là buồn cười, nhưng có một điểm khá thú vị: từ “Baron” trong tiếng anh có nghĩa là “nam tước” nhưng cũng có nghĩa là “nhà đại tư bản” => Nam tước bóng đêm có thể được ví với một nhà tư bản/đại tài phiệt hoạt động trong bóng tối, gợi nhớ đến Karasuma Renya, các nhà tài phiệt bí ẩn, các nhà tư bản có quyền lực (Amanda Hughes). Khoai tây gợi nhớ tới Mary (cuộc gặp gỡ 10 năm trước – 972-974: Mary đã gọi món khoai tây chiên là “chips” nên để lộ gốc gác Anh quốc của mình trước Yukiko). Thú vị ở chỗ là sau vụ bãi biển của Mary kết thúc thì series tiếp theo Wakita xuất hiện, kèm theo những gợi ý về Kamen Yaiba
(lưu ý: Kamen Yaiba khác bộ truyện Yaiba)

- Mitsuhiko làm đạo diễn và chê Conan diễn tệ “cậu phải tỏ ra ngạc nhiên hơn chứ, đây là cảnh Kamen Yaiba nhận được lời tỏ tình từ một nữ điệp viên đã phản bội tổ chức xấu xa của mình, vậy nên nó sẽ phải gây ấn tượng cực độ” => nữ điệp viên được ẩn dụ với Shiho/Haibara. Vì thế những gợi ý Kamen Yaiba trong các tập về sau cần được chú ý. Kamen Yaiba thường chứa những gợi ý quan trọng về BO, và chúng nằm rải rác ở khắp bộ truyện, đây là kiểu gợi ý quen thuộc chứ không xa lạ và không quá đặc biệt đối với các fan ruột. Gợi ý trong vụ của Wakita là 1 ví dụ điển hình.

- Haibara quá hợp vai vì gần trúng với hoàn cảnh của cô. Còn Conan là một tên ghét diễn xuất chính hiệu, bằng chứng là thái độ chán chường của Shinichi lúc bị Yukiko bắt đóng vai ngài Ikkyu (chap 978)

- Mặt Conan đơ ra chẳng ngạc nhiên gì cũng dễ hiểu, mãi đến các tập sau này mà Conan còn không hiểu tình cảm/thái độ của Haibara dành cho cậu nữa là. Hint của cặp CoxAi chỉ được thả ở những tập truyện đầu từ lúc Haibara xuất hiện cho đến khoảng tập 42, theo thời gian ngày càng nhạt dần, về sau Haibara ủng hộ chuyện tình của Shin-Ran, cô rất biết ơn Ran đã bảo vệ mình trước nòng súng của Vermouth, gần nhất Haibara thể hiện sự hâm mộ cuồng nhiệt dành cho Higo. Mối quan hệ gần như tam giác tình yêu giữa 3 người họ đã được giải quyết tương đối ổn thỏa.

- Conan có nhắc đến Morotaro (cậu bé quả đào) và Issun Boshi (cậu bé tí hon). Đọc thêm tại các web sau:
https://truyencotich.vn/truyen-co-t...mo-tarou-cau-be-anh-hung-sinh-tu-qua-dao.html
https://www.youtube.com/watch?v=_NYNwRVxl4I
https://www.youtube.com/watch?v=R7R5Ws2tu9s
=> hãy nhớ là những điều tưởng chừng vớ vẩn, ngây ngô, trẻ con, đơn giản lại có thể chứa các bài học quý giá và những hàm ý sâu xa.

- Genta đã đóng vai Nam Tước Khoai Tây. Genta mập, lúc ban đầu mới lập nhóm cậu ta hay dùng giọng đại ca/trưởng nhóm để nói chuyện với các thành viên khác. Renya không mập ú như mấy gã béo khác nhưng thân hình cũng khá tròn trịa. => Gosho có thể dùng bất cứ nhân vật nào để gợi ý ẩn dụ về ông trùm Renya và tổ chức đen.
- Cũng như việc mình đeo kính màu đỏ thì thấy các vật xung quanh đều màu đỏ, đeo kính màu xanh thì thấy các vật đều màu xanh. Những bất đồng quan điểm xảy ra đều là do những cách nhìn chủ quan của mỗi người, như là những cặp mắt kính màu đủ loại. Ai cũng cho rằng mình đúng, nhưng tại sao lại không thống nhất với nhau? vì đó chỉ là cái đúng tương đối mà thôi (đúng so với cái gì đó). Mình đưa quan điểm “tất cả các chi tiết trong truyện đều có thể liên quan đến tổ chức đen” vào lúc đọc chap Conan. Vì thế mình không cảm thấy thiếu tình tiết về tổ chức đen. Và thực sự mình đã tìm được những gợi ý ẩn dụ rất thú vị.

- “Nói đến nhà hoang là phải nghĩ đến cảnh tội phạm và cảnh sát rượt đuổi và đọ súng chứ?” => nhà hoang là địa điểm đáng lưu tâm khi suy luận và phân tích vụ án. Gợi nhớ đến chỗ Ác quỷ đường phố/Vermouth lúc gặp Shinichi và Ran, nơi Scotch tự sát,…

- Miệng của Conan linh thấy rõ, mới nói là xảy ra ngay.

- Ayumi sẽ đứng nhất nếu bình chọn “nhân vật nào bị bắt làm con tin nhiều nhất trong DC?”, tội nghiệp cô bé bị sốc mấy phen, có lúc ngất xỉu luôn. 1 lần ở chap 231 này, lần tiếp theo là trong vụ mỏm đá (được Subaru cứu), sau đó là trong vụ đốt lều (Wakasa cứu), thêm 1 lần trong movie 18 (bị tay bắn tỉa Kevin Yoshino bắt, được đội thám tử nhí và Ran cứu)

- Những cảnh hành động như thế này, hiện giờ bác Gosho và các trợ lí không thể vẽ nhiều được nữa (nếu không muốn nói là họ ngán vẽ mấy cảnh này). Có lẽ Zero’s tea time, ngoại truyện anine Conan và movie Conan mới đáp ứng được những cảnh hành động cho các fan.

- Cảnh bắn súng phát nào trúng phát đó cực ngầu của Sato. Đội thám tử nhí thấy ồ lên ngưỡng mộ và khen Sato “siêu quá”.
=> thể hiện tài năng của mình trước mặt người khác một cách tự nhiên (không phải với ý đồ muốn khoe khoang/muốn nghe khen ngợi) thì sẽ cổ vũ và khích lệ người khác cố gắng rất nhiều. Nhiều lúc người khác không xem trọng và không nghe lời ta khuyên vì ta hành động không giỏi như cái miệng đã nói.

- “đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”, nhìn mặt hiền lành chứ thực ra rất cáo. Ngược lại những người nhìn mặt bặm trợn, đáng sợ, lạnh lùng lại có thể là người tốt bụng, âm thầm giúp đỡ người khác. Hình tướng bên ngoài là thứ khiến chúng ta dễ mắc lừa và sa bẫy nhất. Thực tế những người làm việc ác càng nhiều một khi thay đổi quay về hướng thiện thì lại càng trở thành người tốt, rất thấu hiểu và quan tâm người khác.
- Nhưng không phải thấy một người thân thiện, vui vẻ, quan tâm mọi người thì liền cho rằng người đó giả nai thánh thiện, đang có âm mưu gì đó, “thả con tép bắt con tôm”, bla bla. Có thể người đó ban đầu là người tốt, nhưng một thời gian trải qua sự nghi kỵ và thái độ đối xử không đúng đắn mà thật sự biến thành người xấu.

- Ngoài đời thật, trường hợp bị phán tội oan, bị ngồi tù oan cũng xảy ra nhiều. Vụ của ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan trong 10 năm từng gây chấn động dư luận năm 2013-2014. Luật pháp trên thế gian chẳng hề công bằng.

- Lần này Takagi chỉ là để tội phạm hụt chạy mất, sau đó đã minh oan cho ông ta nên anh vẫn làm “trợ lí thanh tra” (bậc 7). Nhưng lần tiếp theo (296-298/tập 30), Takagi đã để cho tội phạm bị giết lúc đang áp giải về sở. Thế là Takagi bị giáng cấp thành “trưởng phòng tuần tra” (bậc 8). Phải nói rằng nếu không có sự giúp đỡ của Conan và mọi người thì Takagi nhiều khả năng bị đuổi khỏi ngành lâu rồi. Haibara ngăn cản Conan thông qua Takagi để điều tra địa chỉ mail của ông trùm là rất chính xác, nếu để cho anh chàng Takagi vừa cả tin vừa hậu đậu này dính đến tổ chức thì chỉ có mà mang họa sát thân.

------------231-13

- Khi được giới thiệu trong manga thì Sato và Takagi ngang cấp nhau, Sato (26 tuổi) là đàn chị hơn Takagi 2 tuổi. Nên họ luôn xưng hô với nhau là “Sato-san” và “Takagi-kun”. Sau này Shiratori có nói chừng nào 2 người họ chưa bỏ “kun” và “san” thì anh sẽ còn theo đuổi Sato.

- Sato động viên Takagi hãy tin vào bản thân, Takagi cảm động đỏ mặt, nhưng rồi nhớ lại vụ trước và nghĩ rằng người mà Sato thích là Megure, lúc đó mặt Takagi liền xịu xuống.

- vì muốn ông Higashida kịp giờ lên máy bay, Takagi phải điều tra 1 cách bí mật. Khi bị công nhân hỏi, Takagi đành phải nói dối rằng đang chơi trò điều tra cùng bọn nhóc vì bị nghiện phim. Takagi đã lấy tên các nhân vật trong phim để gọi bọn nhóc: Takayama Toshiki, Oshita Yuji trong “Abunai Deka”; Aoshima Shunsaku, Onda Sumire trong “Bayside Shakedown”; và Sasho Taeko trong “Sasho Taeko – Saigo no Jiken”

- Sato từ vụ án lần trước đã tin tưởng và đánh giá cao năng lực của Conan. 1 trong những điểm phi lí của DC đó là mặc dù đã cùng điều tra rất nhiều vụ án với Conan, các cảnh sát vẫn chưa bao giờ nghiêm túc điều tra và đặt nghi vấn về sự thông minh bất thường của cậu.

- thấy Takagi đội mũ và đeo kính râm để ngụy trang, Ayumi nói anh giống “gangster” (tội phạm có vũ trang/ Yakuza ở Nhật)

- Các sự kiện, nhân vật, địa điểm được nhắc đến trong các chap đầu của vụ án thì bao giờ cũng được nhắc lại trong phần phá án. => độc giả không cần phải nghĩ đến các giả thuyết xa vời, chỉ cần bám vào các gợi ý ở những chap trước thì sẽ suy ra được trên 70% lời giải của vụ án

- “tropical rainbow” – loại thuốc nổ mà khi phát hỏa sẽ tỏa ra ánh sáng 7 sắc cầu vồng. Có thể đây chính là nguồn gốc để chế trái bóng pháo hoa mà Conan dùng trong các movie gần đây. Vì Agasa nhắc đến pháo hoa nên Conan không nghĩ đó là trái bom để phá hủy bảo tàng. 7 sắc cầu vồng là lại liên quan đến số 7 và vụ án ở tập 24.

-------------232-08---

- công nhận đám nhóc này hợp với nghề thám tử, mới nhỏ mà đã nói dối và phịa chuyện như thật :v. Nói dối thì mới điều tra được sự thật (trong trường hợp người đó không phải thánh), bởi khi bị lừa thì người ta mới vô tình tiết lộ sự thật.

- không liên lạc được với Sato và Takagi, Shiratori suy đoán họ bị nghi phạm khống chế. Chưa có bằng chứng gì cả mà Megure đã kết luận nghi phạm hại Sato, kết quả nguyên một dàn cảnh sát nam – những người yêu quý Sato nhốn nháo cả lên, họ kéo 1 binh đoàn đi giải cứu như thể đang ra trận đánh giặc. =)) Có cảnh sát còn gọi Sato là “Miwa-chan”. Bao nhiêu tội phạm đang nhởn nhơ, thế mà các cảnh sát sở thủ đô lại lao nhao lố nhố như vậy chỉ vì 1 nữ cảnh sát (thông tin thì chưa chứng thực, với cả họ quên mất Sato có võ và súng rồi sao?), khúc này và khúc theo dõi hẹn hò trong công viên giải trí là 2 cảnh hài hước nhất của các cảnh sát sở Tokyo. Vì mạch truyện về sau những thám tử đáng gờm xuất hiện ngày một nhiều, nên DC trở nên nghiêm túc và khô khan hơn. Những trò lố như trong vụ này đã không còn nhiều đất diễn nữa.
---------------232-10---------

- Sato tin Higashida vô tội và muốn minh oan cho ông 1 phần là do cảm tính, Sato đã bị mất cha từ khi còn nhỏ, cô đồng cảm với con gái của ông Higashida, muốn họ đoàn tụ và làm lành với nhau. Từng trải qua đau khổ và mong muốn người khác không bị giống mình là một tư tưởng cao đẹp và đáng quý

- Vụ này còn đề cập đến giấy đăng kí kết hôn, gợi nhớ đến cặp Shukichi & Yumi. Những vụ về Yumi thường hay có mặt Sato. => Gosho đã lấy chi tiết này làm ý tưởng cho vụ án đơn đăng kí kết hôn (945-947). Không nên nghĩ rằng Gosho bị bí ý tưởng về cốt truyện chính. Hơn 1000 chap đã chứa rất nhiều tư liệu để xây dựng cốt truyện chính. Cái mà ông thiếu là dữ liệu để tạo ra các vụ án lẻ tẻ để giấu cốt truyện chính trong đó.

- Các bạn có thể hình dung rằng cốt truyện chính là 1 bức tranh xếp hình lớn với đầy màu sắc. Nội dung là về khu rừng sương mù có bầy quạ đen, bầy sói,… và nhiều chi tiết sinh động khác. Gosho tạo ra những bức tranh nhỏ có những mảnh ghép gần giống với mảnh ghép của bức tranh lớn, rồi ông trộn lẫn mảnh ghép bức tranh lớn vào đống mảnh ghép của bức tranh nhỏ. Độc giả chính là người ghép tranh. Muốn ghép được bức tranh lớn thì phải ghép các bức tranh nhỏ để tìm các miếng ghép. Muốn hiểu cặn kẽ về cốt truyện chính, độc giả cần hiểu hết về các vụ án lẻ tẻ.

===============================
- ở chap trước dàn cảnh sát đi giải cứu người đẹp Sato nhìn lao nhao không chịu nổi, nhưng sang trang bìa của chap 233 này lại trở nên hợp lí hơn, Sato và Higashida đang trong tình trạng SOS, nhóm phá bảo tàng không biết còn 2 người bên trong, nhóm Takagi biết 2 người đó kẹt bên trong nhưng không biết bảo tàng sắp bị phá hủy

- Một viên cảnh sát gọi điện báo tin về Takagi cho Megure, nhưng lại bị Megure chửi cho muốn điếc lỗ tai “Đồ ngốc! Làm gì có gã cảnh sát nào dẫn theo trẻ con trong khi đi tìm nghi phạm chứ!?” => báo cáo đúng sự thật mà lại lãnh kết cục vậy đó. Sự thật thôi chưa đủ, sự thật đó phải đến đúng lúc, đúng đối tượng (có thể hiểu và tin được), đúng về cách diễn đạt nữa.

- Thấy Higashida khóc vì không sắp hết thời gian, Sato an ủi ông “dù không kịp đưa ông đến chỗ con gái, nhưng vẫn còn cơ hội chứng minh ông vô tội
=> Trong cuộc sống nhiều lúc ta cần biết đủ. Ví dụ hoàn cảnh của Higashida trong vụ này, ông ấy thoát chết khỏi vụ nổ bom cầu vồng là đã tốt rồi, được chính minh vô tội là lại thêm phần may mắn, còn nếu đến kịp chuyến bay để dự đám cưới con gái nữa thì phải nói là quá diễm phúc và may mắn. Higashida đã nhận được một kết thúc trọn vẹn mà ở ngoài đời rất ít xảy ra.

- Biển hiệu lắp đồng hồ đếm ngược có ghi chữ “vĩnh biệt bảo tàng mĩ thuật Haido – tới giờ nổ còn 34 phút 07 giây” => 3+4=7, toàn đề cập đến số 7. Thậm chí có thể làm hẳn một topic để bàn về số 7 trong Conan ấy chứ. Ở đây mình nói những ý chính.
- Ý nghĩa rộng lớn và sâu xa của số 7:
+ Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “số 7 là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Hoa.
+ Số 7 số may mắn theo văn hóa Trung Hoa (số 7 được phát âm giống với từ “hồi sinh” và “cuộc sống”), biểu tượng của sự gắn bó, là dấu hiệu cho một mối quan hệ tốt đẹp.
+ Số 7 cũng là con số tượng trưng cho vũ trụ, là sự kết nối với bầu trời và trái đất, trong đó bầu trời được tượng trưng bằng số ba, và trái đất được tượng trưng bằng số bốn.
+ Số 7 cũng là con số xuất hiện xuyên suốt trong lịch sử loài người. Ví dụ như là 7 kỳ quan cổ đại của thế giới, 7 ngày trong một tuần, 7 vòng tròn của vũ trụ, 7 tội lỗi chết người (trong Kinh Thánh Kitô giáo), 7 nốt nhạc cơ bản, 7 màu của cầu vồng, 7 châu lục, 7 ngôi sao của chòm sao Bắc Đẩu…
+ Có 7 vị chính : chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nồng.
+ Có 7 loại quân trên bàn cờ tướng: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
+ Hàng năm Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7 âm lịch.
+ Số 7 trong Kitô giáo:
++ Đức Chúa Trời hiện thân ở ngày thứ 7 trong chuỗi 7 ngày tạo dựng của Đức Chúa Trời.
++ Eva cũng được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái).

+ số 7 trong Phật học:
++ Đức Phật đi 7 bước khi đản sanh
++ Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm thì con số 7 dụ cho sự bao hàm của toàn thể vũ trụ như: trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa.
++ 7 đại (đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức), 7 báu (vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não), 7 thánh pháp (đức tin, giới hạnh, biết hổ thẹn, biết xấu hổ với chính mình, nghe nhiều biết rộng, trí tuệ sáng suốt, buông bỏ mọi thứ chấp giữ), 7 vị Phật (trong chu kỳ tạo lập thế giới, trong đó đức Phật Thích Ca là vị Phật thứ 7), 7 thánh quả (thánh Nhập lưu/Thất Lai, thánh Nhất Lai, thánh Bất Hoàn, thánh Ứng Chân/A-la-hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật).
++ sau khi chết, cứ 7 ngày thì thần thức sẽ tỉnh ra một lần, tuần chung thất (7 tuần x 7 ngày = 49 ngày).
++ thất tình trong “thất tình lục dục” (7 cảm xúc của con người: mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn/sợ)

+ số 7 trong quan niệm, văn hóa của người Nhật:
Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật.
Văn hóa Nhật Bản có “7 vị thần may mắn” (thất phúc thần): Ebisu (thần phù hộ người đi biển và nhà nông), Daikokuten (thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng), Bishamonten (thần chiến tranh, bảo vệ hòa bình), Benzaiten (thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp), Fukurokuju (thần Phúc-Lộc-Thọ), Jurojin (thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ), Hotei (thần của tiền tài, phước lộc, thịnh vượng, trường thọ).
Số 7 cũng gắn liền với lễ kỉ niệm sự sống và cái chết của con người. Người Nhật thường tổ chức lễ mừng 7 ngày sau sinh của trẻ con. Ngược lại, người ta cũng cho rằng 7 ngày là khoảng thời gian cần thiết để linh hồn người chết đi tái sanh. Nhiều lễ hội của Nhật cũng được tổ chức liên quan đến số 7 như ngày lễ 7-5-3 của trẻ con hay lễ Tanabata vào 7/7.

=> Ebisu được nhắc đến trong vụ của Wakasa Rumi (966-968), Daikoku là tên tòa nhà mà các thành viên tổ chức đen gặp mặt, nó bị nổ tung ở cuối vụ của Tequila (chap 116 – tập 12), Bishamonten được nhắc đến trong vụ chim gõ kiến mà Kuroda xuất hiện (913-917 – tập 86). Trong vụ người cá nói về chuyện trường sinh, các nhân vật được đặt theo tên của các vị thần trong Thất Phúc Thần, tới đó mình sẽ nhắc lại.

- Ý nghĩa số 34: Trong dãy số thì số 34 mang ý nghĩa gì? Ý nghĩa số 34 là gì? Theo quan niệm người phương Đông thì số 34 có ý nghĩa từ sự kết hợp giữa số 3 ( biểu thị cho sự kiên định, vững chắc) và số 4 ( biểu thị cho những điều tư nhiên, như một chân lí trong cuộc sống). Từ đó, chúng ta chỉ hiểu đơn giản ý nghĩa số 34 là mang nhiều tính tích cực.

=> những người tổ chức sự kiện đặt mốc thời gian là “34 phút 7 giây” là mong một khởi đầu mới tốt đẹp sau khi dẹp bỏ bảo tàng.

- Bảo tàng được 40 năm tuổi trước khi bị phá hủy. 40 năm trước là mốc thời gian mà Agasa gặp Fusae.
- Sato bắn hết đạn trong khẩu súng, đến lúc cấp bách không có để xài. => chớ có sử dụng và tiêu xài hoang phí bất cứ thứ gì, đến lúc cần thì lại kiếm không ra. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Lần tỏa sáng hiếm hoi của Agasa (mặc vét, thắt nơ, chỉnh chu từ trên xuống dưới, phát biểu dõng dạc trước nhiều người) đã đi tong vào giây quyết định, là do “phước” của ai thế không biết. Đùa thôi, 2 mạng người quý hơn cái vẻ ngoài và danh tiếng của Agasa rất nhiều.

- trò đếm ngược cũng là 1 sở thích của Gin, hắn thường hay bảo Vodka đếm ngược trước khi bóp cò bắn chết ai đó.

- công nhận đầu của các nhân vật trong DC rất cứng, đá cỡ nào cũng không bị chấn thương. Xỉu xong tỉnh dậy th.ì hoàn toàn bình thường.

- Conan nói: “Khi việc “bác Higashida là hung thủ” đã như là một câu trả lời rành rành trước mắt rồi… Thì chỉ có niềm tin về việc bác ấy hoàn toàn vô tội mới có thể làm nên sự khác biệt…” => Khi việc nào đó đã như là một câu trả lời rành rành trước mắt rồi… Thì chỉ có niềm tin rằng sự thật hoàn toàn trái ngược thì mới có thể làm nên sự khác biệt…
=> niềm tin vô cùng quan trọng, đặt niềm tin sai chỗ là đau khổ cả một đời.
=> có vẻ các nhân vật chính thường có khả năng “thông não” cho những nhân vật khác.

- Megure mắng Sato “bọn ta không đáng tin đến thế cơ à” => nói làm sao đây, có lẽ vậy =)), nếu đặt niềm tin thì chắc hên xui 50-50

- Bố của Sato Miwako – Sato Masayoshi là giám đốc phòng điều tra tội phạm/chánh thanh tra cấp cao (bậc 4, hơn Kuroda hiện tại 1 bậc), ông chết năm 32 tuổi lúc Miwako đang học tiểu học.

- Sato xem Megure như bố mình, bị Megure mắng cỡ nào cũng ráng nghe chứ không hề nói xấu sau lưng ông ấy.
- Nghe Sato nói thích Megure như bố, Takagi vui như mở cờ trong bụng.

- Đội thám tử nhí chuyển vở kịch từ viễn tưởng (Kamen Yaiba) sang hình sự (vụ án ông bố bị đâm chết). Conan và Mitsuhiko đóng vai cảnh sát hay thám tử gì đó, Haibara đóng vai nữ cảnh sát (trang phục giống của Sato), Genta đóng vai ông bố mập (có râu, gần giống Megure), Ayumi đóng vai con gái.
 
Chào các bạn. Vừa rồi mình có trao đổi với Hell qua face về vụ "1/2 đỉnh điểm", nên mình muốn mở 1 cuộc thảo luận ở đây luôn. Để có thêm nhiều ý kiến từ mọi người, làm cho chúng ta hiểu hơn về dịch thuật.
Qua trao đổi với Hell và những gì Hell viết:
- Đây là series khá khó hiểu, Kim Đồng còn để note mong độc giả thông cảm nếu có sai sót. Thật ra chỉ cần nắm nguyên tắc: vụ nào có mật mã về chữ cái tiếng Nhật thì không được việt hóa hoàn toàn mà phải để note. Kim Đồng việt hóa hoàn toàn với mong muốn người đọc hiểu được nội dung và cảm thấy thú vị, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại.
Không hề. Hell nói sai rồi. Mình thấy Hell chưa thật sự hiểu về dịch thuật. Và mình ủng hộ phương pháp giải quyết của Kim Đồng đó là việt hóa.
Đầu tiên chúng ta hãy đọc về lí thuyết dịch thuật, đây là 1 bài viết rất hay:
gokuraku-shujo.blogspot.com/2015/04/khai-quat-ve-dich-game.html
(các bạn thêm https mình ko dẫn link được vì không phải thành viên cao cấp)
Vì sao lại có hiện tượng này? Vì game cũng là một tác phẩm truyền tải nội dung như phim ảnh hay tiểu thuyết, nên ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng. Khi nhà sản xuất viết lời thoại cho game bằng thứ tiếng mẹ đẻ của họ thì hẳn không có gì để bàn nhiều, nhưng khi nó được dịch sang thứ tiếng khác thì phải bảo đảm các yếu tố sau:

1. Tính trung thực (dịch chuẩn xác, không được sai nghĩa)
2. Tính lưu loát (câu cú gãy gọn, nghe lọt tai, nhìn đẹp mắt, đi vào lòng, nằm lại trong đầu)
3. Tính địa phương (hợp với tư duy của đối tượng tiếp nhận)

Thoạt nhìn thì ai cũng thấy tính trung thực là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng một bản dịch hay thì phải bảo đảm cả 3 yếu tố. Và giữa 3 yếu tố này lại có những mối quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, không thể tách rời, xem nhẹ bất kỳ yếu tố nào trong số này. Nếu một bản dịch không đáp ứng được 3 yếu tố này ở mức độ tối thiểu thì sự ra đời của một bản dịch khác là điều hiển nhiên. Cả 3 yếu tố sẽ được phân tích lần lượt ở phần dưới cùng mối liên hệ giữa chúng. Các ví dụ đều lấy từ những game nổi tiếng, gần gũi với đa số gamer.
Vậy chúng ta đã hiểu được 1 bản dịch hay, tốt cần phải đảm bảo làm tốt CẢ 3 tính chất trên và không thể xem nhẹ yếu tố nào, không phải trong mọi trường hợp cứ ưu tiên tối đa tính trung thực là tốt, mà còn phải khéo léo tùy chỉnh (tăng thêm hay giảm nhẹ) 3 tính chất trên theo từng trường hợp cụ thể mới gọi là 1 bản dịch xuất sắc.

Mình muốn phản biện các quan điểm, cách hiểu của Hell về dịch thuật. Đầu tiên là:

- nguyên tắc: vụ nào có mật mã về chữ cái tiếng Nhật thì không được việt hóa hoàn toàn mà phải để note.

Điều này không hề đúng. Bản dịch của Rocketteam, các bạn tưởng là các bạn giữ nguyên 100% cách viết mật mã của tác giả, các bạn tự tin là các bạn truyền tải chính xác những gì tác giả viết cho đối tượng tiếp nhận. Nhưng thực chất các bạn chẳng truyền tải được gì cả. Bởi vì mật mã này, như Kim Đồng đã giải thích:
OUUzDz8.png

Chính xác như vậy, với vụ này nếu đối tượng tiếp nhận của bản dịch tiếng việt là những người chỉ biết tiếng việt, không biết tiếng nhật như mình chẳng hạn thì làm như các bạn mình cũng sẽ không hiểu gì hết. Hell đã nói với mình là muốn hiểu, muốn thấy hay thì bạn phải học tiếng nhật thì mình muốn chúng ta xác định cho đúng điều này, đó là:

- Phải mặc định đối tượng tiếp nhận bản dịch là chỉ biết ngôn ngữ đích, không biết ngôn ngữ nguồn. Hell nói với mình là muốn hiểu phải học tiếng nhật nữa, vậy ý nghĩa của việc dịch mà các bạn làm với vụ này là gì? Dịch là không hiểu tiếng nước kia dịch thành tiếng nước mình để thấy hiểu, thấy thú vị mới gọi là dịch, đành rằng nếu có chú thích thì sẽ hiểu nhưng đó chỉ hợp lí với những từ ngữ, câu đơn lẻ, nếu 1 chỗ mà tính địa phương của văn bản quá "nặng", mật độ quá nhiều và quá phụ thuộc vào việc hiểu chữ nghĩa tiếng nhật (chơi chữ, ghép chữ) thì có đăng kèm 1 bài sớ giải thích cũng vô dụng. Việc các bạn đang làm chỉ là đăng lại bản gốc tiếng nhật và kèm theo chú thích, chứ thực chất các bạn không dịch.

Nói như Hell thì chỉ cần dịch bình thường, còn chỗ nào khó quá, không thể dịch thì để nguyên bản gốc ghi 1 đống note và yêu cầu người đọc hiểu ngôn ngữ nguồn thì chắc chúng ta không hề có khái niệm bản địa hóa, việc mà các dịch giả đã và đang làm thường xuyên. Có những chỗ ghi note cũng vô dụng và cũng không có ý nghĩa gì vì chỉ có người bản địa mới hiểu, mới cảm được trọn vẹn, người không biết ngôn ngữ đó không thể hiểu và cảm nhận được nên mới cần đến bản địa hóa. Cũng tương tự như dịch thơ vậy, không ai dịch thơ mà để nguyên bản gốc rồi chú thích từ này tiếng nhật nghĩa là thế này, đọc là thế này, nên vần với chữ này chữ kia trong tiếng nhật, mà họ "việt hóa" thành thơ mang vần điệu tiếng việt luôn. (dịch thơ, mình sẽ nói kĩ hơn ở phần sau.)

conan183-09.jpg


Làm sao mình biết chikara ghép với me sẽ được suke mà suy luận?? 'Coi naranu trong hokanaranu ở đoạn đó là "không được" ' tức là sao?? Không hiểu. Và đọc phần chú giải của các bạn cũng như vịt nghe sấm, mình chẳng thấy thú vị chỗ nào cả vì mình không biết tiếng nhật và nhất và trang này.
conan184-10ct.jpg


Vậy có nghĩa là toàn bộ mật mã mình không hiểu gì hết, bởi vì nó quá phụ thuộc vào tiếng Nhật. Thêm nữa bản dịch cũng không có tính lưu loát, phăng vào 1 mớ phiên âm tiếng nhật mình đọc cũng không trôi, nhìn cũng hoa mắt. Hell tưởng rằng bản dịch của Hell hay vì Hell mặc định người ta rành rọt tiếng Nhật, mà suy nghĩ như thế là sai lầm trong dịch thuật.

Tóm lại: bản dịch của Rocketteam là vô nghĩa, thậm chí nó không thể gọi là dịch, đó là trích dẫn bản gốc và giải thích bản gốc chứ không phải bản dịch, không ai hiểu gì hết, tính địa phương của bản dịch = 0, tính lưu loát của bản dịch = 0, không thể gọi là dịch nữa.

- Tiếng Nhật là chữ tượng hình được cấu tạo từ các nét, còn tiếng Việt là chữ latin được cấu tạo từ các chữ cái rời => bản chất khác xa nhau. Cả trật tự của thành phần trong câu cũng khác nhau, nên không thể việt hóa hoàn toàn mật mã về chữ tiếng Nhật. Nếu việt hóa thì logic của mật mã sẽ nằm ở đâu?
Thì bởi vì chỗ này quá mang nặng đặc thù tiếng Nhật, việc giữ trọn vẹn 100% tính trung thực là bất khả, như đã nói trích dẫn bản nhật gốc rồi chú thích cũng không ai cảm thấy thú vị, không thể suy luận hay thậm chí là không hiểu gì luôn, nên chúng ta mới phải phóng tác dựa trên tinh thần của mật mã, đó là giữ nguyên cách hoạt động của mật mã - ghép chữ đầu của các câu và giữ nguyên (hoặc gần nguyên vẹn nhất có thể) nội dung đáp án của mật mã. Đây chính là cách giải quyết hợp lí nhất trong trường hợp này, giảm tính trung thực để có nhiều không gian hơn nhằm đáp ứng tính địa phương và tính lưu loát.

- Hell có nói với mình, ý là: "Ở Conan chỉ sai 1 li là đi 1 dặm, có những chỗ phải để giải thích tiếng nhật chứ không thể việt hóa, không thể dịch khác vì sẽ gây hậu quả về sau."

Mình thấy thất vọng vì Hell đã nhập nhằng ở điểm này. Đồng ý nói như vậy là đúng, nhưng chỉ đúng với những chỗ có ảnh hưởng xuyên suốt bộ truyện, ảnh hưởng của chỗ mật mã này chỉ gói gọn ở vụ này mà thôi, nó không ảnh hưởng gì về sau nên việt hóa chỗ này vẫn đảm bảo được tính toàn vẹn của tác phẩm về sau.

- Bản dịch của Kim Đồng hướng giải quyết là đúng, nhưng làm đã tốt chưa?

Theo mình thấy Kim Đồng chọn đúng cách giải quyết hợp lí nhất, nhưng họ làm vẫn chưa tốt. Lí do là có những chỗ quá oái oăm nếu ghép chữ mà vẫn phải giữ đúng nội dung đáp án. "Cứu tôi với" bị giảm nhẹ sắc thái thành "giúp tôi với", chữ cứu sẽ làm người ta hiểu đó là 1 tình huống nguy ngập hơn, 1 mối đe dọa ghê gớm hơn chữ giúp, nhưng chữ "cứu" nếu tách thành "cứ" và "u" thi câu bắt đầu bằng độc 1 chữ u nếu có sẽ rất gượng gạo, vì vậy Kim Đồng đã chọn chữ "giúp".
Tiếp theo, coi naranu gì đó là "không được" thì Kim việt hóa thành "hoàn nguyên", có thể việt hóa thành "giữ nguyên" nhưng như thế thì lộ liễu quá nên Kim chọn "hoàn nguyên". Nói chung là tạm được, vẫn có thể chấp nhận được, nhưng chỗ này thì bậy: "đơn" cũng có thể đọc là "đan" ghép với 9 (giống chữ g) vẫn có nghĩa , thành "đang". Cái này thì quá gượng gạo và phi logic, chỗ này thì Kim bất lực và thất bại, dẫn đến toàn bộ mật mã việt hóa sụp đổ, nhưng cũng có thể thông cảm vì chỗ này là quá khó, trong khi họ không phải nhâm nhi cà phê làm thong thả mà luôn gánh áp lực deadline.

Chúng ta hãy tham khảo những trường hợp tương tự ở những bộ truyện khác.

Mình tìm được 1 trường hợp tương tự, ở bộ Death Note, ở bản gốc tiếng nhật cũng là ghép chữ cái đầu của các câu thơ, chữ kanji này ghép với katagina nọ gì đó mình không biết, nhưng ghép lại rồi sẽ thấy được thông điệp của Kira là "chỉ ăn táo".

Bản tiếng anh giải quyết như sau:
rPG1Oi9.png

Ghép các chữ đầu từ câu cuối ngược lên đầu, là "only eat apples". => anh hóa xuất sắc.

Bản tiếng việt của dịch giả Nguyễn Quang nxb Hà Nội (bộ này đang xuất bản):
NInidyt.jpg

Ghép các chữ đầu của các câu thơ từ trên xuống trừ câu cuối => "chỉ ăn táo", câu thơ vần điệu tiếng việt rất hay => việt hóa xuất sắc.

Tất nhiên, đây là trường hợp dễ hơn nhiều, nhưng chúng ta có thể thấy cách giải quyết của các dịch giả chuyên nghiệp, họ sẽ chọn việt hóa chứ không ai dịch nghĩa các câu thơ tiếng nhật rồi ghi chú là chữ tiếng việt này chữ gốc tiếng nhật là abc, còn chữ tiếng việt này chữ gốc tiếng nhật là xyz, và trong tiếng nhật abc ghép với xyz sẽ có nghĩa là thế này thế này... Việc đó là rất dở, bởi vì nó quá mang đặc thù tiếng nhật và người nước ngoài chẳng chẳng thấy thú vị gì hết. Tất nhiên để đổi lấy tính địa phương và tính lưu loát (1 việc nên làm trong những trường hợp này) thì người dịch đã chọn "phản bội" ý nghĩa, vần điệu và thẩm mỹ tổng thể của bài thơ. Nhưng đó là 1 việc làm hoàn toàn chấp nhận được, bởi đây chính là chỗ nên đẩy cao tính địa phương và chỉ cần thiết giữ những ý nghĩa, dụng ý quan trọng. Người nhật đọc thơ nhật sẽ thấy hay, người nước khác đọc diễn giải thơ nhật chỉ hiểu mông lung chứ không cảm được thơ hay thế nào cả bởi vì thơ mang tính địa phương quá đậm đặc. Chính vì thế việc dịch thơ nước này thành thể thơ, vần điệu thơ của nước khác là việc người ta chọn làm và chẳng thấy ai để nguyên tiếng nhật rồi kèm 1 bài sớ giải thích.

Chỗ mật mã này cũng tương tự, không phải thơ nhưng vận dụng chơi chữ, ghép chữ tiếng nhật và từ vựng tiếng nhật quá nhiều => chúng ta phải đánh đổi tính trung thực để đáp ứng tính địa phương và tính lưu loát của bản dịch, việc để nguyên tiếng nhật và diễn giải như rocketteam làm là không có ý nghĩa gì hết.

Cuối cùng, mình muốn nói với mọi người điều này:
- Những dịch giả ở Kim Đồng, có thật là họ trình độ không tốt và không hiểu dịch thuật bằng chúng ta?

Những người như chúng ta không bị thúc ép về mặt thời gian, chúng ta thong thả soi xét từng bóng thoại, chúng ta thấy họ dịch sai chỗ này chỗ kia, và chúng ta nghĩ chúng ta trình độ hơn họ.

Thực tế không phải vậy, họ không như chúng ta nhâm nhi cà phê, khi nào rảnh thì vào dịch, họ là những người bị deadline dí, phải đảm bảo tiến độ để ra truyện đúng thời hạn nên dịch sai do sơ suất, bất cẩn là bình thường. Họ cũng không tâm huyết bằng chúng ta, thậm chí có thể không phải fan luôn mà dịch theo hợp đồng, nên họ còn có thể phóng tác theo ý thích chứ không suy nghĩ kĩ nó có thể để lại hậu quả về sau bởi chắc họ còn không nắm được ai với ai quan hệ như nào, chỉ có fan cứng mới nắm nổi, mình là fan cứng mà bây giờ cũng thành fan mềm, không còn care ai với ai nữa là họ. :v

Vậy có thể thấy, những chỗ không đúng với bản gốc, 1 phần là họ sơ suất, cẩu thả, 1 phần là họ phóng tác theo cá tính. Chứ thực chất những dịch giả của nhà xuất bản tư duy dịch thuật rất tốt, họ rất hiểu về dịch thuật, và qua cách họ giải quyết vụ "1/2 đỉnh điểm" này, mình thấy họ là những người thật sự hiểu về dịch thuật. Chứ họ không phải là những người kém cỏi, thua dân nghiệp dư chúng ta đâu. Chỉ có điều họ làm vẫn chưa tốt, họ không có thời gian để làm hay vì đã đến hạn nộp.

Nhưng ở chỗ này việt hóa tốt mới là khó, mới là thử thách chứ bê nguyên tiếng nhật rồi giải thích thì dễ không, và không có ý nghĩa gì cả, 1 điều tối kị khi xuất bản hàng loạt cho người việt đọc, Hell nói là phản tác dụng, nhưng thực chất cách làm của Hell mới là phản khoa học.
 
Hell chỉ trả lời những điểm chính trong tin nhắn cho bạn, cũng bởi Hell đang kẹt một số việc và không đủ thời gian phân tích cốt truyện. Nhưng xem ra không nói chi tiết vụ này thì không ổn rồi.

Nhưng Hell phải nói trước điều này (bạn đọc thôi là được, không cần bàn vì sẽ lạc đề).
Nguyên nhân chính dẫn đến tranh cãi thường là do 2 bên giữ chặt quan điểm cá nhân, nhất định nghĩ mình là đúng, không tôn trọng ý kiến của người khác, và không tiếp thu để hiểu nhiều khía cạnh của vấn đề.
Đồng thời nếu không tập trung vào một chủ đề, nói lan man ra những chuyện khác (vì tham vọng muốn người khác phải theo ý mình), trong lúc không hài lòng/tức giận lại dùng từ ngữ thiếu lịch sự thì vấn đề sẽ không được giải quyết, tranh cãi chỉ làm phí thời gian.
Hell nghĩ chúng ta nên chú ý điều này ^^


Giờ bắt đầu thảo luận.

BẠN ỦNG HỘ PHƯƠNG ÁN VIỆT HÓA MẬT MÃ?
Nếu bạn ủng hộ chuyện việt hóa hoàn toàn để nhiều độc giả Việt có thể dễ hiểu thì Hell tôn trọng. Nhưng nếu bạn ủng hộ cách việt hóa sai nghĩa, làm biến đổi mật mã gốc của Kim Đồng, thì bạn không hề quan tâm tính trung thực của bản dịch.


LINK BẠN ĐƯA VỀ DỊCH GAME LÀ MỘT BÀI VIẾT CÓ ÍCH.
Mặc dù mỗi thể loại có những yêu cầu cần đảm bảo khác nhau (dịch game khác dịch thơ và dịch truyện, dịch truyện bình thường khác với dịch truyện tranh, dịch truyện tranh bình thường khác dịch truyện tranh trinh thám), nhưng Hell đồng ý 3 đặc điểm cần có của 1 bản dịch (tính trung thực, tính lưu loát, tính địa phương)


BẠN ĐÃ QUÊN VÀI ĐIỀU QUAN TRỌNG
+ có những độc giả mặc dù đọc bản dịch thuần việt 100% nhưng vẫn không hiểu và không thấy hay, đó là bởi khả năng đọc hiểu chưa tốt và vốn hiểu biết chưa nhiều
+ đọc truyện trinh thám mà không chịu khó tìm hiểu các thứ liên quan thì suy luận bằng gì, hiểu bằng cách nào? Muốn hiểu mật mã “½ đỉnh điểm” thì cần đọc hiểu được và nhận ra mặt chữ của một vài chữ cái cơ bản, có khó gì mà lấy lí do “tôi không biết tiếng Nhật nên tôi không hiểu”.
+ Conan là bộ truyện trinh thám, mỗi chi tiết trong từng bóng thoại mang tính đánh đố, những thám tử cũng phải căng não ra mà đoán. => Độc giả muốn lời thoại đọc cho dễ hiểu mà dịch sai bản gốc thì dịch giả chỉ còn nước chờ chap phá án ra để biết lời giải rồi quay lại chap trước chém vào cho thật dễ hiểu thôi.
+ chúng ta đang nói đến MẬT MÃ. Là một thứ ha.ck não và có quy luật riêng biệt. Chính vì là tiếng Nhật phức tạp nên nó mới là mật mã hay. Chuyển mật mã sang tiếng Việt vừa biến chất vừa mất đi cái hay.

ĐỐI VỚI CONAN, TÍNH CHÍNH XÁC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT VÀ CẦN ĐƯỢC ƯU TIÊN
Phải đáp ứng 3 đặc điểm thì mới là bản dịch chất lượng, nhưng cần xét xem có thể đáp ứng được hay không, Trong một số trường hợp, không thể áp dụng lí thuyết tiêu chuẩn vào thực hành, nên đó chỉ là tham vọng của độc giả chưa hiểu những khó khăn và những ràng buộc khi dịch Conan thôi.

Nếu không thể trọn vẹn cả 3, tính chính xác luôn cần được ưu tiên.

Những vụ án khác nếu bản dịch không đủ 3 đặc điểm thì đúng là chưa đạt. Còn mật mã là trường hợp đặc biệt, không giống những trường hợp kia. Đừng nên áp dụng cách thức xử lý quặng sắt để xử lí quặng vàng.

Cái hay của truyện trinh thám là những bí ẩn cần giải mã. Phong cách của tác giả Gosho là thả gợi ý cốt truyện chính trong từng câu chữ, trong mọi vụ án. Không đặt tính xác lên hàng đầu thì cái hay không còn nữa. Không suy luận được cốt truyện chính, cái hay đó không có giá trị


MẬT MÃ TIẾNG NHẬT KHÔNG THỂ VIỆT HÓA HOÀN TOÀN NẾU MUỐN NGƯỜI ĐỌC HIỂU VÀ GIẢI MẬT MÃ

Các bạn có hiểu bản việt hóa mật mã của Kim Đồng? Có suy ra được quy luật của mật mã? Hell chẳng hiểu mật mã “một nửa giới hạn” của Kim Đồng, vì nó chẳng có logic gì.

Không phải chỉ là ghép chữ vào với nhau là xong. Vụ “1/2 đỉnh điểm” còn nhắc đến phong cách viết tiểu thuyết, cách sử dụng các loại chữ sao cho nhất quán. Cách ghép các chữ cũng diễn tả cách người xưa tạo ra chữ Hán như thế nào. Bao nhiêu điều có thể biết và rút ra được sẽ biến mất nếu Việt hóa mật mã.

Cần lưu ý là ta đang dịch hay chuyển ver? Biến đổi thành một mật mã khác mà bảo là dịch thì chẳng khác “sườn sám là áo dài”. Đừng hiểu chữ “phóng tác” bạn dùng trong trường hợp này là “dịch thoáng” rồi cho rằng việc đó chấp nhận được.

Fan có quyền chém, phóng tác, dịch sai hoặc dịch đúng tùy ý. Nhưng “trồng cam ăn cam, trồng ớt ăn ớt”. Nếu độc giả không quan tâm đến việc suy luận, không cần học hỏi và tìm hiểu cái hay của mật mã/vụ án, OK, muốn chém gì cứ chém.
Kim Đồng đã xuất bản cả bộ truyện, Rocketeam chen vào làm gì cho chật chỗ? Điểm khác biệt của bản dịch Rocketeam là tính chính xác theo nguyên gốc, là phần mà Kim Đồng chưa đáp ứng được cho độc giả.
Fan nguyên gốc và fan thích chế tác/chuyển ver thường không cùng quan điểm với nhau.


Cái mật mã “½ đỉnh điểm” có quy tắc là ghép 2 chữ (nhiều loại, ít nét) trong 2 câu liên tiếp thành 1 chữ Hán (nhiều nét), và từ các chữ mới ghép được ghép thành 1 câu có nghĩa.
Nếu Việt hóa thì dịch kiểu gì để giữ nguyên quy tắc của mật mã?

Đừng nên nghĩ rằng chỉ cần chém vài chỗ là ra mật mã mới có thể xài được. Tất cả lời thoại của toàn vụ án sẽ phải chém lại hết. Lúc đó nó sẽ sai lây sang cả cốt truyện chính. Bản dịch sẽ trở thành lí do để fan nguyên gốc ném đá.

Việc phịa mấy cái đoạn văn của ông Shinmei để nhét được các chữ cái trong câu “giúp tôi với” thôi là đủ chết ốm rồi. Chứ đừng nói là tách mỗi chữ đó ra thành 2 chữ, rồi sửa lại toàn bộ lời thoại.

Và chớ vội cho rằng mật mã không liên quan đến cốt truyện chính. Nó có thể là gợi ý ẩn của cốt truyện chính.


PHẢI MẶC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN BẢN DỊCH LÀ CHỈ BIẾT NGÔN NGỮ ĐÍCH, KHÔNG BIẾT NGÔN NGỮ NGUỒN?

Thật ra lôi cái lí do “vì trong bản dịch còn chữ tiếng Nhật nên độc giả chưa biết tiếng Nhật không hiểu” rất là khiêng cưỡng và bất hợp lí.
Bạn nói: “Làm sao mình biết chikara ghép với me sẽ được suke mà suy luận?? 'Coi naranu trong hokanaranu ở đoạn đó là "không được" ' tức là sao?? Không hiểu.”
Tức là bạn không hề nhìn chữ tượng hình trong ngoặc.
Nó tương tự như trò ghép chữ “a” và dấu “^” để ra chữ “â”.
Bạn thắc mắc giống hệt như “làm sao mình biết chữ a ghép với dấu ^ sẽ được chữ â?” vậy.

Còn “Hokanaranu” nghĩa của nó là “không gì khác khác ngoài”. Cứ dùng nó mà suy luận thôi. Hỏi ngược thì ai biết mà trả lời, người ta họ quy ước ngôn ngữ như vậy mà.

Người không biết tiếng Nhật vẫn hiểu được nếu chịu hình dung và hiểu kĩ đoạn giải mật mã.

Quan trọng hơn là:

+ Đừng mong đạt được những thứ giá trị nếu bạn chỉ thích những điều dễ dãi.

+ Một sự thật đắng lòng là khả năng suy luận và mức độ hiểu cốt truyện Conan của fan Việt thấp hơn fan nước ngoài và fan Nhật nhiều.
Nguyên nhân vì sao? Ngôn ngữ chỉ là phụ. Nguyên nhân chính là sự siêng năng, nỗ lực học tập tìm hiểu, thích giải mã những cái khó, hiểu vấn đề ở nhiều khía cạnh, hiểu được giá trị của sự thật. Họ hơn chúng ta ở những điểm đó.

Rocketeam sẽ không chém bừa để chiều ý những độc giả lười suy luận, lười tìm hiểu, đọc hiểu chưa tốt và không muốn tiến bộ.
Các bạn có thể chê bản dịch không đáp ứng cho tất cả độc giả, vì không thể làm hài lòng tất cả mà.
Remake vốn là để phục vụ cho việc suy luận cốt truyện chính. Bám sát nguyên gốc mới khó chứ chém thì quá dễ.

MUỐN HIỂU, MUỐN THẤY HAY THÌ PHẢI HỌC TIẾNG NHẬT?

Hell đã nói như thế. Tuy nhiên, cần rõ ràng rằng Hell dùng câu đó cho vụ án mật mã. Mật mã tiếng Nhật thì đương nhiên phải tìm hiểu một vài chữ tiếng Nhật cơ bản thì mới thấy hay được chứ.

Nghĩ kĩ lại thì câu này cũng không cần thiết. Bởi như đã nói, không cần biết tiếng Nhật vẫn có thể hiểu được mật mã này.

Không phải Rocketeam thích để note/lạm dụng note, mà chỗ đó cần phải để note, không có phương án khác. Khi ghép, trừ chữ hán (kanji) ra thì những chữ kia đều không có nghĩa cụ thể, thế thì dịch bằng cách nào?

Hell không phải người dịch, không thể nói “bản dịch này là của Hell và Hell tưởng bản dịch của Hell hay”. Hell đã đứng trên góc độ của một độc giả, và lúc Hell đọc bản dịch chap này, Hell còn chưa thuộc 2 bảng chữ cái dễ nhất của tiếng Nhật. Vậy có khác những bạn không biết tiếng Nhật là mấy đâu? Nhưng Hell vẫn hiểu được mật mã và vụ án.


ÁP LỰC CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG?

Nếu bản dịch là xuất bản lần đầu thì còn thông cảm với vụ bị thời gian thúc ép. Truyện đã ra hơn 20 năm, tái bản lần thứ 6-7 rồi mà vẫn không chịu sửa thì lỗi của ai? Vậy mà người khác không được chê họ vì điều này?

Tư duy dịch thuật rất tốt mà cốt truyện chính dịch sai be bét?

Dựa vào phương án việt hóa hoàn toàn mật mã hợp ý với bản thân, rồi cho rằng họ rất hiểu dịch thuật là rất vội vàng và phiến diện.

Những tác phẩm dịch thuật khác của Kim Đồng Hell không bàn tới. Nhưng bản dịch Conan của họ chưa đảm bảo chất lượng, việt hóa sai là rõ ràng.


BẢN DỊCH CỦA ROCKETEAM KHÔNG PHẢI DỊCH, TRÍCH NGUYÊN BẢN GỐC, TÍNH LƯU LOÁT VÀ TÍNH ĐỊA PHƯƠNG = 0?

Nếu Hell là trans, Hell sẽ buồn vì câu nói này của bạn lắm.

Bạn chưa hiểu kĩ mật mã, không hình dung được cách ghép chữ dễ thấy nhất, không thấy được những chỗ tiếng Nhật là các chữ cái không dịch được, các chỗ còn lại đều là tiếng Việt.
Vậy nên mới nói “Rocketeam trích nguyên bản gốc”.

Tính lưu loát không ảnh hưởng nhiều. Đối với những người suy luận logic, dịch vậy là lưu loát rồi. Chính vì bạn chưa hiểu nên nó chưa lưu loát là đúng rồi.

Hơn nữa truyện trinh thám chẳng phải thơ, và đây lại là manga, lời thoại là văn nói. Đòi lưu loát trôi chảy thì lấy đâu ra. Khó lắm bạn ơi.

Còn tính địa phương, cái này đành chịu, trình độ khác nhau giữa các độc giả khiến cho không có một bản dịch nào làm hài lòng tất cả hoặc gần hết các độc giả.


Còn 2 cái ví dụ việt hóa bạn đưa ra ở trên vì Hell chưa thấy bản gốc nên không bàn được.
 
Hiệu chỉnh:
BẠN ỦNG HỘ PHƯƠNG ÁN VIỆT HÓA MẬT MÃ?
Nếu bạn ủng hộ chuyện việt hóa hoàn toàn để nhiều độc giả Việt có thể dễ hiểu thì Hell tôn trọng. Nhưng nếu bạn ủng hộ cách việt hóa sai nghĩa, làm biến đổi mật mã gốc của Kim Đồng, thì bạn không hề quan tâm tính trung thực của bản dịch.
Như mình đã nói, mình ủng hộ phương pháp giải quyết của Kim Đồng, và mình KHÔNG ủng hộ chất lượng bản dịch của Kim Đồng. Bản dịch của Kim Đồng cũng thất bại.
+ đọc truyện trinh thám mà không chịu khó tìm hiểu các thứ liên quan thì suy luận bằng gì, hiểu bằng cách nào? Muốn hiểu mật mã “½ đỉnh điểm” thì cần đọc hiểu được và nhận ra mặt chữ của một vài chữ cái cơ bản, có khó gì mà lấy lí do “tôi không biết tiếng Nhật nên tôi không hiểu”.
Vậy là bạn không hiểu về dịch thuật, người đọc không cần biết những mặt chữ cơ bản của tiếng Nhật, bạn làm sao đó thì làm, người đọc vẫn thấy hay là bạn dịch thành công (tất nhiên phải đảm bảo 3 tính chất trên). Còn bảo phải đi học tiếng Nhật cơ bản rồi quay lại đọc thì việc dịch đã mất đi ý nghĩa. Như mình đã nói, việc chú thích chỉ có tác dụng khi là câu từ đơn lẻ, chứ vào 1 rừng tiếng Nhật hóc búa thế này thì yêu cầu người đọc phải có tiếng Nhật khá tốt, kiến thức tiếng Nhật có hệ thống chứ sao lại bảo là biết cơ bản là xong (Kim Đồng đã viết là khá rắc rối mà). Chơi chữ ghép chữ phức tạp như này là không cơ bản rồi. Như mình đã nói, Hell yêu cầu người đọc có kiến thức về tiếng Nhật để bản dịch của Hell có ý nghĩa tức là Hell là 1 dịch giả tệ. Mặc dù Hell có ý tốt muốn người ta suy luận đúng như những gì tác giả Gosho muốn. Nhưng Hell thất bại, vì đối tượng tiếp nhận là như Kim Đồng đã viết phần lớn chúng ta đọc sẽ không hiểu và thấy kém thú vị.
+ Conan là bộ truyện trinh thám, mỗi chi tiết trong từng bóng thoại mang tính đánh đố, những thám tử cũng phải căng não ra mà đoán. => Độc giả muốn lời thoại đọc cho dễ hiểu mà dịch sai bản gốc thì dịch giả chỉ còn nước chờ chap phá án ra để biết lời giải rồi quay lại chap trước chém vào cho thật dễ hiểu thôi.
+ chúng ta đang nói đến MẬT MÃ. Là một thứ ha.ck não và có quy luật riêng biệt. Chính vì là tiếng Nhật phức tạp nên nó mới là mật mã hay. Chuyển mật mã sang tiếng Việt vừa biến chất vừa mất đi cái hay.
Và chúng ta phải đánh đổi cái hay đó để đổi lấy 1 thứ kém hay hơn, nhưng người việt có thể hiểu được. Việc trích dẫn nguyên tiếng nhật của các bạn, mình đã nói rất kĩ, là vô nghĩa, không ai hiểu gì hết. Mình không thấy cái hay ở đâu hết. Và bạn thử tưởng tượng bản dịch của bạn đem xuất bản đại trà rồi đem bán, bạn sẽ thấy thế nào? Trích nguyên tiếng Nhật rồi chú thích, rồi bảo nếu muốn thấy hay thì đi học tiếng Nhật đi, thực sự Kim Đồng dám nhận tiền của mọi người không?

Đây là chỗ vạn bất đắc dĩ, cho dù mật mã đó có hay đến đâu đi chăng nữa thì cũng phải thay thế thôi, vì bê nguyên rồi chú thích cũng không ai hiểu gì hết. Bê nguyên mà không ai hiểu thì bê làm gì?

ĐỐI VỚI CONAN, TÍNH CHÍNH XÁC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT VÀ CẦN ĐƯỢC ƯU TIÊN
Phải đáp ứng 3 đặc điểm thì mới là bản dịch chất lượng, nhưng cần xét xem có thể đáp ứng được hay không, Trong một số trường hợp, không thể áp dụng lí thuyết tiêu chuẩn vào thực hành, nên đó chỉ là tham vọng của độc giả chưa hiểu những khó khăn và những ràng buộc khi dịch Conan thôi.

Nếu không thể trọn vẹn cả 3, tính chính xác luôn cần được ưu tiên.

Những vụ án khác nếu bản dịch không đủ 3 đặc điểm thì đúng là chưa đạt. Còn mật mã là trường hợp đặc biệt, không giống những trường hợp kia. Đừng nên áp dụng cách thức xử lý quặng sắt để xử lí quặng vàng.

Cái hay của truyện trinh thám là những bí ẩn cần giải mã. Phong cách của tác giả Gosho là thả gợi ý cốt truyện chính trong từng câu chữ, trong mọi vụ án. Không đặt tính xác lên hàng đầu thì cái hay không còn nữa. Không suy luận được cốt truyện chính, cái hay đó không có giá trị
Mật mã chẳng có gì đặc biệt mà được thoát khỏi quy luật trên cả, nếu để nguyên mật mã tiếng Nhật làm người ta không hiểu gì, thì mật mã đó vô vị. Nhắc lại: đây là chỗ không thể nào đảm bảo được tính chính xác bởi vì nếu đảm bảo tính chính xác sẽ thành ra truyện song ngữ, chứ không phải bản dịch tiếng việt. Còn chi tiết thì mình đã giải thích ở post đầu rồi. Và cũng như mình đã nói, ÁP LỰC IN BÁN VÀ THU TIỀN LỢI NHUẬN LÀM KIM ĐỒNG KHÔNG THỂ NÀO CHỌN CÁCH LÀM NHƯ CỦA ROCKETTEAM.
MẬT MÃ TIẾNG NHẬT KHÔNG THỂ VIỆT HÓA HOÀN TOÀN NẾU MUỐN NGƯỜI ĐỌC HIỂU VÀ GIẢI MẬT MÃ

Các bạn có hiểu bản việt hóa mật mã của Kim Đồng? Có suy ra được quy luật của mật mã? Hell chẳng hiểu mật mã “một nửa giới hạn” của Kim Đồng, vì nó chẳng có logic gì.

Không phải chỉ là ghép chữ vào với nhau là xong. Vụ “1/2 đỉnh điểm” còn nhắc đến phong cách viết tiểu thuyết, cách sử dụng các loại chữ sao cho nhất quán. Cách ghép các chữ cũng diễn tả cách người xưa tạo ra chữ Hán như thế nào. Bao nhiêu điều có thể biết và rút ra được sẽ biến mất nếu Việt hóa mật mã.
Như mình đã nói, chúng phải biến mất, bởi nếu chúng tồn tại, bắt buộc người đọc phải có kiến thức về tiếng Nhật mới hiểu được chúng => điều tối kị khi xuất bản hàng loạt là đòi người ta biết tiếng Nhật mới đọc và hiểu được bản dịch của tôi. Kim Đồng đã chọn phương án đúng nhất.
Cần lưu ý là ta đang dịch hay chuyển ver? Biến đổi thành một mật mã khác mà bảo là dịch thì chẳng khác “sườn sám là áo dài”. Đừng hiểu chữ “phóng tác” bạn dùng trong trường hợp này là “dịch thoáng” rồi cho rằng việc đó chấp nhận được.
Hell nhầm nhò quá rồi, mình có bảo đó là dịch đâu, đó là việt hóa chứ đâu phải dịch. Phóng tác mà mình nói mang nghĩa việt hóa, bản địa hóa chứ đâu phải mang nghĩa dịch thoáng. Đó không phải dịch, đó là việt hóa. Ngay từ đầu Kim Đồng đã nói là họ chọn việt hóa chứ đâu chọn dịch mà bạn bắt bẻ Kim Đồng "dịch sai". :))

Fan có quyền chém, phóng tác, dịch sai hoặc dịch đúng tùy ý. Nhưng “trồng cam ăn cam, trồng ớt ăn ớt”. Nếu độc giả không quan tâm đến việc suy luận, không cần học hỏi và tìm hiểu cái hay của mật mã/vụ án, OK, muốn chém gì cứ chém.
Kim Đồng đã xuất bản cả bộ truyện, Rocketeam chen vào làm gì cho chật chỗ? Điểm khác biệt của bản dịch Rocketeam là tính chính xác theo nguyên gốc, là phần mà Kim Đồng chưa đáp ứng được cho độc giả.
Fan nguyên gốc và fan thích chế tác/chuyển ver thường không cùng quan điểm với nhau.
OK. Cái này thì tốt, mình đã hiểu về phương châm của Rocketteam, đó là các bạn không có áp lực in bán thu tiền nên các bạn có thể thoải mái trích dẫn và chú thích theo đúng nguyên gốc của tác phẩm, và giữ đúng mọi dẫn dắt suy luận của tác phẩm. Điều này Kim Đồng không làm được, vì họ có áp lực "thu tiền thì phải xứng đáng" khi xuất bản. Vậy hướng làm của Rockketteam là tốt nếu nhìn nhận theo cách: đọc không phải là để thưởng thức 1 bản dịch xuất sắc, mà đọc là để biết tác giả chính xác đã viết những gì.
Cái mật mã “½ đỉnh điểm” có quy tắc là ghép 2 chữ (nhiều loại, ít nét) trong 2 câu liên tiếp thành 1 chữ Hán (nhiều nét), và từ các chữ mới ghép được ghép thành 1 câu có nghĩa.
Nếu Việt hóa thì dịch kiểu gì để giữ nguyên quy tắc của mật mã?

Đừng nên nghĩ rằng chỉ cần chém vài chỗ là ra mật mã mới có thể xài được. Tất cả lời thoại của toàn vụ án sẽ phải chém lại hết. Lúc đó nó sẽ sai lây sang cả cốt truyện chính. Bản dịch sẽ trở thành lí do để fan nguyên gốc ném đá.

Việc phịa mấy cái đoạn văn của ông Shinmei để nhét được các chữ cái trong câu “giúp tôi với” thôi là đủ chết ốm rồi. Chứ đừng nói là tách mỗi chữ đó ra thành 2 chữ, rồi sửa lại toàn bộ lời thoại.

Và chớ vội cho rằng mật mã không liên quan đến cốt truyện chính. Nó có thể là gợi ý ẩn của cốt truyện chính.
Vẫn là những giải thích của bạn về mật mã, không có gì bàn thêm chỉ có 1 cái mới:và chớ vội cho rằng mật mã không liên quan đến cốt truyện chính. Nó có thể là gợi ý ẩn của cốt truyện chính. mình không nghĩ vậy, vụ này lâu lắc lắm rồi mà đã ảnh hưởng đâu, và mật mã này cũng chẳng thấy ảnh hưởng cốt truyện bằng kiểu gì. Hoàn toàn không có cơ sở.
PHẢI MẶC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN BẢN DỊCH LÀ CHỈ BIẾT NGÔN NGỮ ĐÍCH, KHÔNG BIẾT NGÔN NGỮ NGUỒN?

Thật ra lôi cái lí do “vì trong bản dịch còn chữ tiếng Nhật nên độc giả chưa biết tiếng Nhật không hiểu” rất là khiêng cưỡng và bất hợp lí.
Bạn nói: “Làm sao mình biết chikara ghép với me sẽ được suke mà suy luận?? 'Coi naranu trong hokanaranu ở đoạn đó là "không được" ' tức là sao?? Không hiểu.”
Tức là bạn không hề nhìn chữ tượng hình trong ngoặc.
Nó tương tự như trò ghép chữ “a” và dấu “^” để ra chữ “â”.
Bạn thắc mắc giống hệt như “làm sao mình biết chữ a ghép với dấu ^ sẽ được chữ â?” vậy.
Trời :)) mình biết chữ a ghép với dấu ^ thành â vì mình có kiến thức tiếng việt. Còn chikara ghép với me sẽ được suke thì mình chịu, không biết, vì mình có biết tiếng nhật đâu. còn nếu nói chú thích chữ tượng hình trong ngoặc để suy luận thì bạn còn phải nói cho mọi người biết chikara ghép với me sẽ thành 1 chữ có ý nghĩa là suke chứ không phải ghép xong thành 1 chữ không hề có trong từ vựng tiếng Nhật và còn phải nói từ ghép suke đó nghĩa là gì trước trang suy luận của conan, mà như thế thì càng dở, bạn vạch ra nội dung mật mã trước trang suy luận rồi còn gì.
Khá là buồn cười khi Hell nhập nhằng chỗ đơn giản này. :))
Còn “Hokanaranu” nghĩa của nó là “không gì khác khác ngoài”. Cứ dùng nó mà suy luận thôi. Hỏi ngược thì ai biết mà trả lời, người ta họ quy ước ngôn ngữ như vậy mà.

Người không biết tiếng Nhật vẫn hiểu được nếu chịu hình dung và hiểu kĩ đoạn giải mật mã.
“Hokanaranu” nghĩa của nó là “không gì khác khác ngoài” thì mình phải đi học tiếng nhật đã bạn ơi. Mình đã nói là bạn đứng trên quan điểm thông hiểu tiếng nhật mà dịch và yêu cầu người đọc cũng hiểu tiếng nhật thì là cách nghĩ sai rồi.
Cho dù chú thích ý nghĩa tiếng nhật bao nhiêu đi nữa thì cái trang chốt toàn bộ giải thích tiếng nhật của bạn cũng là hoa mắt rồi, không biết tiếng nhật thì không hiểu gì hết, không thấy thú vị gì hết, Kim Đồng nói chuẩn rồi.
Quan trọng hơn là:

+ Đừng mong đạt được những thứ giá trị nếu bạn chỉ thích những điều dễ dãi.

+ Một sự thật đắng lòng là khả năng suy luận và mức độ hiểu cốt truyện Conan của fan Việt thấp hơn fan nước ngoài và fan Nhật nhiều.
Nguyên nhân vì sao? Ngôn ngữ chỉ là phụ. Nguyên nhân chính là sự siêng năng, nỗ lực học tập tìm hiểu, thích giải mã những cái khó, hiểu vấn đề ở nhiều khía cạnh, hiểu được giá trị của sự thật. Họ hơn chúng ta ở những điểm đó.

Rocketeam sẽ không chém bừa để chiều ý những độc giả lười suy luận, lười tìm hiểu, đọc hiểu chưa tốt và không muốn tiến bộ.
Các bạn có thể chê bản dịch không đáp ứng cho tất cả độc giả, vì không thể làm hài lòng tất cả mà.
Remake vốn là để phục vụ cho việc suy luận cốt truyện chính. Bám sát nguyên gốc mới khó chứ chém thì quá dễ.
OK. Cái này cũng như cái trên, là tốt. Vì các bạn làm để suy luận theo bản gốc chứ không phải đáp ứng tiểu chuẩn dịch thuật để đem bán, bản dịch của các bạn không thể đem bán nhưng đáp ứng được nội dung và cách suy luận sát bản gốc. Nếu đó là tiêu chí remake của Rocketteam thì mình hiểu rồi.
MUỐN HIỂU, MUỐN THẤY HAY THÌ PHẢI HỌC TIẾNG NHẬT?

Hell đã nói như thế. Tuy nhiên, cần rõ ràng rằng Hell dùng câu đó cho vụ án mật mã. Mật mã tiếng Nhật thì đương nhiên phải tìm hiểu một vài chữ tiếng Nhật cơ bản thì mới thấy hay được chứ.

Nghĩ kĩ lại thì câu này cũng không cần thiết. Bởi như đã nói, không cần biết tiếng Nhật vẫn có thể hiểu được mật mã này.
Không, không biết tiếng Nhật không hiểu gì hết, bằng chứng: trang tổng kết ghi chú của các bạn, bạn đem hỏi người không biết tiếng Nhật nhìn ra cái gì không. Đã giải thích rất nhiều rồi. Nếu nói "không cần biết tiếng Nhật vẫn có thể hiểu được mật mã này" thì cái lời giải thích động cơ việt hóa của Kim Đồng hóa ra stupid. Kim Đồng stupid đến mức "người việt có thể hiểu tốt mật mã tiếng nhật" mà Kim không nhận ra? mà phải khốn khó thế này:
OUUzDz8.png

Nếu mà lấy số liệu thống kê thì mình chắc chắn người đọc bản rocketteam không hiểu sẽ chiếm 80% trở lên.
Không phải Rocketeam thích để note/lạm dụng note, mà chỗ đó cần phải để note, không có phương án khác. Khi ghép, trừ chữ hán (kanji) ra thì những chữ kia đều không có nghĩa cụ thể, thế thì dịch bằng cách nào?

Hell không phải người dịch, không thể nói “bản dịch này là của Hell và Hell tưởng bản dịch của Hell hay”. Hell đã đứng trên góc độ của một độc giả, và lúc Hell đọc bản dịch chap này, Hell còn chưa thuộc 2 bảng chữ cái dễ nhất của tiếng Nhật. Vậy có khác những bạn không biết tiếng Nhật là mấy đâu? Nhưng Hell vẫn hiểu được mật mã và vụ án.
Chẳng có gì mới, đều đã phản biện ở trên rồi.
ÁP LỰC CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG?

Nếu bản dịch là xuất bản lần đầu thì còn thông cảm với vụ bị thời gian thúc ép. Truyện đã ra hơn 20 năm, tái bản lần thứ 6-7 rồi mà vẫn không chịu sửa thì lỗi của ai? Vậy mà người khác không được chê họ vì điều này?

Tư duy dịch thuật rất tốt mà cốt truyện chính dịch sai be bét?

Dựa vào phương án việt hóa hoàn toàn mật mã hợp ý với bản thân, rồi cho rằng họ rất hiểu dịch thuật là rất vội vàng và phiến diện.

Những tác phẩm dịch thuật khác của Kim Đồng Hell không bàn tới. Nhưng bản dịch Conan của họ chưa đảm bảo chất lượng, việt hóa sai là rõ ràng.
Bộ mới mình không mua nhiều mà chỉ mua những tập có vụ án mình thích, cũng không phải fan cứng, nên đánh giá về Kim của bạn có trọng lượng nhất vì bạn là fan cứng nhất của fandom conan việt nam. Cái này mình không có gì phản bác cả vì không đủ cơ sở, có lẽ bạn nói đúng về trình độ của Kim, nhưng "Dựa vào phương án việt hóa hoàn toàn mật mã hợp ý với bản thân, rồi cho rằng họ rất hiểu dịch thuật là rất vội vàng và phiến diện." thì mình đã nói ở trên rồi đó, họ tư duy tốt vì chọn hướng đi đúng, nhưng họ làm không tốt vì trình độ thấp? vì áp lực deadline? không ai biết.
BẢN DỊCH CỦA ROCKETEAM KHÔNG PHẢI DỊCH, TRÍCH NGUYÊN BẢN GỐC, TÍNH LƯU LOÁT VÀ TÍNH ĐỊA PHƯƠNG = 0?

Nếu Hell là trans, Hell sẽ buồn vì câu nói này của bạn lắm.

Bạn chưa hiểu kĩ mật mã, không hình dung được cách ghép chữ dễ thấy nhất, không thấy được những chỗ tiếng Nhật là các chữ cái không dịch được, các chỗ còn lại đều là tiếng Việt.
Vậy nên mới nói “Rocketeam trích nguyên bản gốc”.
Mình nói trích nguyên gốc là trích nguyên những gì liên quan mật mã ấy, và nó ảnh hưởng đến tính lưu loát toàn cục, đọc tiếng việt tiếng nhật xen lẫn nhau => tính lưu loát quá tệ. Bạn phải tự hiểu chứ, hay bắt mình phải luôn luôn gõ dài, chẳng lẽ mình phải gõ đầy đủ "trích nguyên bản gốc những gì liên quan mật mã" thì bạn mới chấp nhận? Chẳng lẽ mình mù hay sao mà không nhận ra chỉ có mật mã là tiếng nhật còn lại là tiếng việt hết? Mình lười gõ dài lắm, bạn phải tự hiểu đi.
PS: Cả mấy trang truyện bản thảo của ông nhà văn các bạn trích nguyên bản gốc full tiếng nhật mà bạn ko tự suy ra là mình nói trích nguyên bản gốc là nói cái gì? Trước khi bạn buồn thì bạn phải suy nghĩ đã, suy nghĩ xong là hết buồn ngay. Vì mình nói không thừa câu nào đâu.
Mình không việc gì phải hiểu kĩ mật mã tiếng nhật như thế nào, làm sao chuyển ngữ được cho mình hiểu (mặc định đối tượng tiếp nhận chỉ rành tiếng việt) là cái tài của người dịch (xem ví dụ death note). Cả rockketteam và Kim Đồng tài năng đều không đủ ở vụ mật mã này. Nhưng mình thông cảm vì mình đã biết mục tiêu của rockketteam không phải là cái tài tình trong dịch thuật mà là đưa bản gốc đến với mọi người và giải thích bản gốc.

Tóm lại: mọi người nếu đọc bài của mình và của Hell mọi người sẽ thấy những cách nhìn nhận khác nhau về dịch thuật, mình nghĩ tranh luận này tuy hơi gắt nhưng là có ích. Để chúng ta hiểu hơn và đóng góp những quan điểm giá trị về dịch thuật. Có điều sau khi đọc bài của Hell thì mình đã thấy là remake của rocketteam phục vụ mục đích đưa bản gốc đến với mọi người và giải thích bản gốc, chứ không phải mục tiêu là làm ra 1 bản dịch tài tình, mà như thế thì rocketteam đã làm tốt rồi.
 
Hiệu chỉnh:
Mình vốn không để tâm đến những ý kiến thiên về preference, nhưng Hell đã lên tiếng rồi thì mình cũng sẽ nói đôi chút:

Vậy hướng làm của Rockketteam là tốt nếu nhìn nhận theo cách: đọc không phải là để thưởng thức 1 bản dịch xuất sắc, mà đọc là để biết tác giả chính xác đã viết những gì.

Yup, that's right. Bản dịch của mình vốn đã đi kèm với những phân tích của Hell. Mình dịch không phải để bạn hay ai khác nói chỗ này "xuất sắc", chỗ kia "clap clap" mà là để cho mọi người biết rằng "ồ, thì ra nó là như thế".

Hôm nói chuyện về Yu-Gi-Oh, và cả lần này cũng thế, mình đều thấy bạn biết rất nhiều lý thuyết và quy tắc, quy chuẩn. Nhưng những gì không theo lý thuyết, quy tắc đó thì bạn đều quy nó về thất bại luôn mà không thử nhìn những yếu tố khác trước. Ở đây, ban đầu bạn chưa hề hỏi về mục đích của bản dịch. Kim Đồng và Lesix đã mất công Việt hóa mật mã rồi mà bọn mình vẫn còn làm lại, rồi bản làm lại đó giữ nguyên mật mã chứ không Việt hóa nữa, sao bạn không thắc mắc mục đích của việc đó trước khi cho nó là thất bại?

Việc có người sẽ không hiểu, mình biết rõ chứ không phải không biết. Nhưng đó là lựa chọn của mình. Có cho mình chọn lại thì mình vẫn chọn để nguyên, ít nhất là cho bản dịch của RKT, vì đó là hướng đi mà nhóm đã xác định từ khi bắt đầu làm cái PJ remake này. Nếu như đây là bản dịch để đem bán, ok, bạn hay những người ưa sự đơn giản, không muốn nghĩ nhiều khi đọc truyện hay chơi game có thể nói đó là thất bại. Nhưng bọn mình làm ra không để bán. Với mục tiêu để phục vụ các fan muốn hiểu rõ hơn về bộ truyện, mình hoàn toàn không cho rằng nhóm thất bại.

Như mình đã nói, chúng phải biến mất, bởi nếu chúng tồn tại, bắt buộc người đọc phải có kiến thức về tiếng Nhật mới hiểu được chúng

Mình không xét đến vế về xuất bản phía sau nhé. Nhưng xét riêng về mật mã, trong các vụ gần đây, có 2 mật mã đáng chú ý.

Đầu tiên là mật mã của vụ Thiên cẩu. Đây là một mật mã rất khó vì bên cạnh việc biết tiếng Nhật còn phải biết về các địa danh ở Kyoto nữa, chưa kể vụ chữ xuôi chữ ngược. Thậm chí mật mã thứ 3 còn một chi tiết mà không nhân vật nào đề cập đến trong truyện - trong 6 địa danh mang chữ 万 chỉ có duy nhất 1 cái tên cho ra kết quả "yo" thay vì "ma", đó là lý do vì sao câu cuối là butai kara ochiyou chứ không phải butai kara ochimau. Với mật mã này, Kim Đồng - Nguyễn Hương Giang đã bó tay hoàn toàn với việc Việt hóa và phải chấp nhận để nguyên. Chưa kể đến vụ tiếng Nhật thì độc giả Việt hẳn là chẳng hề biết Kyoto ra sao cả. Việt hóa mật mã này là cực kì khó, và nếu giả sử như có Việt hóa được thì gần như chắc chắn nó sẽ mất đi hoàn toàn cái cốt lõi của nó - sẽ thành ra đập đi xây lại.

Conan-1002-06.jpg


Bonus thêm chi tiết này, chuyển sang tiếng Việt đồng nghĩa với việc chữ Dekuri Michio đã biến mất hoàn toàn khỏi tấm poster. Giữ nguyên thì may ra sẽ có những người biết tiếng Nhật nhìn thấy.

Thứ hai là mật mã vụ nhà thờ bỏ hoang ở Nagano mới đây. Mật mã này khá dễ với những người biết tiếng Nhật và bóng chày, nên mình đã giải được nó luôn trong quá trình dịch chap đầu tiên. Điều đó có nghĩa, mình hoàn toàn có thể Việt hóa nó ngay từ chap đó vì biết cách giải là như thế nào rồi - rút gọn lại thành "bắt đầu nào" chẳng hạn là đủ đáp ứng được mật mã 9 ký tự. Nhưng vì nội dung mật mã cho biết sẽ còn những cái tiếp theo, mình muốn biết những mật mã đó ra sao, liệu có thể Việt hóa theo cách tương tự không. Và quả thực 2 mật mã furoba de two out và perfect game mà ép cho thành 9 ký tự thì gượng ép quá. Có thể dùng cách để một số ô có 2 ký tự, nhưng như thế thì nó không còn giữ được sự chuẩn đến "perfect" của hung thủ về số ký tự nữa, đặc biệt là khi mật mã thứ 4 còn chủ động dùng "change" thay vì "three out" để đảm bảo điều này. Vậy là, một lần nữa, nó lại đi đến sự lựa chọn. Và mình vẫn chọn giữ nguyên, mình vốn vẫn nghiêng về cách này hơn, nó giữ được hình ảnh hung thủ hơn và nó cũng hợp với tiêu chí của nhóm nữa.

Như vậy, hoặc là ta không có lựa chọn nào cả, hoặc là có nhiều lựa chọn và cuối cùng đã đi theo hướng phù hợp hơn với những gì đã vạch ra từ trước. Bảo chúng "phải" biến mất có nghĩa bạn đã không xem xét hết những khả năng có thể.

Chính bác asm hôm trước rốt cuộc cũng đã hầu như giữ nguyên đoạn về quân cờ shogi và chữ thảo trong Persona. Người Việt phần lớn đâu có biết shogi và chữ thảo mà hiểu hình ảnh đó đâu, làm sao để chọn? Mình đã dự tính đề xuất chuyển đề tài sang từ mượn trong tiếng Việt, nhưng chưa kịp rep. Mình chọn cách giữ nguyên khi dịch truyện không có nghĩa điều đó cũng đúng nếu như mình có dịch game - với mình thì game, nhất là RPG kiểu này sẽ cần sự chú trọng tính địa phương cao hơn một chút, nếu không sẽ có những chỗ người chơi không biết phải làm gì cả. DCTP khi dịch game Conan & Kindaichi cũng đã làm rất tốt với câu đố về cái đồng hồ khi chuyển gợi ý từ Can Chi vốn khó hiểu với người phương Tây sang bài Tây.

Không, không biết tiếng Nhật không hiểu gì hết, bằng chứng: trang tổng kết ghi chú của các bạn, bạn đem hỏi người không biết tiếng Nhật nhìn ra cái gì không. Đã giải thích rất nhiều rồi. Nếu nói "không cần biết tiếng Nhật vẫn có thể hiểu được mật mã này" thì cái lời giải thích động cơ việt hóa của Kim Đồng hóa ra stupid. Kim Đồng stupid đến mức "người việt có thể hiểu tốt mật mã tiếng nhật" mà Kim không nhận ra? mà phải khốn khó thế này:
OUUzDz8.png

Nếu mà lấy số liệu thống kê thì mình chắc chắn người đọc bản rocketteam không hiểu sẽ chiếm 80% trở lên.

Cái bạn bảo là "bằng chứng", nó không phải bằng chứng, vì bạn chưa hỏi ai cả, bạn chỉ đang bảo bọn mình thử đi hỏi.

Khi nhìn trang đó, những ai có óc tưởng tượng tốt một chút sẽ hình dung ra. Nếu bạn chưa biết thì VIZ Media khi xuất bản bên thị trường Mỹ cũng đã giữ nguyên mật mã. Nếu như độc giả không hiểu, thì tại sao về sau họ vẫn chưa tìm cách Anh-Mỹ hóa nó? Mình thử đưa cho 3 người, họ cũng không mất nhiều thời gian để hình dung được.

Con số 80% của bạn hoàn toàn là do cảm tính. Mình đã nói về mục đích bản remake này của RKT, và với mục đích ấy thì nó sẽ hợp với những người tò mò muốn tìm hiểu hơn. Nó đơn giản là không hợp những ai ưa sự gần gũi, dễ hiểu, vậy thôi.
 
Hiệu chỉnh:
Chỉ có trans mới làm rõ được những khúc mắc trong chuyện việt hóa mật mã cho bạn. May là trans đã vào.

Hell là một dịch giả tệ? Công việc chính của Hell là edit, đâu phải trans.

“chikara” ( 力) ghép với “me” (目) sẽ được “suke” (助)
目 ghép với 力 ra 助, dễ hình dung vậy mà.


Chạy theo doanh thu thì phải chiều ý phần đông độc giả, nhưng sẽ không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và phát triển trí tuệ.

Hell cũng từng thắc mắc nếu đem bản dịch của Rocketeam đi in bán thì kết quả ra sao?
Công nhận rằng nếu để note và giữ nguyên mật mã tiếng Nhật thì một số độc giả mua truyện sẽ không ủng hộ. Nhưng Hell không nghĩ là không thể đem bán.


Trong vụ hái rau dại của Wakasa (1032-1034) có chi tiết Wakasa mắng Koji là “đồ ngốc” (baka) và quân shogi Giác Hành được lấy ý tưởng từ cái vụ ở biệt thự (99-101) cũ rích đấy.
https://kenhsinhvien.vn/t/conan-chap-1033-tieng-viet.706527/#post-2277346
Vậy sao mật mã “1/2 đỉnh điểm” lại không thể là gợi ý của cốt truyện chính về sau chứ?


Hell nói nếu mình là trans thì sẽ buồn, còn không phải trans thì buồn vì gì?
Tại thấy dịch tiếng Nhật khó. Hell mà dịch được chắc Hell sẽ “chấp” cái bản dịch đó lắm.
Chỉ là ngẫu nhiên nêu ra một yếu điểm của bản thân thôi, đừng để ý làm gì ^^


Vì chưa giỏi nói ngắn gọn xúc tích nên cứ dùng cái cách nói nhiều. Nghĩ lại mới thấy người xưa dạy đúng. Nhiều chuyện lợi ít hại nhiều.

Người khôn nói ít nghe nhiều,
Lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han
Trước người hiểu rõ khôn ngoan.
Nhường trên một bước rộng đường dể đi.

Thôi Hell rút đây, 2 người cứ tiếp tục nếu còn vấn đề khúc mắc =.=
 
@Eindeh
- OK. Mình đã vội vàng và hiểu chưa đúng mục đích của Rockketteam khi làm remake này. Nếu mục đích của Rockketteam là như vậy thì các bạn đã làm tốt rồi.

- Bạn đừng hiểu nhầm nha, khi mình nói "phải", tức là mình đang nói trường hợp vụ mật mã này chứ không nói tất cả, bởi vì vụ này tiếng Nhật quá dày đặc nên hướng đi việt hóa hoàn toàn của Kim Đồng theo mình là hợp lí và nên làm nhất. Mình nói "phải" không có ý nói là bao hàm tất cả trường hợp, mình đã nói ngay từ đầu mà, phải khéo léo điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể. Và trường hợp này mình thấy phải việt hóa toàn bộ là đúng đắn nhất.
Những trường hợp khác bạn đưa ra thì dịch giả đã chọn giữ nguyên và chú thích, mình chưa tìm hiểu, nhưng có thể thấy Kim Đồng đã khéo léo điều chỉnh và đưa ra phương pháp cho từng trường hợp đấy thôi, có trường hợp thì việt hóa hoàn toàn, có trường hợp thì việt hóa 1 phần giữ nguyên 1 phần, có trường hợp giữ nguyên tất cả.

Chính bác asm hôm trước rốt cuộc cũng đã hầu như giữ nguyên đoạn về quân cờ shogi và chữ thảo trong Persona. Người Việt phần lớn đâu có biết shogi và chữ thảo mà hiểu hình ảnh đó đâu, làm sao để chọn? Mình đã dự tính đề xuất chuyển đề tài sang từ mượn trong tiếng Việt, nhưng chưa kịp rep.
- À cái chỗ khó của Persona thì là do mình nhờ bác asm dịch chứ không nhờ việt hóa nha, bởi vì việt hóa thành cờ tướng thì phải tìm cái file ảnh của câu hỏi đó mà còn chưa biết thay thế, chỉnh sửa được thành ảnh mới không nữa. Mệt + lười nên nhờ dịch chứ không nhờ việt hóa. Còn lúc đầu thì bác asm trả lời thế này:
FoFqJwQ.png

Thấy hơm, bản địa hóa là việc làm thường xuyên và nhiều người ủng hộ nha, bởi vì có những chỗ có dịch đúng đi chăng nữa cũng không có ý nghĩa gì hết, nhưng do thời nay chạy đua tiền bạc deadline, không còn tâm huyết như thời xưa nữa nên ít thấy hơn thôi. ^^

- OK. Cái 80% đó là cảm tính, nhưng chí ít cũng có cơ sở chứ không phải nói suông, cơ sở của mình là lời phân trần của Kim Đồng: phần lớn người việt sẽ không hiểu và thấy kém thú vị.

@hell_angel1795
Hell là một dịch giả tệ? Công việc chính của Hell là edit, đâu phải trans.
OK, vậy thì sorry mình nhầm, mình tưởng Hell trans luôn.
“chikara” ( 力) ghép với “me” (目) sẽ được “suke” (助)
目 ghép với 力 ra 助, dễ hình dung vậy mà.
Vậy bạn vẫn chưa đọc kĩ phần reply này của mình. Làm sao mình biết 助 là 1 từ có nghĩa, có trong từ điển tiếng Nhật mà chấp nhận nó ngay từ đầu? Tiếp theo, bạn muốn mình suy luận thì bạn phải chú thích cho mình hiểu 助 nghĩa là gì trước trang suy luận chứ không phải đợi đến trang suy luận mới chú thích. Cách làm của các bạn chỉ là giải thích bản gốc, chứ không có ý nghĩa về mặt suy luận. (nhân vật trong truyện suy luận xong bạn mới chú thích).

- Cái hậu quả về sau của 1/2 đỉnh điểm thì không tranh luận nữa, mình thấy vô ích.

Mình thấy khúc mắc cũng đã được tỏ rồi, mình mở cuộc tranh luận này là vì thấy Hell đóng đinh cái nguyên tắc: "vụ nào có mật mã về chữ cái tiếng Nhật thì không được việt hóa hoàn toàn mà phải để note". Hell nói như vậy thì mình thấy mâu thuẫn với tiêu chí, tiêu chuẩn của dịch thuật. Nên mình có lí do đúng đắn để mở cuộc tranh luận này.

Nhưng bây giờ trao đổi rõ hơn thì mục đích của Rocketteam là diễn giải bản gốc chứ không cố gắng làm 1 bản dịch hay tốt. Và mình thấy Hell đã nhập nhằng mục đích cá biệt của Rockketteam thành nguyên tắc trong dịch thuật. Nó chỉ là nguyên tắc để phục vụ mục đích riêng của Rocketteam thôi.

Mình thấy cũng không còn gì đáng giá để tranh luận thêm, nếu không có cách hiểu, quan điểm nào đáng giá nữa thì mình cũng xin rút khỏi tranh luận. Mình xin lỗi vì có hơi nóng nên vài chỗ từ ngữ hơi khó nghe, nhưng tranh luận này mình nghĩ thực sự có ích cho mọi người và cho chúng ta để hiểu hơn về công việc dịch. Hi vọng chúng ta vẫn quen biết vui vẻ và đóng góp nhiều sản phẩm hơn cho cộng đồng fansub. ^^
 
@Hoursea Yup. Mình cũng chỉ còn một lời cuối muốn nói thôi, bản dịch online làm ra không phải để thế chỗ truyện xuất bản có bản quyền đàng hoàng, truyện in là phiên bản đại trà, dành cho mọi đối tượng, dĩ nhiên sẽ phải chọn phương án hợp lý nhất. Còn bản online là để phục vụ cộng đồng hoạt động ở trang web của nhóm dịch. Cộng đồng đó thế nào, bản dịch sẽ có sự điều chỉnh để đi theo hướng thế ấy. Không phải bỗng dưng có nhiều nhóm dịch Conan đang cùng hoạt động. Vì vậy không nên dùng cùng một tiêu chuẩn để đánh giá các bản dịch này.
 
@Eindeh À hôm qua quên nói điều này:
Khi nhìn trang đó, những ai có óc tưởng tượng tốt một chút sẽ hình dung ra. Nếu bạn chưa biết thì VIZ Media khi xuất bản bên thị trường Mỹ cũng đã giữ nguyên mật mã. Nếu như độc giả không hiểu, thì tại sao về sau họ vẫn chưa tìm cách Anh-Mỹ hóa nó? Mình thử đưa cho 3 người, họ cũng không mất nhiều thời gian để hình dung được.
Nếu bạn thử hình dung thì bạn sẽ thấy họ giữ nguyên mật mã vì đó là chọn lựa duy nhất chứ không phải họ thấy đó là phương án tốt hơn anh hóa. Họ không thể anh hóa được. Thử nghĩ xem: "Help me" chỉ có 2 chữ làm sao phân bố ở 3 đoạn văn, mật mã yêu cầu mỗi đoạn 1 chữ mà. "Giúp" tiếng việt còn tách được thành "gì" và "úp", cả 2 còn có nghĩa chứ "help" tách thành 2 kiểu gì? "Tôi đang ở" tiếng anh là "I am in". "Đơn" ghép với 9 thành "đang" thì ở bản tiếng anh "am" ghép kiểu gì? :)) "a" đơn lẻ còn có nghĩa chứ "m" đơn lẻ có nghĩa đâu.
Tiếng anh câu từ quá ngắn ngủn, anh hóa là không thể. Nên chỉ còn cách giữ nguyên mật mã và chú thích thôi.
 
@Hoursea Được chứ, tuy nhiên sẽ phải bẻ hướng mật mã đi một chút. Tiếng Anh có 1 kiểu ghép chữ hay dùng trong các câu đố - mỗi 2 chữ được ghép cặp với nhau sẽ biểu thị chữ cái nằm chính giữa chúng trong bảng chữ cái, ví dụ a với c "ghép" lại sẽ ra chữ b (vụ này nếu muốn khớp với tiêu đề 1/2 có thể chuyển chữ cái sang số thứ tự trước, với ví dụ này thì 1/2 của 1+3 là 2 ấy). Nếu muốn biểu thị chữ a hay z thì riêng với vụ này có thể ghép chữ đó với h được. Mình nghĩ không phải là không có phương án, chỉ là họ chọn làm vậy, hoặc để đỡ mất thời gian, hoặc để tính thuyết phục đỡ bị giảm, thế thôi.
 
@Eindeh Vậy mới nói là những năm gần đây vì những lí do không mấy hay ho mà chúng ta ít thấy bản địa hóa xuất sắc.

1 trong những sản phẩm bản địa hóa xuất sắc tiêu biểu là series game xử án Phoenix Wright. Bối cảnh nhật bản, họ tên người nhật, luật của nhật bản, ban bệ luật pháp nhật bản, những cách chơi chữ, joke đặc thù của ngôn ngữ nhật đều được viết lại hết-anh hóa 1 cách xuất sắc, chơi mà cứ như game do mỹ làm, bối cảnh mỹ, con người mỹ, lối ăn nói, cách bông đùa của người mỹ. Người ta đã feedback không ngớt là người làm bản anh hóa của series game này vừa có tài vừa có tâm. Hell mà chơi bản tiếng anh của game này rồi đối sánh với bản tiếng Nhật, Hell sẽ gật gù "đúng, đó không phải là những gì tác giả viết, nhưng xử lí như thế này là quá hợp lí và xuất sắc."

Vụ mật mã này cũng vậy, cũng có thể xử lí tốt bằng việt hóa. Hell có thành kiến với việc việt hóa mật mã này là do Kim Đồng làm dở, nên từ cái dở của Kim Đồng thì Hell đã khước từ biện pháp việt hóa ngay từ đầu, thật ra nếu vào tay 1 dịch giả giỏi thì họ sẽ việt hóa tốt mật mã này thôi. Mật mã này khó việt hóa, nhưng không khó đến mức không thể làm tốt, như Eindeh nói, sẽ có cách thôi, nhưng với điều kiện là dịch giả vừa có tài vừa có tâm. Kim Đồng qua vụ này thì mình có suy nghĩ là họ có tài nhưng vì bất đắc dĩ nên không có tâm, thực sự họ giỏi, họ cân được, nhưng áp lực deadline và lương lậu không mấy ngon lành khiến tâm huyết của họ chỉ có chừng đó thôi, làm không tới nơi tới chốn để đem nộp cho kịp.
 
Quay lại
Top