Núi lửa - Nguy hiểm nhưng không kém phần đẹp đẽ

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Cái gì cũng có hai mặt, núi lửa cũng không nằm ngoài quy luật ấy!


Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động. Không thể phủ nhận được độ "hung dữ" của núi lửa trong các lần phun trào nhưng núi lửa cũng có những vẻ đẹp rất riêng làm người ta phải mê mẩn. Không tin thì bạn có thể kiểm chứng qua các bức hình sau!


Núi lửa Semeru

150910nuiluadep01-21603-2859.jpg
Ngọn núi lửa nằm gần biển nên "đun sôi" luôn cả nước.

Semeru là ngọn núi lửa cao nhất ở đảo Java, Indonesia. Ngọn núi này hoạt động trở lại từ năm 1967. Nó nằm trên vùng lòng chảo phía đông ở Tengger, là nơi có 2 ngọn núi lửa Bromo và Batok.

Núi lửa Etna ở Italy

150910nuiluadep02-21603-9014.jpg
Nhìn ngọn núi lửa cũng lãng mạn như người Ý vậy!

Núi lửa Etna nằm ở gần thành phố Catania, nước Ý. Ngọn núi lửa nổi tiếng vì độ cao của nó cũng như những thiệt hại ghê gớm mà nó gây ra cho dân chúng nơi đây trong mỗi lần phun trào. Một điều may mắn là chỉ thỉnh thoảng ngọn núi này mới hoạt động thôi!

Tia sét núi lửa

150910nuiluadep03-21603-7998.jpg


Đây là hình ảnh một tia sét đánh vào miệng núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland vào tháng 4 năm 2010. Những đám tro là nguyên nhân chính gây ra ánh chớp sáng đẹp như thế này đây!

Nham thạch nóng chảy

150910nuiluadep04-21603-2635.jpg


Vẫn là hình ảnh ngọn núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland trong thời kì hoạt động trở lại, miệng núi bốc cháy và nham thạch nóng sôi sùng sục chảy thành dòng.

Núi St.Helen sau khi phun trào

anh-55-21603-4436.jpg

Một đám khói bốc lên từ miệng núi lửa hình quả trứng của ngọn núi St Helent. Đây là ngọn núi vô cùng nổi tiếng vì "thành tích" bất hảo ở bang Washington. Sau khi phun trào vào năm 1980, nó đã làm 57 người thiệt mạng, nhiều nhà cửa, cầu cống, đường xá đã bị phá hủy. Sau vụ đó, miệng núi lửa đã hình thành lòng chảo hình quả trứng với chiều rộng 1,6 km.

Bùn sôi ở Ethiopia

150910nuiluadep06-21603-8990.jpg
Nhìn cứ như socola đun chảy ý nhỉ?
02-15780-6519.png

Đây là hình ảnh của bùn sôi tại khu vực núi lửa Dallol, Ethiopia. Khi núi lửa phun trào, magma hòa cùng nước, xảy ra quá trình hơi nước bị đun sôi cùng với đất cát nóng chảy.

Núi lửa Cleveland, Alaska

150910nuiluadep07-21603-5308.jpg


Đây là hình ảnh núi lửa Cleveland phun ra cột khói cao 6.000m ở Thái Bình Dương. Ngọn núi này tọa lạc ở đảo Aleutian phía Tây Nam của Alaska. May mắn thay, nó đã tắt kịp lúc. Sau 2 tiếng nhả khói, ngọn núi đã trở lại vẻ "âm thầm" như trước.

Nham thạch núi lửa Pahoehoe tại Hawaii

150910nuiluadep08-21603-9223.jpg


Nham thạch từ núi lửa Kilauea trong khu vực những ngọn núi lửa ở Công viên quốc gia Hawaii. Tại đây xuất hiện 2 loại nham thạch núi lửa: Pahoehoe và Aa. Nham thạch Pahoehoe nóng chảy đạt đến nhiệt độ 1.200°C và tạo thành một lớp vỏ mỏng bao bên ngoài. Trái ngược với loại này, Aa là loại nham thạch dạng lỏng bình thường.

Cầu vồng lửa?
06-15780-8004.png


150910nuiluadep09-21603-6261.jpg


Một ngọn núi lửa hoạt động tạo ra thứ ánh sáng tuyệt đẹp do có sự phối hợp của hiện tượng ánh sáng Bắc cực xảy ra cùng thời điểm. Tại vùng đất này có 35 ngọn núi lửa còn hoạt động, tạo nên một cảnh quan vô cùng kì vĩ cho khách đến tham quan du ngoạn.

Những vì sao tại núi Damavand

150910nuiluadep10-21603-4407.jpg


Những vì sao quay mòng mòng trên đỉnh núi lửa Damavand ở Iran tạo ra hiệu ứng như ánh đèn neong vậy. Damavand, một bộ phận của dãy núi Elburz gần vùng biển Caspian, là ngọn núi lửa cao nhất châu Á cũng như vùng Trung Đông.
 
xxx
×
Quay lại
Top