Pachinko: trò chơi phổ biến tại Nhật

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Pachinko ( パチンコ ) là một trò chơi giải trí có thưởng rất phổ biến tại Nhật Bản. Trong đó “Pachin” là một từ tượng thanh chỉ âm thanh co dãn của cao su và “Ko” có nghĩa là trái bóng.

Với âm thanh sôi động, máy móc hiện đại hợp thời, cách chơi đơn giản và giải thưởng hấp dẫn, hàng năm Pachinko đã thu hút hơn 17 triệu người Nhật ở mọi lứa tuổi từ giới trẻ đến những người cao tuổi, phát triển tới 4.5 triệu máy và 15000 cửa tiệm tại Nhật.

Mọi người đều lựa chọn Pachinko như một cách giải trí có lợi nhất. Pachinko dần trở thành trò giải trí nổi tiếng và đồng thời cũng là ngành đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Nhật Bản.

Nguồn gốc hình thành Pachinko:

59560744.jpg

Nguồn gốc của trò chơi Pachinko chưa thực sự rõ ràng. Theo một vài giả thuyết thì trò chơi này có bắt nguồn từ một trò chơi của trẻ con được sáng tạo vào năm 1910 tại thành phố Detroit, nước Mĩ, với tên gọi “Log Tavern” hay “Pinball Game Machine”. Đến năm 1920 trò chơi này bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, tại đây trò chơi được gọi là “Korinto Gemu”, sau đó nó được biết đến với tên gọi: “Pachi-Pachi”, cái tên Pachinko mãi tới thời kì Meiji mới được sử dụng.

95534495.jpg

Korinto Gemu là một dụng cụ được chế tạo bằng gỗ có thiết kế khá đơn giản, mang hình dạng giống như một tấm ván, phần đầu cao hơn phần duôi để tạo độ dốc. Korinto Gemu gồm nhiều ô nhỏ, mỗi ô tương ứng với một số điểm nhất định từ thấp đến cao, hàng chục chiếc đinh được đóng theo quy tắc và một cây gậy dùng để đánh bóng đặt ở sát mép bảng.

Khi chơi, Korinto Gemu thường được đặt nằm trên một mặt phẳng, người chơi dùng cây gậy đẩy một quả bóng nhỏ để nó đi vào một đoạn đường hẹp, theo đoạn đường đó bóng sẽ đi qua những chiếc đinh được đóng trên bẳng. Những chiếc đinh này tác động vào đường đi của bóng khiến bóng rơi bào một trong số những ô bất kì ở bên dưới bảng. Mỗi người chơi đều cố gắng đẩy bóng vào ô có số điểm cao nhất. Hiện nay trò chơi này vẫn được rất nhiều người thích chơi.

36402371.jpg

Ban đầu trò chơi này được thiết kế để chơi tại nhà nhưng vào đầu thời kì Showa trò chơi đã xuất hiện trong khắp các cửa hàng kẹo, khu chợ, lễ hội với tên gọi Pachi-Pachi. Lúc này những đứa trẻ tham gia trò chơi này có thể nhận được phần thưởng tương ứng với số điểm chúng đạt được, đó có thể là: kẹo, bánh, hoa quả, bút chì....Đây chính là bước khởi đầu của trò chơi Pachinko hiện đại.

Đến giữa thế kỉ 20 trò chơi này bắt đầu được cả những người trưởng thành yêu thích và tất nhiên những giải thưởng cũng phong phú hơn với thuốc lá, rau, nước tương, xà phòng...

79150103.jpg


Mọi người say sưa chơi Korinto Gemu.

30631870.jpg


Thiết kế họa tiết trên máy Pachinko xưa.

Vào cuối thời đại Taisho trò chơi được cải tiến thành dạng “đứng” thay vì dạng nằm ngang chiếm khá nhiều không gian. Đi kèm với sự thay đổi này là một vài cải tiến khác trong chiếc máy Pachi-Pachi: chiếc gậy bằng gỗ được thay bằng lò xo kim loại, giúp tạo một lực đủ mạnh để bắn bóng lên chỉ với một cái nhấn nút và máy còn được trang bị thêm màn kính bảo vệ để bóng không bị bắn ra ngoài. Trò chơi mới này được gọi là Gachan hay Gachanko,với những cải tiến mới nó đã nhanh chóng lan mạnh ra khắp Nhật Bản.

66518656.jpg


Những chiếc máy Pachinko trong viện bảo tàng Pachinko

Cuối những năm 40 sau một thời gian dài ngừng hoạt động do chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pachinko đã quay trở lại và không ngừng phát triển. Từ đó đến nay những chiếc máy Pachinko đã không ngừng được cải tiến, nâng cao cả về công nghệ lẫn hình thức bên ngoài. Lượng người chơi tăng lên nhanh chóng, các cửa tiệm mọc lên như nấm, Pachinko đã có một sự trở lại ngoạn mục.

49043254.jpg

Một tiệm Pachinko

Tại Nhật Bản những chiếc máy Pachinko có mặt ở khắp mọi nơi, nhiều nhất là ở gần các ga xe điện ngầm. Những người tham gia chơi Pachinko rất đa dạng, họ ở mọi độ tuổi khác nhau từ giới trẻ đến những người đã cao tuổi. Hầu hết tất cả mọi người chỉ chơi cho vui nhưng cũng có những tay chuyên nghiệp chơi Pachinko để kiếm tiền. Họ rất thành thạo và am hiểu về Pachinko, số tiền kiếm được tuy không đủ để họ giầu có nhưng cũng giúp họ đủ sống. Quả là một cách kiếm tiền nhàn nhã.

Theo: ichinews.acc.vn
 
có phải nó giống cái thước kẽ mà người ta thường hay làm có máy hòn bi nhỏ để bằn rồi đưa vô mấy cái ô không ta? :KSV@13::KSV@13:
 
có phải nó giống cái thước kẽ mà người ta thường hay làm có máy hòn bi nhỏ để bằn rồi đưa vô mấy cái ô không ta? :KSV@13::KSV@13:
Không em, nguyên mẫu là thế này:
95534495.jpg


Kéo thanh gỗ, cọng thun sẽ giúp nó có lực thục viên bi, viên bi sẽ lăn vào 1 trong mấy ô dưới, tùy ô sẽ có điểm khác nhau. Trò này ở mấy hội chợ Việt Nam cũng có na ná.

Còn cái thước thì là đưa viên bi qua mê cung lại khác ^^
 
ông mori hay chơi trò này ở tập 2 mới ngay đầu của bộ truyện cũng có nói đến mà:KSV@07::KSV@07:
 
Yue lần đầu biết trò này đấy :KSV@11:
 
×
Quay lại
Top