Ô nhiễm - cái giá phải trả cho vị trí á quân kinh tế

lilyNguyen

Chứng chỉ gái quê
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/2/2011
Bài viết
122
Cái giá phải trả
Vụ “gạo nhựa” chưa kịp lắng dịu, người dân Trung Quốc lại bị “bồi” thông tin về thịt lợn, gạo nhiễm độc. Vì thế, khi Trung Quốc được công bố là chính thức vượt Nhật Bản, đứng lên vị trí thứ hai của nền kinh tế thế giới, cũng không làm người dân xúc động.
Họ hiểu được cái giá phải trả cho vị trí này: 180 triệu ha đất trồng chiếm 10% đất canh tác nhiễm kim loại nặng, trong đó có 80 triệu ha nhiễm cadmium (Cd) gấp 26 lần mức cho phép. 16% của bảy con sông lớn, như sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Loan Hà bị ô nhiễm nặng và 26 hồ, đập chứa nước bị ô nhiễm nặng.
Nguồn gây ô nhiễm chính là các nhà máy, công xưởng mọc lên như nấm và nạn khai thác khoáng sản bừa bãi.
TQ_Cd.Anh%201.jpg
Nhà máy thép An Dương, tỉnh Hà Nam đổ hàng nghìn m3 nước thải mỗi ngày vào sông An Dương. Ảnh: China Hush

Từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, Trung Quốc được mệnh danh là “đại công xưởng”. Hàng nghìn nhà máy mọc lên mỗi năm, trong đó chủ yếu là sản xuất thiết bị điện tử. Các hãng điện tử, điện thoại di động lớn như Nokia, Apple, Samsung, Sony, HP… đều có mặt, nhiều hãng xây dựng nhà máy sản xuất chính tại đây. Nhu cầu sử dụng một số kim loại nặng, như vàng, đồng, chì, cadmium, đất hiếm… tăng lên chóng mặt.
Hiện khu vực miền trung và miền nam Trung Quốc bao gồm các tỉnh Hồ Nam, Giang Tô, Quảng Đông, Quảng Tây là vùng có độ ô nhiễm kim loại nặng cao. Những tỉnh này tập trung nhiều nhà máy, cũng là vùng tập trung nhiều mỏ kim loại màu đang được khai thác.
TQ_Cd.Anh%202.jpg
Đất bên sông Dương Tử bị đầu độc bởi khu công nghiệp hóa học Mã Yên Sơn, tỉnh An Huy - nơi tập trung nhiều xưởng tuyển sắt và nhà máy chế biến nhựa. Ảnh: China Hush
Trong báo cáo nghiên cứu, GS Fan Genxing, Trưởng nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Nông nghiệp, (Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc) chỉ ra, Cd vốn không tồn tại độc lập trong tự nhiên mà dưới dạng các hợp chất, nên nó không gây hại. Nhưng trong sản xuất đồ điện tử, Cd được dùng phổ biến để sản xuất pin, ắc quy, nhựa, mạ điện, sản xuất hợp kim… nên khi bị thải ra môi trường, nó sẽ xâm nhập vào đất và nguồn nước, có 82% - 94% được hấp thu vào cây trồng.
TQ_Cd.Anh%203.jpg
Nhà máy xen lẫn làng mạc là hình ảnh thường thấy ở Trung Quốc.
Ảnh: Chinanews

Cơ quan bảo vệ môi trường nhà nước Trung Quốc (SEPA), cho biết số lượng chất ô nhiễm thải ra trong không khí, hay đổ xuống sông ngòi và ao hồ ở nước này liên tục gia tăng. Mỗi năm có khoảng 20 - 30 tỷ tấn nước thải công nghiệp được đổ ra môi trường. Lượng rác thải điện tử ở Trung Quốc năm 2020 dự kiến sẽ tăng gấp 4 so với năm 2007.
Nhà nhiếp ảnh Lu Guang của Trung Quốc, nổi tiếng với bộ ảnh Nạn ô nhiễm ở Trung Quốc phát biểu: “Ở một số địa phương Trung Quốc mạng sống của người dân bị đe dọa vì ô nhiễm môi trường. Cư dân bị đủ thứ bệnh tật, có những làng ung thư, ngày càng nhiều những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật, đó là hậu quả của việc hy sinh môi trường vì tìm kiếm lợi ích kinh tế một cách mù quáng. Ở nhiều tỉnh, thành, các vấn đề môi trường và sức khỏe không được ưu tiên bằng phát triển công nghiệp.”
Vô tình tự đầu độc
Trong báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, do GS Fan Genxing đứng đầu vừa được công bố cho thấy, cho biết có 10% lượng gạo trên thị trường Trung Quốc chứa cadmium (Cd) vượt tiêu chuẩn. Trong khi 65% dân số Trung Quốc dùng gạo là lương thực chính. Theo tiêu chuẩn cho phép mà WHO đưa ra là: 0,2gr Cd/kg gạo, ít nhất 65% dân số Trung Quốc hấp thụ lượng Cd mỗi ngày vượt quá tiêu chuẩn này.
“Chính người dân tự đầu độc mình mà không biết”, GS Fan cho biết, “Nông dân được canh tác trên ruộng đất nhà mình, nhưng họ không có đủ kinh phí để lo đến chuyện nghiên cứu môi trường đất, và họ cũng không có khả năng phân biệt đâu là gạo nhiễm và gạo không nhiễm Cd vượt tiêu chuẩn. Họ ăn chính gạo họ làm ra nhưng bị nhiễm độc”.
TQ_Cd.Anh%205.jpg
Ung thư xương là bênh thường thấy ở các "làng ung thư" của Trung Quốc.
Ảnh: Nanfang Daily

Theo một nông dân tên Li Wenxiang sống tại làng Sidi thuộc khu tự trị Zhuang (Quảng Tây) trong suốt 28 năm qua, gia đình anh tự trồng và ăn loại gạo được trồng trong làng. Gần đây, anh thấy các khớp xương ở chân anh thường xuyên bị đau.
Việc sử dụng gạo nhiễm Cd vượt tiêu chuẩn trong thời gian ngắn sẽ không gây rủi ro đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, do Cd có thể tồn tại trong có thể con người đến 30 năm, khi lượng lớn Cd được tích luỹ sẽ gây bệnh về xương, cao huyết áp, khí thũng, và thận … lúc đó chúng ta mới biết.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào để khắc phục vấn đề này, vì có tới hơn 60% dân số là nông dân và tập quán canh tác vẫn theo kiểu truyền thống.
 
×
Quay lại
Top